Nhìn lại vụ đàn áp dã man các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ tháng 4 năm nay, vụ cá chết hàng loạt ở cửa biển Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh bùng nổ khiến dư luận cả nước xôn xao. Đây là vùng đất đầu tư của Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, bị nghi ngờ đã xả thải nước độc trực tiếp ra biển, không qua hệ thống xử lý theo quy định.

Người dân chờ đợi một cuộc điều tra khoa học, hay ít ra một lời giải thích có trách nhiệm của người cầm quyền. Nhưng sự chờ đợi ấy vấp phải sự im lặng khó hiểu kèm theo những hành động né tránh vòng vo của những viên chức địa phương. Ngư dân Hà Tĩnh, những người trực tiếp chịu thiệt hại đã mang cá chết đổ đầy mặt đường trong một hành động phản kháng tuyệt vọng.

Ý thức được hiểm họa đang đè nặng lên đất nước, người dân Hà Nội và Sài Gòn và một số tỉnh như Vũng Tàu, Nha Trang đã cùng nhau xuống đường biểu tình với quyết tâm: bảo vệ môi trường biển và tìm sự minh bạch nơi nhà cầm quyền.

Thế nhưng ở cả ba cuộc biểu tình vào ngày 1/5, 8/5, 15/5 tại hai thành phố Hà Nội và Sài gòn, người biểu tình đã bị đàn áp dữ dội, nhất là cuộc biểu tình diễn ra vào sáng Chủ Nhật 8 Tháng 5 tại Sài Gòn.

JPEG - 119.7 kb
Hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên bị công an đánh trong cuộc biểu tình ngày 8-5-2016. Ảnh: Facebook

Qua hình ảnh ghi lại, người ta thấy hàng hàng lớp lớp rào kẽm gai giăng ra khắp các ngả đường. Thành phố Sài Gòn được mô tả như trong một ngày giới nghiêm. Một lực lượng áo màu xanh lá cây, đầu đội mũ như mũ sắt trực diện hàng ngang trước người biểu tình như sẵn sàng xung trận. Và chỉ trong một giờ, lực lượng này phối hợp với công an, an ninh côn đồ thẳng tay đàn áp, xịt hơi cay, đánh đập gây thương tích không chừa một ai kể cả phụ nữ và trẻ em. Hàng trăm người tham gia biểu tình bị bắt mang đi.

Trước tai họa cá chết hàng loạt và sinh vật dưới đáy biển bị tiêu diệt, đáng lẽ Hà Nội phải thể hiện trách nhiệm lãnh đạo đất nước của mình, cùng người dân đi tìm nguyên nhân để giải quyết bằng cách tối ưu nhất. Nhưng những người cầm quyền đã đi ngược lại những gì họ đã từng long trọng thề thốt trước nhân dân: bảo vệ quyền lợi đất nước. Đảng cộng sản lúc bình thường tự nhận vai trò lãnh đạo đất nước muôn đời, chia chác nhau từng chiếc ghế, nay co đầu rụt cổ, bưng tai bịt mắt làm ngơ như người ngoài cuộc.

Trong khi ấy, người dân khắp nước đã đứng lên đòi hỏi quyền được sống trong một môi trường sạch và muốn biết sự kiện cá chết có liên quan đến Formosa hay không là chuyện thật bình thường. Nếu là một nhà nước có trách nhiệm, biết lắng nghe và tôn trọng ý dân, cần nhanh chóng kết luận rõ ràng, quy trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho ngư dân.

Trái lại, CSVN lúc nào cũng ở trong tâm trạng nơm nớp lo sợ khi thấy dân chúng xuống đường biểu tình dù là một cuộc biểu tình với mục đích ôn hòa: bảo vệ môi trường. Quan điểm của Hà Nội thể hiện trong những bài báo đả kích người biểu tình được liên tiếp tung ra gần đây trên truyền thông quốc doanh.

Các cây bút tuyên giáo chỉ nhìn thấy nhân dân như “những kẻ phản động đang mượn danh bảo vệ môi trường phá hoại cuộc sống bình yên” hay cáo buộc biểu tình là “gây mất an ninh trật tự”. Luận điệu tuyên truyền của đảng cộng sản còn đi xa hơn khi vu vạ một cách thô bỉ rằng các thế lực thù địch trả tiền để kích động biểu tình phá rối.

JPEG - 74.4 kb
Lực lượng Thanh Niên Xung Phong hành xử với dân như kẻ thù.

Hà Nội lo sợ nhưng cảm thấy không thể ngăn chận nổi những cuộc biểu tình chính đáng của dân chúng bùng nổ, nên chúng đã ra lệnh cho côn an chìm cùng với một đơn vị mới thẳng tay đàn áp để răn đe, gây sợ hãi.

Chúng tạo sự hỗn loạn để vừa lấy lý cớ bắt bớ người vừa giải tán sớm cuộc biểu tình. Ngày 8 Tháng 5 tại Sài Gòn người ta thấy sự xuất hiện của một lực lượng được xác định danh tính là “Công ty trách nhiêm hữu hạn Dịch vụ công ích Thanh Niên Xung Phong” trực thuộc UBND TPHCM, đã hành xử với nhân dân như kẻ thù.

Tuy là một sự thay đổi chiến thuật trong chống biểu tình, nhưng sự hung hãn đánh đập, bắt bớ người biểu tình của TNXP cho thấy chiến thuật này hoàn toàn phá sản. Một chính quyền với đầy đủ lực lượng công an mật vụ, quân đội hùng hậu trong tay nay phải đem một đơn vị trá hình ra đối phó với người dân, tự nó đã nói lên tính chất phi nghĩa của chế độ. Qua vụ này, bọn côn đồ của Hà Nội chỉ tô đậm thêm sự ngoan cố và bạo lực để khủng bố người dân và điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến 3 hậu quả:

– Tạo thêm sự căm phẫn trong lòng người dân vốn đã tích tụ từ lâu, thúc đẩy nó có dịp bùng lên. Bởi lẽ thay vì để người dân bày tỏ nguyện vọng bảo vệ môi trường sống và vụ cá chết hàng loạt một cách ôn hòa, Hà Nội lại chọn con đường đối đầu, dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ quyền lực chế độ độc tài.

– Thứ hai, khi tìm cách dùng bạo lực để bịt miệng người dân, Hà Nội đã hoàn toàn đuối lý, để lộ bộ mặt thiếu khả năng quản lý và điều hành đất nước, không đủ sức bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân dân trước tai họa như đã từng thề thốt.

JPEG - 87.6 kb
Giáo dân tại Nghệ An biểu tình hôm 15-5-2016.

– Cuối cùng, người dân sẽ thấy rõ hơn đảng và chính phủ này cố tình a tòng và bảo vệ công ty Formosa, hoàn toàn bỏ rơi quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của dân chúng. Ngày 22/5 sắp tới đây, cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra đầy bất lợi cho chính quyền cộng sản. Chắc chắn số người tham gia bầu cử quốc hội kỳ này sẽ suy giảm rất nhiều do tâm trạng chán ghét chế độ bảo kê cho ngoại bang, làm ngơ trước thảm họa Vũng Áng.

Vì thế, những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi hỏi chính quyền minh bạch trong Sự Kiện Vũng Áng sẽ còn tiếp diễn cho tới khi nào Hà Nội đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của quần chúng.

Nếu không những cuộc biều tình sẽ không chỉ tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn mà lần lượt lan rộng đến các tỉnh thành Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu như cuộc biểu tình hôm 15/5, nhằm khơi mào cho cuộc nổi dậy khắp toàn quốc trong nay mai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?