Nhật công bố không ảnh giàn khoan Trung Quốc chụp 2 năm về trước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/7 vừa qua, trên trang mạng của Bộ ngoại giao Nhật Bản đã công bố một số bức không ảnh chụp 12 giàn khoan gas thiên nhiên mà Trung quốc thiết lập trái phép ở vùng biển Hoa đông. Bộ Ngoại giao Nhật cho biết các bức không ảnh này được chụp từ tháng 6 năm 2013 trở đi, nếu cộng thêm các tấm không ảnh chụp trước thời gian này thì tổng cộng có 16 giàn khoan mà Trung quốc đã thiết lập ở đây.

Phản ứng đầu tiên của người dân Nhật là tức giận Trung quốc lẫn bộ Ngoại giao Nhật. Riêng đối với bộ Ngoại giao, người Nhật bất mãn là tại sao giờ này mới công bố mà không đưa ra sớm hơn.

Các dân biểu, nghị sĩ trong hai ủy ban Đối ngoại và Quân sự của đảng cầm quyền (đảng Tự do Dân chủ) chỉ trích mạnh mẽ bộ Ngoại giao Nhật là đã phán đoán sai lầm khi muốn giấu những tấm không ảnh để “thương thuyết” với Trung quốc nhưng vì bất thành nên mới công bố mà khi công bố lại không nói rõ thực trạng của các giàn khoan hiện nay ra sao.

Theo dân biểu Akiba thì một số các giàn khoan này có thiết lập bãi đáp trực thăng. Khi những giàn khoan này liên kết lại với nhau và gắn thêm hệ thống radar nhận dạng phòng không thì sẽ trở thành những căn cứ quân sự nổi trên biển Hoa Đông. Đặc biệt đây cũng là nơi cung cấp nhiên liệu cho tàu chiến của Trung quốc chứ không đơn thuần là những giàn khoan khai thác gas thiên nhiên.

Chính giới Nhật đã khuyến cáo chính phủ Abe phải chỉ thị bộ Ngoại giao không tiếp tục đơn phương đưa ra những phán đoán như vậy mà phải thảo luận với các bộ liên hệ chẳng hạn như bộ Tự vệ (Bộ Quốc phòng). Ngoài ra, các chính đảng Nhật cũng đã yêu cầu Thủ tướng Abe phải tăng cường lực lượng hải quân ở xung quanh khu vực các giàn khoan Trung quốc để có thể đối ứng khi hữu sự.

Đương nhiên, Bắc Kinh đã không im lặng mà phản công lại bằng cách chỉ trích chính giới Nhật đã vi phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên biển Hoa đông.

Thật ra đây là vùng hải phận quốc tế nhưng vào năm 1970, Trung quốc viện dẫn đủ mọi lý do rằng đó là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nhật Bản phản đối chủ trương đó của Trung quốc và cũng cho rằng nó là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Đại sứ Bắc Kinh tại Tokyo là ông Trình Cửu Hoa cũng đã đến Trung tâm Báo chí Nhật họp báo, tại đây họ Trình đã lập lại những điều mà Bắc Kinh đã phản đối, ngoài ra còn cho rằng Nhật đang thay đổi chính sách tự vệ nghĩa là thay đổi chính sách phát triển hòa bình sang một hướng khác, rất nguy hiểm. Họ Trình còn xúi giục dân chúng Nhật biểu tình, chống đối chính phủ Tokyo đang chuẩn bị chiến tranh.

JPEG - 68.3 kb
Hình trên website của bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Việc khai thác gas thiên nhiên tại biển Hoa đông đã được Bắc Kinh đưa ra từ năm 1970, nhưng vì Trung quốc chưa đủ sức khai thác nên chỉ tuyên bố mang tính “giữ phần” nên tình hình chưa căng thẳng. Đến năm 1999, Trung quốc bắt đầu chở giàn khoan đến vùng biển này để khai thác nên Nhật Bản bắt đầu lên tiếng chống đối và nạp đơn kiện ở tòa án quốc tế theo Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Tòa án đã yêu cầu hai nước Nhật-Trung nên giải quyết ổn thỏa với nhau, nếu không được thì điều đình rồi mới đến việc kiện tụng. Lúc đó Trung Quốc đang vần Nhật Bản hợp tác kinh tế và lực chưa đủ mạnh như bây giờ nên chấp nhận điều đình. Kết quả là Nhật và Trung Quốc đồng ý ký hiệp định hợp tác khai thác gas thiên nhiên vào năm 2008.

Mặc dù đã ký hiệp định hợp tác, nhưng Bắc Kinh tự ý khai thác riêng nên giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn luôn căng thẳng và xung đột bùng nổ lớn khi Thành phố Tokyo đứng ra mua lại 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku vào năm 2010.

Ngày 22/07/2015, phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga họp báo nói rằng Nhật Bản đã nỗ lực tối đa để kêu gọi Trung quốc phải tuân thủ những gì đã ký kết. Ông Saga tiết lộ là trong cuộc gặp gỡ tại Indonesia vào ngày 23/4 vừa qua, Thủ tướng Abe đã yêu cầu Tập Cận Bình chấm dứt việc đơn phương khai thác gas thiên nhiên ở vùng biển Hoa đông; nhưng họ Tập đã bỏ ngoài tai sự yêu cầu này. Cuối cùng, Tokyo đã phải quyết định công bố các bức không ảnh để cho người dân Nhật và cả thế giới biết sự vi phạm của Trung quốc.

Việc bộ Ngoại giao Nhật đã không phổ biến các tấm không ảnh sớm hơn mà chọn thời điểm hiện nay là nhằm cho thấy các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh không chỉ ở biển Đông mà cả biển Hoa đông. Điều này giúp lý giải vì sao Nhật Bản đã phải sửa hiến pháp và có những chính sách quốc phòng mạnh mẽ hơn để đối phó các hiểm họa của Trung Quốc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.