Nhận Định Của Việt Tân Về Việc CSVN Bắt Giam Và Trả Tự Do Cho Một Số Đảng Viên Việt Tân Và Việt Kiều

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email:lienlac@viettan.org

****

Nhận Định Của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Về Việc CSVN Bắt Giam Và Trả Tự Do Cho Một Số Đảng Viên Việt Tân Và Việt Kiều

Ngày 31 tháng 12 năm 2007

Kính thưa đồng bào ở trong và ngoài nước,

Trong những ngày vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giam và trả tự do cho một số đảng viên và cảm tình viên Việt Tân hoạt động đấu tranh bất bạo động tại Sài Gòn, cùng một số Việt kiều vô can từ Hoa Kỳ về thăm thân nhân. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân, nhận thấy có nhu cầu cần trình bày đến toàn thể đồng bào về chi tiết sự kiện với một số nhận định như sau:

1. Tóm Lược Sự Kiện

Sự kiện được tóm lược như sau:

Ngày 17-11-2007, công an CSVN đã bắt giữ 6 người gồm ông Nguyễn Thế Vũ, ông Nguyễn Trọng Khiêm là hai anh em với quốc tịch Việt Nam, ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và ông Trương Văn Ba, cả hai có quốc tịch Hoa Kỳ, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, tức phóng viên Thanh Thảo, quốc tịch Pháp. Đảng Việt Tân đã lên tiếng ngay sau đó về trường hợp 6 người này bị bắt giữ. Ngày 20-11, công an CSVN bắt giữ thêm ông Nguyễn Việt Trung, là em của ông Nguyễn Thế Vũ. Ngày 22-11, chính quyền Việt Nam lên tiếng về ba người là Trương Văn Ba, Nguyễn Thị Thanh Vân, Somsak Khunmi nhưng hoàn toàn không đề cập gì tới những người còn lại.

Ngày 27-11, báo chí tại Việt Nam đăng tin về việc bắt giữ ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh, cả hai có quốc tịch Hoa Kỳ, đến phi trường Tân Sơn Nhất từ Los Angeles, Hoa Kỳ. Ông bà Lê Văn Phan bị bắt giam từ ngày 23-11 và bị khép tội mang vũ khí vào Việt Nam để “tiếp ứng” cho những đảng viên Việt Tân bị bắt. Đảng Việt Tân đã lên tiếng xác nhận là không có mối liên hệ nào với hai ông bà Lê Văn Phan.

Trong cùng ngày 27-11, nhà cầm quyền CSVN thừa nhận có bắt giữ những người còn lại là tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Việt Trung. Qua những ngày kế tiếp, giới truyền thông tại Việt Nam gia tăng mức độ tuyên truyền gán ghép cho những người bị bắt tội “khủng bố”. Đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ những vu khống này và xác định chủ trương đấu tranh bất bạo động của mình.

Hơn hai tuần lễ sau khi việc bắt giữ xảy ra, lãnh sự quán Pháp và Hoa Kỳ tại Sài Gòn mới được phép vào thăm viếng những nhân sự có quốc tịch Pháp và Hoa Kỳ.

Trước các áp lực của dư luận, ngày 11-12, ông Trương Văn Ba được trả tự do và về lại Hoa Kỳ. Cùng ngày, ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh cũng được trả tự do để trở về Hoa Kỳ. Ngày hôm sau, bà Nguyễn Thị Thanh Vân cũng được trả tự do để về lại Pháp. Khi về đến phi trường Honolulu, ông Trương Văn Ba đã lên tiếng bác bỏ những điều ông đã nói, viết khi còn trong vòng kềm chế của công an CSVN là vô giá trị.

2. Nhận Định

Xuyên qua những diễn tiến phức tạp và kéo dài như trên, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng có một số nhận định như sau:

Thứ nhất, sự kiện nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho những nhân sự nói trên hoàn toàn không mang bất kỳ một ý nghĩa khoan hồng nào. Thực chất của việc này chính là nhà cầm quyền CSVN không có một nền tảng căn bản nào về pháp lý để phán quyết án lệnh buộc tội họ về những tội danh mà Bộ công an CSVN gán ghép. Bên cạnh đó là những áp lực của lẽ phải mà dư luận trong và ngoài nước đồng tình lên tiếng đòi hỏi, buộc CSVN phải trả tự do cho họ. Nói cách khác, họ vô tội chứ không phải được ân xá giảm tội hay xóa tội, dựa theo những nguyên tắc căn bản pháp lý thông thường, kể cả Điều 72 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Trên căn bản đó, cá nhân những nhân vật kể trên hội đủ yếu tố để nêu vấn đề pháp lý đối với Bộ công an CSVN hay với từng ký giả viết các bài báo kể trên về tội vu khống, uy hiếp tinh thần và xâm phạm tự do thân thể của họ trong thời gian bị giam giữ, theo điều 84 và 122 của bộ luật hình sư. Việt Nam. Cũng trên căn bản hoàn toàn vô tội của các nhân sự nói trên, Đảng Việt Tân phủ nhận tất cả các văn bản mà họ bị ép buộc phải ký trong thời gian bị giam giữ hay phải phát biểu theo mẫu viết sẵn trước khi rời Việt Nam.

Thứ hai, đây là một thất bại của nhà cầm quyền CSVN trên nhiều lãnh vực:

* Về mặt dư luận trong nước, đó là một phản ứng gây tác dụng ngược. Kể từ tháng 3 năm nay, nhà cầm quyền CSVN đã đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền gán ghép hình ảnh khủng bố cho các tổ chức đấu tranh có nhân sự hoạt động ở cả hải ngoại lẫn trong nước, riêng những bài báo liên quan đến đảng Việt Tân trong đợt này đã lên hơn 40 bài. Đến tháng 11-2007, nhân vụ vây bắt các đảng viên và cộng tác viên của Viêt Tân tại Sài Gòn, CSVN đã đưa chiến dịch dán nhãn khủng bố lên tới cao điểm, bằng cách bố trí dàn dựng ra việc khám phá khẩu súng Ruger tại sân bay Tân Sơn Nhất để ráp nối vào với những nhân sự chuẩn bị gửi 7000 tờ tuyền đơn. Tất cả đã bị dàn báo chí quốc doanh trong nước kết án nặng nề theo điều 84 của bộ luật hình sự hiện hành, có thể lên đến sáu năm tù; nhưng ngay sau đó, CSVN buộc phải trả tự do cho họ sau 3 tuần thẩm vấn, cả 2 người Việt kiều vô can bị ghép tội vận chuyển vũ khí và 2 đảng viên Việt Tân thực hiện truyền đơn. Điều này chứng thực một cách công khai với dư luận quần chúng Việt Nam rằng Kỹ Thuật Dán Nhãn Khủng Bố của nhà cầm quyền CSVN không đạt kết quả. Một hệ quả khác của nó là nhà nước CHXHCNVN đã vô hiệu hóa điều 84 của bộ luật hình sự, và tự vô nghĩa hóa mọi điều gán ghép cho Đảng Việt Tân từ trước tới nay. Thêm vào đó, CSVN, qua việc bắt rồi thả ngay những người này cũng đã tỏ rõ phản ứng sợ hãi trước áp lực đấu tranh bất bạo động nhưng kiên trì và hiệu quả của đồng bào khắp nơi và áp lực của quốc tế.

* Về mặt dư luận kiều bào hải ngoại, sự kiện trả tự do cho 4 nhân vật từng bị ghép tội khủng bố nói trên chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN tự thú nhận thủ thuật bỏ súng vào hành lý Việt kiều để tạo án, và gây ra một ý thức cẩn trọng cần gia tăng đề cao cảnh giác tối đa cho Việt kiều trong quyết định du lịch Việt Nam. Quan trọng hơn, kiều bào hải ngoại sẽ đánh giá lần nữa về bản chất gian xảo của CSVN qua nghị định 36, và cả thủ tục cấp visa 5 năm, mà nhà cầm quyền CSVN đã dày công tuyên truyền tại hải ngoại.

* Về mặt dư luận chính giới và báo giới quốc tế, hình ảnh nhà cầm quyền CSVN đàn áp người dân lần này đã được mô tả là tệ hại hơn hết tính từ nhiều thập niên qua, và trở thành chủ điểm cho những nghị quyết nhân quyền đối với CSVN trong tương lai. Đặc biệt là khi VN đã gia nhập WTO và trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Gần nhất là Việt Nam vừa ký vào Hiến Chương Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

* Về mặt ngoại giao, sự kiện bắt giam công dân nước ngoài chỉ vì quyền phát biểu của họ trong vụ này đã lên tầm quốc tế, đặc biệt là với Pháp, Liên Âu và Hoa Kỳ, và có thể ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của các nước liên hệ.

Thứ ba, Đảng Việt Tân khẳng định lần nữa về chủ trương đấu tranh bất bạo động đã từng thực hiện trong nhiều năm qua, và sẽ còn tiếp tục trong tương lai, cho đến khi nào đạt mục tiêu dân chủ hóa đất nước, tạo điều kiện cho Việt Nam canh tân và cất cánh. Trong tinh thần đó, đảng Việt Tân đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho tất cả những người hoạt động dân chủ liên hệ trong cùng vụ việc này. Họ bị bắt giữ bởi cùng một vụ việc, với cùng một nội dung, hiện đã có người vô tội được trả tự do, thì những người còn lại cũng là vô tội và cần được sớm trả tự do, bất kể quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài . Bởi hành xử quyền được tự do nói lên chính kiến của mình, quyền được tự do liên hệ, tụ họp, và quảng bá, thông tin những điều mình tin tưởng là quyền cơ bản của mọi con người. Nhà cầm quyền CSVN không thể tùy tiện đối xử khác biệt với những người sống tại hải ngoại mà bất chấp, xem thường các quyền làm người của các công dân sống ở quốc nội. Từ nay, đồng bào trong và ngoài nước sẽ không ngừng đấu tranh, đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải sớm chấm dứt tình trạng tùy tiện bắt-thả người vô tội, đồng thời chấm dứt tình trạng sách nhiễu, khủng bố tâm lý, việc làm và đời sống riêng tư của gia đình, thân nhân của họ.

Thứ tư, Đảng Việt Tân trân trọng tri ân tất cả nỗ lực của đồng bào mọi giới ở trong lẫn ngoài nước, cùng tất cả giới chức truyền thông, chính giới Việt Nam lẫn ngoại quốc, đã lên tiếng hỗ trợ, ký kháng nghị thư, tạo áp lực, và cả việc dũng cảm đến tận nhà giam tặng hoa cho những người hoạt động dân chủ. Đảng Việt Tân cũng mong mỏi rằng công cuộc dân chủ hóa Việt Nam của đại khối dân tộc chúng ta sẽ được tiếp tục nhận những sự hỗ trợ đó trong những ngày tháng tới, và ngay trước mắt là dồn nỗ lực vận động cho tất cả những nhà dân chủ trong nước đều được trả tự do.

Trân trọng tri ân và kính chào đồng bào,

Lý Thái Hùng
Tổng Bí Thư
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

***

Chi Tiết Sự Kiện

* Ngày 17-11-2007, công an CSVN đã bắt giữ và mang đi biệt tích 6 người, gồm quý ông Nguyễn Thế Vũ, doanh nhân, quốc tịch Việt Nam; Nguyễn Trọng Khiêm, sinh viên, quốc tịch Việt Nam, là em của ông Nguyễn Thế Vũ; Somsak Khunmi, kiểm thính viên, quốc tịch Thái Lan, Trương Văn Ba, doanh nhân, quốc tịch Hoa Kỳ; Nguyễn Quốc Quân, tiến sĩ toán học, quốc tịch Hoa Kỳ; và bà Nguyễn Thị Thanh Vân, tức phóng viên Thanh Thảo, quốc tịch Pháp. Nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không thông báo cho thân nhân hay các lãnh sự quán liên hệ trong những ngày đầu.

* Ngày 19-11-2007, đảng Việt Tân đã ra Thông cáo Báo chí về trường hợp 3 đảng viên Việt Tân bị công an CSVN bắt giam (bà Nguyễn Thị Thanh Vân, ông Trương Văn Ba và ông Nguyễn Quốc Quân) cùng với 3 người khác (ông Nguyễn Thế Vũ, ông Nguyễn Trọng Khiêm, và ông Somsak Khunmi). Bản Thông cáo Báo chí này cũng trình bày về việc làm của các đảng viên Việt Tân ở trong và ngoài nước đều nằm trong tôn chỉ đấu tranh ôn hòa: quảng bá các phương thức đấu tranh bất bạo động để đối đầu với một guồng máy chuyên dùng bạo lực khống chế người dân; và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do tức khắc cho toàn thể những người bị bắt giam nói trên.

* Ngày 20-11-2007, đảng Việt Tân tổ chức họp báo tại San Jose, California, Hoa Kỳ, để trình bày về trường hợp các đảng viên bi. CSVN bắt giữ, và công bố nội dung những truyền đơn mà các đảng viên này cùng với thân hữu của họ thực hiện trước khi bị bắt.

* Ngày 20-11-2007, công an CSVN đã bí mật bắt giữ ông Nguyễn Việt Trung, doanh nhân ở Phan Thiết, quốc tịch Việt Nam, là em của ông Nguyễn Thế Vũ.

* Ngày 22-11-2007, người phát ngôn Bộ ngoại giao của CSVN Lê Dũng thừa nhận là có bắt giữ ba người mang quốc tịch nước ngoài là ông Trương Văn Ba, bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Somsak Khunmi, vì “vi phạm pháp luật Việt Nam”, nhưng không nói vi phạm điều luật nào. Tuy nhiên, ông Lê Dũng hoàn toàn không đề cập đến quý ông Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Việt Trung, Nguyễn Trọng Khiêm và ông Nguyễn Quốc Quân trong cùng vụ việc. CSVN vẫn không trực tiếp thông báo đến các lãnh sự quán liên hệ về những Việt kiều mà họ thừa nhận có bắt giam.

* Ngày 23-11-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 2, lên tiếng về việc CSVN bắt thêm người và truy bức gia đình, thân nhân của ông Nguyễn Thế Vũ.

* Ngày 23-11-2007, CSVN phóng thích sinh viên Nguyễn Trọng Khiêm, bị bắt giam chỉ vì là em và là người ở cùng nhà với ông Nguyễn Thế Vũ, nhưng ngược lại, CSVN ra lệnh quản chế thân phụ của ông Nguyễn Trọng Khiêm ở Phan Thiết và vợ của ông Nguyễn Thế Vũ ở Sài Gòn.

* Cùng ngày 23-11-2007, CSVN bí mật bắt giam 2 Việt kiều từ Mỹ về thăm thân nhân ở Việt Nam là ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh, nhưng không công bố tin tức về việc này.

* Ngày 24-11-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 3, lên tiếng về việc CSVN phóng thích ông Nguyễn Trọng Khiêm, gia tăng khủng bố gia đình ông Nguyễn Thế Vũ, và tiếp tục che dấu việc bắt giam Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân.

* Ngày 27-11-2007, báo chí trong nước mới chính thức đăng tin về việc bắt giữ ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh. Theo đó, họ đi trên chuyến bay CX881 từ Los Angeles và đổi sang chuyến bay trung chuyển CX761 tại Hong Kong. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, họ bị thất lạc một trong 4 hành lý gửi trong khoang máy bay. Sau đó, nhân viên phi trường thông báo là công an đã tìm được, đồng thời, cũng tìm thấy trong hành lý thất lạc của họ có một khẩu súng ngắn hiệu Ruger với 13 viên đạn quấn băng keo và đặt ở ngăn ngoài của va li. Ông Phan và bà Thịnh bị bắt giam và bị khép tội mang vũ khí vào Việt Nam để “tiếp ứng” cho những đảng viên Việt Tân bị bắt từ ngày 17-11-2007.

* Ngày 27-11-2007, cũng trong loạt bài báo đăng tải bản tin khuôn mẫu của bô. Công an CSVN vừa nói có những điểm đáng lưu ý: 1) lần đầu tiên CSVN thừa nhận có bắt giữ tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Nguyễn Thế Vũ và ông Nguyễn Việt Trung, đặc biệt là bài báo cho đăng bức ảnh của ông Nguyễn Quốc Quân trong chiếc áo tù sọc xám trên ấn bản đầu tiên, nhưng chỉ vài giờ sau thì được thay bằng một bức ảnh tương tự nhưng các sọc xám của chiếc áo tù đã được tẩy trắng; 2) công bố tang chứng của vụ bắt bớ ngày 17-11-2007 gồm có 7000 truyền đơn và 8000 bì thư; 3) gộp chung 6 nguời dự trù tán phát truyền đơn với 2 người bị khép tội mang súng vào Việt Nam là 8 người thuộc cùng một nhóm khủng bố; 4) không có một bản tin nào của 600 tờ báo và hơn 100 đài truyền thanh truyền hình trong nước đề cập tới ông Nguyễn Trọng Khiêm cùng sự kiện công an CSVN tùy tiện bắt-thả công dân.

* Ngày 27-11-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 4, lên tiếng về việc CSVN thừa nhận việc giam giữ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Viết Trung. Đây là lần đầu tiên trong suốt 10 ngày qua, gia đình ông Nguyễn Quốc Quân ở Hoa Kỳ được biết tin chính xác là ông còn sống, và được nhìn thấy hình của chồng hay cha của mình, dù là trong chiếc áo tù. Đây cũng là lần thứ tư Đảng Việt Tân đòi hỏi quyền được thăm viếng của những người bị tạm giữ, tạm giam, bởi thân nhân của họ hoặc bởi nhân viên những lãnh sự quán liên hệ.

* Trong những ngày 27, 28 và 29-11-2007, hầu hết các bài báo liên quan đến vụ việc đều cập nhật dữ kiện do bộ Công an CSVN cung cấp để gia tăng mức độ tuyên truyền về tội danh khủng bố mà họ gán ghép cho những người bị bắt. Mỗi bài báo liên hệ đều có từ 5 đến 11 chữ “khủng bố”, kể cả những ấn bản Anh ngữ của một số báo trong nước. Hầu hết các bài báo này đều thay mặt Viện kiểm sát và Tòa án để thực hiện việc buộc tội, ngay vào lúc những người bị bắt chưa chọn luật sư và chưa được thấy trát tòa.

* Ngày 28-11-2007, ba người dân oan đã đến trại tạm giam số 235 đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1 Sài Gòn, và yêu cầu công an cho vào thăm để tặng hoa cho nữ phóng viên Thanh Thảo. Vào thời điểm này, đã có rất nhiều bản lên tiếng và kháng thư của chính giới Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Liên Âu? gửi đến nhà cầm quyền CSVN đòi trả tự do cho những người bị bắt giam chỉ vì quyền phát biểu của họ. Đặc biệt là nỗ lực vận động của Hiệp Hội Ký gia? Không Biên Giới.

* Ngày 30-11-2007, sau nhiều đợt áp lực mạnh mẽ, nhân viên Tổng lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn đã được vào thăm nữ phóng viên Nguyễn Thị Thanh Vân. Cùng ngày, nhân viên Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã được vào thăm doanh nhân Trương Văn Ba.

* Ngày 03-12-2007, trang mạng của đài phát thanh VOV trong nước đăng một bản tin nêu lý do bắt giam tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân là “biện pháp ngăn chận và đập tan mọi âm mưu, kế hoạch hoạt động khủng bố của tổ chức phản động Việt Tân, bảo vê. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, kèm theo bức ảnh ông Quân trong chiếc áo tù sọc xám.

* Cùng ngày 03-12-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 5, về việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm trầm trọng các tiêu chuẩn quốc tế về thủ tục pháp lý: 1) Không tôn trọng công ước Geneve về việc thông báo cho Lãnh sự quán liên hệ đến người bị bắt theo đúng thời hạn cam kết; 2) Công khai kết tội và buộc những người bị câu lưu phải mặc áo tù trước khi tòa tuyên án tù giam; 3) Trì hoãn việc tiếp xúc thăm viếng giữa nhân viên lãnh sự quán liên hệ đối với những công dân nước ngoài bị bắt giam; 4) Khảo cung và buộc các nạn nhân phải đọc bài tự thú do công an viết sẵn trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình; 5) Tự cài cắm vũ khí vào hành lý của Việt kiều để gán tội khủng bố cho họ. Bản Thông cáo Báo chí này cũng khẳng định lại lần nữa về chủ trương đường lối hoạt động ôn hòa bất bạo động của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

* Ngày 03-11-2007, ông Lương Văn Sinh, một trong ba người đến trại tạm giam để tặng hoa cho nữ phóng viên Thanh Thảo đã bị công an CSVN bắt giam với lý do nghi ngờ ông Sinh tham gia Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý.

* Ngày 04-12-2007, nhân viên Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã được vào thăm tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.

* Ngày 06-12-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 6, nhằm thông báo các cuộc viếng thăm nói trên, cảm ơn các nỗ lực vận động và tạo áp lực quốc tế của đồng bào ở trong và ngoài nước, đồng thời, đòi hỏi cho những người bi. CSVN bắt giam phải được đối xử công bằng như nhau trước pháp luật và công lý, không phân biệt là công dân của nước nào.

* Ngày 06-12-2007, báo Công An Nhân Dân của CSVN đã đăng tin ông Lê Văn Phan thú nhận rằng vũ khí mà công an CSVN nói là đã phát hiện trong hành lý của ông là do người của Đảng Việt Tân nhờ đem về.

* Ngày 07-12-2007, đảng Việt Tân ra Thông cáo Báo chí số 7, về việc: 1) khẳng định rằng ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh không phải là đảng viên của Đảng Việt Tân, cũng như không có bất kỳ một quan hệ hay liên lạc nào với đảng Việt Tân; 2) Phủ nhận hoàn toàn những lời vu khống của nhà cầm quyền CSVN về việc nhờ chuyển vũ khí; 3) Khẳng định rằng việc giam giữ thẩm vấn và bắt ép cung ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh là những hành động đi ngược với những tiêu chuẩn pháp lý và nhân quyền mà các quốc gia trên thế giới đều công nhận. 4) Khẳng định lần nữa chủ trương của đảng Việt Tân nhằm góp phần cùng đại khối dân tộc đấu tranh cho một nước Việt Nam thực sự Tự do và Dân chủ hầu tạo điều kiện cho công cuộc Canh Tân Đất Nước đã được tiến hành bởi những phương thức đấu tranh đối đầu bất bạo động ngay trên đất nước Việt Nam trong nhiều năm qua. 5) Đảng Việt Tân thách đố CSVN công bố nội dung nguyên thủy của tờ rơi mà họ quy chụp là tang chứng khủng bố.

* Ngày 8, 9, 10-12-2007, các báo trong nước tiếp tục gia tăng những bài báo khép tội khủng bố cho những người bị tạm giam.

* Ngày 11-12-2007, Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã tổ chức họp báo tại Hà Nội. Phần lớn các phóng viên VN đặt những câu hỏi liên quan đến tội danh khủng bố mà họ từng gán cho đảng viên Việt Tân. Ông Michalak đã khẳng định rằng Hoa Kỳ không có bằng chứng nào về những lời buộc tội đó và tuyên bố rằng nếu Việt Nam không chứng minh được những người này có hành vi khủng bố thì phải trả tự do ngay cho họ.

* Ngày 11-12-2007, vào lúc 15:00 giờ, ông Trương Văn Ba chính thức được trả tự do sau một số “thủ tục xuất trại”, bao gồm cả những việc điền “đơn xin khoan hồng”, học thuộc lòng những câu trả lời cho phóng viên công an sắp phỏng vấn, và hứa hẹn ngưng hoạt động v.v?. Ông được xuất cảnh bằng chuyến bay sớm nhất rời VN để trở về Hoa Kỳ.

* Cùng ngày 11-12-2007, ông Lê Văn Phan và bà Nguyễn Thị Thịnh cũng được trả tự do để trở về Mỹ.

* Ngày 12-12-2007, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, tức nữ phóng viên Thanh Thảo, cũng được trả tự do để trở về Pháp, sau một số “thủ tục xuất trại” tương tự như ông Trương Văn Ba.

* Ngày 12-12-2007, khi đến phi trường Honolulu, ông Trương Văn Ba đã trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, cho biết rằng tất cả những văn bản ký nhận trước khi xuất cảnh đều đã được công an CSVN viết sẵn, ông không được viết thêm điều gì, và cũng không được phát biểu theo ý riêng của ông.

Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài
Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ
Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.