Nhìn lại diễn tiến các phiên tòa bất hợp pháp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xử 14 Thanh Niên Yêu Nước

Cách nay hơn 4 năm, một vụ án gây chấn động dư luận trong và ngoài nước khi CSVN dùng điều 79 Luật Hình Sự (âm mưu lật đổ chế độ) để đàn áp và truy bức 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành vì những hoạt động bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường và lên tiếng cảnh báo về hiểm họa Trung Quốc xâm lược.

Cuộc truy bức này kéo dài từ giữa tháng 8 cho đến cuối tháng 12 năm 2011 gồm các thanh niên yêu nước (TNYN): Hồ Đức Hòa, Đăng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung, Nông Hùng Anh, Nguyễn Đình Cương, Trần Minh Nhật, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Văn Oai, Hồ Văn Oanh, Đặng Ngọc MinhNguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Trong số TNYN có ba mẹ con là bà Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc.

PHIÊN SƠ THẨM:

Sau hơn 2 năm giam giữ và ép cung trái phép, CSVN đã đưa 14 TNYN ra phiên tòa sơ thẩm tại thành phố Vinh, kéo dài trong hai ngày 8 và 9/1/2013.

Trước phiên xử sơ thẩm, thân nhân các TNYN đã không được cấp giấy tham dự phiên tòa. Thay vào đó, họ được nhận “Giấy xin vào dự phiên tòa”; nhưng ngày cả có giấy xin vào dự phiên tòa, có những thân nhân cũng không được vào dự với lý do không có giấy của tòa. Nhiều ký giả độc lập và các quan sát viên quốc tế cũng không được phép vào dự phiên xử.

JPEG - 31.2 kb

Xuất hiện trước phiên tòa, các TNYN có thái độ tươi tỉnh và phấn khởi vì được làm chứng cho Sự thật – Công lý – Hòa bình. Các TNYN đều phủ nhận việc mình làm vi phạm pháp luật Việt Nam, và nói rằng những hoạt động của mình thể hiện tinh thần yêu nước.

Khi quan tòa hỏi tại sao các TNYN không nhận tội, các TNYN đều khẳng định rằng việc làm của họ là những việc xây dựng lại đất nước, vì lòng yêu nước chứ không có mục đích nào là phản động.

Các luật sư bảo vệ cũng đã khẳng định các hoạt động của 14 TNYN hoàn toàn hợp pháp, “Bất Bạo Động” chưa gây ra hậu quả gì cả và Viện kiểm sát chẳng đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng để mọi người thấy các thanh niên này phạm tội.

Bà Hóa, mẹ của TNYN Nguyễn Đình Cương vì bức xúc đã hô to giữa tòa “con tôi và các cháu tôi vô tội” đã bị công an xông vào đánh tới tấp. Hậu quả là bà phải điều trị tại bệnh viện gần 2 tháng với chấn thương sọ não.

Trước khi phiên tòa diễn ra, Đặng Xuân Diệu đã tuyên bố: “Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm.”

Trần Minh Nhật đã chia sẻ tại phiên tòa rằng: “Cầu mong xã hội Việt Nam sớm có được sự thật và công lý. Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này!”

JPEG - 18.6 kb
Người dân đội mũ trắng tượng trưng cho hòa bình.

JPEG - 25.7 kb
Lực lượng công an, mật vụ đàn áp để ngăn chận người đến dự phiên tòa (Ảnh: DCCT)

JPEG - 25.3 kb
Những người được thuê để đàn áp những người đến ủng hộ các TNYN đang chia tiền.

Trong khi đó, bên ngoài phiên tòa, công an và dân phòng đã ra sức đàn áp, đánh đập và bắt giữ để ngăn chận người đến tham dự phiên tòa được gọi là công khai. Công an và côn đồ xông vào xô đẩy bà con Công giáo và cố tìm cách bắt Linh mục Nguyễn Đình Thục và Linh mục Đinh Văn Minh đem đi. Để đáp lại, bà con nắm tay nhau cầu nguyện và hát thánh ca.

Có đến 3 vòng công an các loại bao quanh tòa án tại Nghệ An, nơi xử 14 TNYN. Khoảng 1.000 giáo dân và bạn hữu bị chặn ở vòng rào thứ 3. Khu vực xung quanh phiên tòa được rào chắn kỹ lưỡng với nhiều cảnh sát mặc đồng phục và thường phục. Ngoài người nhà các TNYN, phiên tòa được sự quan tâm của đông đảo giới blogger, những người quan tâm đến chính trị và đặc biệt là các giáo dân Công giáo và Tin lành. Số người đến ủng hộ các TNYN được ước đoán là 500 người.

Ba blogger đến theo dõi phiên tòa đã bị công an bắt giữ là Blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu), Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, CSVN lần lượt tuyên án như sau:

Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đăng Xuân Diệu theo khoản 1 Điều 79 Bộ luật hình sự với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’: mỗi người 13 năm tù giam, 5 năm quản chế. Các TNYN còn lại lãnh mức án từ 3-9 năm tù giam và chịu sự quản chế từ 2-3 năm sau khi mãn hạn tù, cụ thể như sau: Nguyễn Văn Duyệt 6 năm tù giam và 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc án treo.

Sau phiên tòa sơ thẩm anh Đặng Xuân Diệu đã viết đơn bác bỏ toàn bộ bản cáo trạng của Viên kiểm sát tối cao cũng như bản án sơ thẩm của Tòa án Nghệ An ngày 8-9/9/2013.

PHIÊN PHÚC THẨM:

Phiên xử phúc thẩm diễn ra với 8 TNYN vào ngày 23/5/2013 với sự phản đối tiếp nối phiên sơ thẩm trước đó năm tháng.

Mặc dù phiên tòa được thông báo là công khai, tuy nhiên số lượng công an trong tòa đông hơn thân nhân các TNYN, và không một đại diện từ phía ngoại giao đoàn hoặc phóng viên quốc tế được tham dự.

Anh Hồ Văn Lực, em trai TNYN Hồ Đức Hòa tham dự phiên xử cho biết các TNYN nhìn dáng vẻ bề ngoài rất xanh xao, gầy và yếu. Điều này phản ánh điều kiện tồi tệ trong trại tạm giam hoặc chủ trương khủng bố nhằm làm suy sụp tinh thần của các TNYN trước khi họ ra tòa. Khi đến phần tranh luận thì chủ tọa luôn cắt ngang và không cho các TNYN nói.

JPEG - 30.9 kb
Trong tòa án công an đông hơn so với thân nhân các TNYN.

Các ngã đường dẫn về khu vực tòa đã bị công an án ngữ từ 4 giờ sáng ngày 23/5/2014: Gia đình TNYN Hồ Đức Hòa đã bị chặn lại và sách nhiễu khi cùng với phái đoàn Quỳnh Lưu đến dự phiên toà; gia đình TNYN Nguyễn Xuân Cương từ Ninh Phú trên đường đi bộ đến phiên xử đã bị công an và côn đồ bố ráp và cướp tất cả băng rôn khẩu hiệu và máy ảnh. Blogger Lã Việt Dũng bị giữ tại Cửa Lò trong khi anh đang trên đường đến tham dự phiên tòa.

JPEG - 105.6 kb
Bà con ủng hộ 8 TNYN bên ngoài tòa án.

JPEG - 35.2 kb
Lực lượng an ninh đông gấp 10 lần người dân (Ảnh: TNCG)

Một lực lượng hơn 1600 công an mọi loại đã bao vây khu vực tòa án từ sáng sớm. Cứ một người dân đến khu vực quanh tòa án thì liền xuất hiện từ 5 đến 7 công an đeo bám. Điện trong khu vực bị tắt; sóng điện thoại di động đã bị phá quanh khu vực tòa án, và công an giả dạng côn đồ đã rình giật điện thoại cầm tay của các thân nhân 8 TNYN mà họ đã biết mặt.

Công an, dân phòng đã kiểm soát luôn cơn khát của người dân khi cấm các quán nước bên vệ đường không cho người dân mua nước.

JPEG - 28.3 kb
Một dân phòng tháo gỡ bảng panô của một quán nước và buộc chủ tiệm đóng cửa để dân không được mua nước uống (Ảnh: TNCG)

Lực lượng công an đã hành xử hung hãn xua đuổi không chỉ người đi tham dự mà còn đánh đập và bắt bớ thân nhân cùng một số người ủng hộ tám TNYN bị xét xử bên trong. Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ TNYN Nguyễn Đình Cương bị công an ngăn chận quyết liệt không cho vào tham dự phiên tòa; khi bà hỏi lý do tại sao thì một nhóm công an và côn đồ xông vào hành hung bà. Bà đã bị một nhóm phụ nữ lạ mặt bao vây và chích gì đó vào lưng bà.

JPEG - 25.9 kb
Bà Nguyễn Thị Hóa bị một nhóm phụ nữ lạ xúm lại bắt giữ.

JPEG - 36.6 kb
Chị Bùi Thị Minh Hằng đã bị công an bắt giữ khi đến tham dự phiên tòa các TNYN.

Trong số những người bị bắt giữ ngày hôm đó có chị Bùi Thị Minh Hằng; anh Nguyễn Văn Thu, anh của TNYN Nguyễn Văn Duyệt; bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ TNYN Nguyễn Xuân Cương; chị Thúy Nga; chị Trần Thị Hoài Tô; và một người tên Vân từ Hà Nội.

Kết quả phiên tòa phúc thẩm xử các TNYN ngày 23/5/2013: Hồ Đức Hòa y án 13 năm tù, 5 năm quản chế; Thái Văn Dung y án 4 năm tù, 4 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương y án 4 năm tù; Trần Minh Nhật y án 4 năm tù; Paulus Lê Văn Sơn 4 năm, 4 năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt: 3 năm 6 tháng tù giam, 4 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh: 2 năm tù giam; Hồ Văn Oanh: 2 năm 6 tháng tù giam.

Anh Đặng Xuân Diệu đã làm đơn bác bỏ bản án và yêu cầu điều tra lại nhưng Tòa án tối cao đã tìm cách làm lờ yêu cầu của anh.

Câu nói sau cùng của TNYN Thái Văn Dung tại Tòa phúc thẩm: “Nếu Việt Nam có dân chủ, thì tôi sẽ phải được trả tự do tại Tòa ngay bây giờ”.

*

Trong số 14 Thanh Niên Yêu Nước nói trên có ba người bị án tù nặng nhất là anh Hồ Đức Hòa và anh Đặng Xuân Diệu bị 13 năm tù giam và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam.

Mặc dù bị án tù rất nặng nhưng tinh thần của ba TNLT Hòa, Diệu và Mẫn rất khẳng khái và cương quyết không nhận tội.

Các thanh niên yêu nước này tuyên bố rằng sự kiện họ bị bỏ tù vì lòng yêu nước, chống Trung Cộng xăm lăng hải đảo Việt Nam chỉ tô đậm thêm chính nghĩa của công cuộc đấu tranh hiện nay và chắc chắn CSVN sẽ bị tan rã bởi sự căm phẫn của toàn dân.

Lòng yêu nước của những thanh niên Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn là tấm gương sáng mà chúng ta không thể nào không cùng nhau phát huy để ngọn lửa yêu nước này mãi mãi cháy sáng trong lòng các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Ngọc Thuyên


Tiểu sử của 14 TNYN:

JPEG - 9.4 kb

– Đặng Xuân Diệu là blogger và kỹ sư xây dựng cầu đường, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, yêu mến công lý sự thật, phó Nhóm bảo vệ sự sống Jean Paul II, tham gia tuần hành bảo vệ sự sống, ký tên chống khai thác bauxite, đòi thả Cù Huy Hà Vũ, cộng tác viên viên Truyền thông của dòng Chúa Cứu Thế. Anh bị bắt ngày 30/7/2011 tại Sài Gòn và bị kết án 13 năm tù giam. Trong thời gian 4 năm thụ án, anh chưa được gặp gia đình lần nào.

JPEG - 9.6 kb

– Hồ Đức Hoà là một blogger, một người hoạt động cộng đồng, một nhà hoạt động xã hội và là Doanh nhân Công giáo, Công ty Chứng Khoán Trần Đình tại Thành phố Vinh, tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ khoa tiếng Anh. Yêu mến Công lý và sự thật, thành viên nhiệt tình của Trung tâm bảo vệ sự sống Jean Paul II. Tham gia giúp đỡ và làm các công việc từ thiện như giúp đỡ các học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Bị bắt ngày 30/7/2011 tại Sài Gòn và bị kết án 13 năm tù giam cộng 5 năm quản chế tại gia.

PNG - 64.1 kb

– Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một ký giả nhiếp ảnh. Thay vì bị trói buộc trong khuôn khổ truyền thông nhà nước, Minh Mẫn đăng tải hình ảnh chụp trên mạng. Minh Mẫn đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này. Một trong những sự kiện đó là cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn vào ngày 5/6/2011. Chị Minh Mẫn bị bắt ngày 31/7/2011 cùng với người mẹ và anh trai và bị kết án 9 năm tù giam và 3 tháng quản chế tại gia.

JPEG - 7.4 kb

– Paulus Lê Sơn là một blogger và ký giả của Truyền Thông Chúa Cứu Thế, tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ công lý sự thật như đưa tin về biểu tình chống Trung Quốc, chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng đào tạo đấu tranh cho dân chủ bằng phương pháp bất bạo động. Paulus Lê Sơn bị bắt vào ngày 3/8/2011 và bị kết án 13 năm tù cộng 5 năm quản chế. Tại phiên xử phúc thẩm ngày 23/05/2013, bản án của anh đã được thay đổi thành 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.

JPEG - 4.3 kb

– Nguyễn Xuân Anh là một nhà hoạt động xã hội, yêu mến công lý sự thật, hoạt động tích cực cho công việc bảo vệ môi trường và các công việc phòng chống tệ nạn xã hội ở giáo xứ Yên Đại và thành phố Vinh, Ân nhân của trung tâm Bảo vệ sự sống Jean Paul II. Anh Nguyễn Xuân Anh bị bắt ngày 7/8/2011 tại Nghệ An và bị kết án 5 năm tù cộng 3 năm quản chế. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 23/5/2013 anh đã được thay đổi bản án thành 2 năm tù giam. Anh Nguyễn Xuân Anh đã ra khỏi tù ngày 7/8/2013.

JPEG - 9.9 kb

– Trần Minh Nhật là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ tin học (HUFLIT), yêu mến công lý và sự thật, tham gia biểu tình chống TQ xâm lược, chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, cộng tác viên của Truyền thông dòng Chúa Cứu Thế và Radio Alphonso. Anh bị bắt vào ngày 27/8/2011 và bị kết án 4 năm tù cộng 3 năm quản chế.

JPEG - 8.3 kb

– Thái Văn Dung là một blogger, được Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế huấn luyện, và đã tường trình phiên xử của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Anh bị bắt vào ngày 19/8/2011 và bị kết án 5 năm tù cộng 3 năm quản chế.

JPEG - 8.3 kb

– Hồ Văn Oanh là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Anh là người hoạt động tích cực trong việc đấu tranh và bảo vệ quyền lợi cho công nhân ở Bình Dương; là cộng tác viên Truyền Thông dòng Chúa Cứu Thế. Anh Hồ Văn Oanh bị bắt ngày 16/8/2011 tại Sài Gòn và bị kết án 3 năm tù. Trước đây anh cũng đã bị bắt vì cố tham dự phiên xử Ts. Cù Huy Hà Vũ. Tại phiên xử phúc thẩm bản án của anh đã thay đổi xuống còn 2 năm rưỡi tù giam; anh đã ra khỏi tù ngày 16/2/2014.

JPEG - 9.1 kb

– Nguyễn Văn Duyệt là cử nhân tốt nghiệp ngành tin học. Anh là trưởng Cộng đoàn Giuse Thợ thuộc cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, tham gia biểu tình chống TQ, tranh đấu đòi thả CHHV, đã đăng ký tham dự thi vào Đại Chủng Viện Vinh – Thanh nhưng bị bắt ngày 7/8/2011 tại Nghệ An và bị kết án 6 năm tù cộng 4 năm quản chế. Tại phiên xử phúc thẩm ngày 23/5/2013, bản án của anh được thay đổi thành 3 năm rưỡi tù giam và 4 năm quản chế. Anh đã được đoàn tù cùng gia đình ngày 30/01/2015, sớm hơn ngày mãn hạn tù một tuần “để về chịu tang cha”.

JPEG - 11 kb

– Nguyễn Văn Oai tốt nghiệp cử nhân tin học, yêu mến sự thật công lý, hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân trong các nhà máy xí nghiệp ở Bình Dương. Tham gia biểu tình chống TQ xâm lược ở SG, Học viên tốt nghiệp khóa học Truyền thông dòng Chúa Cứu Thế. Anh bị bắt ngày 30/7/2011 tại Sài Gòn và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế.

JPEG - 6 kb

– Nông Hùng Anh là một tín đồ Tin lành, có lý tưởng muốn làm Mục sư. Sinh viên năm thứ 4, Khoa tiếng Trung Đại học Hà Nội, yêu chuộng công lý sự thật, ký tên ngăn chặn khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, biểu tình phản đối Trung Quốc Xâm lược, học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế. Bị bắt ngày 5/8/2011 tại Hà Nội và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế. Anh Nông Hùng Anh được ra khỏi tù ngày 10/6/2014.

PNG - 59.8 kb

– Phêrô Nguyễn Đình Cương là thành viên nhiệt thành của Trung tâm bảo vệ sự sống Jean Paul II yêu mến công lý sự thật, hoạt động tích cực cho công việc bảo vệ môi trường và các công việc phòng chống tệ nạn xã hội ở giáo xứ Yên Đại và thành phố Vinh, bị bắt ngày 24/12/2011 tại Nghệ An. Anh bị kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.

JPEG - 47 kb

– Đặng Ngọc Minh là một nhà nội trợ ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Bà bị bắt giữ ngày 2 tháng 8, 2011, bị cáo buộc ở khoản 2 điều 79, và kết án 3 năm tù và 2 năm quản chế. Bà Đặng Ngọc Minh là mẹ của Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Bà Minh được thả ngày 10/6/2014.

JPEG - 43.2 kb

– Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là công nhân từ Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Anh bị bắt giữ ngày 2 tháng Tám, 2011, bị buộc tội ở khoản 2 điều 79 và bị kết án 3 năm tù treo. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là con trai của bà Đặng Ngọc Minh và là anh của Nguyễn Đặng Minh Mẫn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.