Nhân quyền Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

21-12-2017

Trước phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Hà Nam, Tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch lên tiếng yêu cầu Việt Nam thả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga.

Trong thông cáo phổ biến ngày 20 tháng Mười Hai 2017 tại New York, ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền, nói rằng thay vì chính quyền Việt Nam xúc tiến đối thoại với các nhà hoạt động nhưng lại sử dụng các mức án nặng nề và bạo hành ngày càng thường xuyên hơn đối với các nhà hoạt động.

Thông cáo cũng nhấn mạnh Bà Trần Thị Nga là một trong những mục tiêu của đợt đàn áp mà chính quyền Việt Nam nhắm vào các nhà hoạt động bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.

Trong bản phúc trình được công bố vào tháng 6 năm 2017, tổ chức theo dõi nhân quyền đã ghi nhận 36 trường hợp các blogger và các nhà hoạt động bị tấn công, dọa dẫm.

JPEG - 101.2 kb
Bà Trần Thị Nga (phải) bế con và cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 8/7/2012. Ảnh: AFP

Hiện nay hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam giữ vì họ thực thi các quyền tự do cơ bản về chính kiến, tự do hội họp, lập hội và tư do tôn giáo. Tổ chức theo dõi nhân quyền cũng yêu cầu Việt Nam thả tự do cho những người này vô điều kiện.

Xin được nhắc lại Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, hay còn gọi là Thúy Nga, ở Phủ Lý, Hà Nam bị bắt giữ hôm 21/01/2017, ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam.

Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017, bà bị tòa kết án chín năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, phiên tòa diễn ra nhanh chóng và gia đình cùng những người ủng hộ bà Nga cũng bị ngăn không được tham dự phiên tòa.

Trước khi bị bắt giam, bà Nga cùng các con nhỏ luôn bị chính quyền tỉnh Hà Nam quấy rối, sách nhiễu, kể cả hành hung đến thương tật.

Ông Lương Dân Lý chồng của bà Nga cho biết, ông và gia đình đến nay vẫn chưa được gặp bà Nga kể từ ngày bà bị bắt.

Bà Nga là một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động, bà đấu tranh chống lại các hình thức xâm phạm nhân quyền như buôn người, công an bạo hành và trưng thu đất đai.

Sau khi bà Nga bị bắt, đã có gần 1000 cá nhân và hơn 30 tổ chức xã hội dân sự tham gia ký vào kiến nghị đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho bà Nga ngay lập tức và vô điều kiện.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.