Những cái chết được báo trước ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2014-10-09

Một lần nữa, dư luận lại giống lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng ở VN có quá nhiều người bị chết một cách oan uổng, phi lý qua tình cảnh thương tâm mới nhất của một bé gái bị ngã xuống mương chết đuối trong khi đang đói. Câu hỏi đặt ra là vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội như thế nào đối với hiện trạng này?

Bệnh thành tích?

Thông tin về bé gái tên Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vì đói đã bị ngã xuống mương chết thảm trên đường đi học về nhà hôm 25 tháng 9, được loan trên mặt báo không khiến dư luận giật mình mà chỉ tỏ lòng tiếc thương cho một cảnh đời không may mắn. Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch UBND địa phương trong phóng sự của kênh truyền hình VTC 14, nói là “nghèo thì có chứ đói thì không. Còn để đánh giá rằng cháu Nhung do ảnh hưởng của cái đói, ảnh hưởng của sự lận đận do sa sút của cái này cái nọ để ảnh hưởng đến cái chết là không phải” đã làm dấy lên sự phản ứng của công luận cho rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội của Chính phủ thờ ơ và vô trách nhiệm đối với đời sống của những người dân vốn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.

JPEG - 45.5 kb
Đám tang Bé Nhung, học sinh lớp 3, ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy Đất Việt

Khẩu hiệu “xóa đói giảm nghèo” do Nhà nước đề ra được ông Chủ tịch UBND xã nơi bé Nhung cư ngụ một cách gián tiếp khẳng định rằng đang được thực thi hiệu quả. Gia đình bé Nhung thuộc diện hộ nghèo hồi năm ngoái nhưng sang năm 2014 được chuyển lên diện cận nghèo.

Có phải chỉ một trường hợp cá biệt của bé Nhung hay không? Dư luận vẫn còn nhớ rõ hơn một năm về trước, tại Cà Mau, 1 bà mẹ tên Nguyễn Thị Mỹ Nhân chọn lựa cái chết bằng cách thắt cổ với bức tâm thư để lại hy vọng kiếm được tiền phúng điếu và được cấp sổ hộ nghèo để các con được tiếp tục đi học.

Vợ chồng chị Mỹ Nhân và cha mẹ của bé Nhung được báo chí cho biết họ là những người cố gắng tần tảo lao động để vươn lên số phận, thế nhưng khi được xếp vào diện cận nghèo thì hoàn cảnh gia đình họ lại rơi vào bi kịch. Mới đây, hôm mùng 1 tháng 10, dư luận lại đón nhận chia sẻ của gia đình cô Trần Mỹ Ngọc, 44 tuổi, ở thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, thuộc diện hộ nghèo rằng 3 mẹ con nhiều lúc đói quá chỉ ăn chung 1 gói mì tôm.

JPEG - 48.2 kb
Nhà Bé Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Courtesy GĐO.

Qua đoạn phóng sự video của báo Dân Trí, cô Mỹ Ngọc nói có khi muốn mua 1 liều thuốc chuột cho 3 mẹ con cùng uống chết hết nhưng lại không làm được. Con gái lớn trong gia đình, tên Mỹ Linh, học lớp 10, tâm tình với Hòa Ái:

“Ở đây lúc trước người ta có hỗ trợ tiền điện một kỳ-3 tháng là 90 ngàn đồng. Trước thì mẹ có đi phụ quán ở Bạc Liêu, giờ thì mẹ đi cấy. Vì mẹ cấy tập trung đông người cho nên cao lắm một ngày mẹ được 60-70 ngàn. Hôm nào có tiền thì 2 chị em, mỗi người được 5 ngàn. Còn hôm nào không có tiền thì mua trứng về ăn cơm. Nếu như đói quá thì cũng phải ráng thôi, chứ biết làm sao giờ?”

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hồi tháng 2/2014 cho biết kết quả giảm nghèo của cả nước và từng địa phương cơ bản đạt được mục tiêu đề ra với số hộ nghèo giảm bình quân 2% mỗi năm và các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, số liệu bao nhiêu phần trăm những hoàn cảnh khốn cùng thì lại không được thống kê.

Những cái chết được báo trước

Ngoài những trường hợp bị thiệt mạng oan uổng do túng quẩn, nghèo đói thì còn có những cái chết nào mà dư luận cho rằng đó là những cái chết được dự báo trước? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một cô gái làm việc trong quán karaoke ở Tiền Giang:

“Hồi lúc còn nhỏ lớn lên trong gia đình khó khăn. Gia đình không có đủ khả năng lo cho em ăn học nên em bỏ học nửa chừng. Lớn lên em mới đi làm nghề này nhưng cuộc sống rất đau khổ. Nói chung là em không muốn tiếp tục nghề này nữa.”

Cô gái này cho biết hiện đang trải qua những tháng ngày bệnh tật do phải uống rượu hàng đêm, có khi bị khách hàng ép dùng thuốc lắc, ma túy và ước ao thoát khỏi cảnh sống cùng cực càng nhanh càng tốt. Dù ước mơ làm lại cuộc đời bằng một nghề may để nuôi đứa con nhỏ không cha nhưng cô gái này không biết bắt đầu từ đâu và tổ chức xã hội nào sẽ hướng dẫn cũng như giúp đỡ cho mình?

Và còn đây là lời kể của ông Ynoen Ayun, người dân tộc Hà Lăng ở Kontum, cho biết công an mặc thường phục đến nhà chở ông về đồn làm việc vì tín ngưỡng mà ông đang theo đuổi. Ông Ynoen đã nhiều lần bị mời làm việc và bị yêu cầu chối bỏ đức tin của mình. Ông kể lại lần cuối cùng bị bắt giữ trong đồn công an 8 ngày như sau:

“Tôi nói tôi không vô phòng giam vì không phạm tội nhưng công an vẫn đẩy tôi vào đó. Họ nhốt tôi trong cùng buồng giam với tội phạm xì ke, ma túy, mấy người chém giết cho họ đánh mình. Họ tra tấn nhiều cách, họ đánh, họ đá, họ muốn làm gì họ làm. Họ bắt đứng 1 chân, 2 tay dang ra, họ cột 2 bình nước ngọt, mỗi bình 1,2 lít, có đựng nước vào đầu dương vật, bằng sợi dây rất nhỏ làm đau chịu không nổi, chỉ khóc. Lúc đó bị té, bị ngã luôn rồi bị đánh. Mấy người đánh đó biết mình không phạm tội gì hết nhưng công an sai nên họ phải đánh thôi.”

Mặc dù Bộ Công an đã ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình sự cũng như qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm giữ, thế nhưng những nạn nhân như ông Ynoen không biết kêu cứu ở tổ chức hay đoàn thể nào.

Ngày nay, ở VN, dân chúng hoang mang không hiểu vì sao lại có quá nhiều cái chết oan uổng. Đói quá cũng chết, bệnh nghèo không có thuốc uống cũng chết, đang khỏe mạnh bị chích nhầm vắc-xin cũng chết, đi làm xe bị lọt ổ gà cũng chết, ăn trộm chó cũng bị đánh chết, vào đồn công an cũng có thể bị chết, hay thậm chí phát cơm từ thiện cũng bị đâm chết…

Xã hội VN được chính quyền Hà Nội đánh giá là ổn định nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời về những cái chết được dự báo trước đang diễn ra tràn lan như hiện nay?

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.