Những chiến thắng trong vụ kiện Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dù trong hoàn cảnh tang thương, khốn khó nhất, 600 nạn nhân tại Hà Tĩnh đã đồng loạt đứng lên khởi kiện Formosa vào hai ngày 26 và 27 tháng 9, 2016, và đã để lại những hình ảnh tuyệt đẹp của người ngư dân Việt Nam. Họ đã bị tước hết phương tiện sinh nhai, phải trực diện với một tương lai đen tối, hiểm nguy, bủa vây bởi hàng trăm, ngàn tấn chất thải độc hại kéo dài tới nhiều đời con cháu, nhưng họ đã rủ nhau lên đường tìm công lý với thái độ lịch sự, đầy văn hóa, ôn hòa và kỷ luật.

Đoàn người khiếu kiện xếp hàng ba, hàng tư dài thậm thượt, mặc áo thun trắng in hình xương cá, đầu đội mũ cát két xanh lá cây, vừa đi vừa hát Kinh Hòa Bình, đã nhịp nhàng tiến vào sân tòa án thị xã Kỳ Anh giữa những đằng đằng sát khí của đội ngũ xem dân là đối nghịch. Họ – đồng bào tôi, những nạn nhân ngư dân hiền lành vừa bị cướp tơi tả, cạn kiệt, đã toát ra vẻ đẹp vươn cao của lòng can đảm, nhân từ mà uy dũng của một tập thể đầy chính nghĩa.

Quả là đáng tiếc cho những ai không nhận ra được sức mạnh và những thành quả tuyệt vời mà đoàn ngư dân đã đạt được ngay từ giây phút khởi động cuộc khiếu kiện tập thể – được mệnh danh là “vụ kiện lịch sử” này.

JPEG - 30.7 kb
Hàng vạn người dân Hà Tĩnh đã kéo về biểu tình trước công ty Formosa ngày 2-10-2016

Họ đã cương quyết:

1. Không để dân tộc bị sỉ nhục, bị coi là ươn hèn, ngu xuẩn trước những kẻ tham lam, vô lương tâm và trách nhiệm, tới Việt Nam để tàn phá và trục lợi. Họ đòi Formosa phải bồi thường thỏa đáng, tẩy sạch môi trường, và đóng cửa, cút khỏi Việt Nam.

2. Không để Formosa và những kẻ vô lương tâm tại Việt Nam tiếp tục cấu kết với nhau làm hại đất nước, và cho “chìm xuồng” tội lỗi tày đình này. Lửa đấu tranh vì môi trường từ tháng 5 vẫn luôn bừng sáng.

3. Tạo tiền lệ để không một kẻ nào có thể hủy hoại môi trường Việt Nam, giết hại và đầu độc người Việt nhân danh phát triển kinh tế hay cộng tác làm ăn.

4. Những kẻ tiếp tay với Formosa làm hại đất nước phải bị trừng phạt, những kẻ thiếu khả năng và vô trách nhiệm trong vụ Formosa phải bị phanh phui và loại ra khỏi guồng máy quản trị. Đây là cơ hội tranh đấu để làm “sạch” đất nước trong khuôn khổ pháp định và hiến định.

5. Cần hâm nóng dư luận trong nước và quốc tế vì đây là một vấn đề nghiêm trọng trong thế giới liên lập ngày hôm nay. Nguy cơ về môi trường không chỉ tác hại lên ngư dân và người Việt Nam, mà còn di hại đến các quốc gia lân cận và thế giới khi hàng hóa từ Việt Nam được xuất cảng, khi nước biển nhiễm độc lan xa.

JPEG - 136.9 kb
Ngư dân miền Trung khởi kiện Formosa ngày 26&27-9-2016

6. Người dân Việt Nam tập quen tinh thần chủ động, làm chủ đời sống của mình, đòi lại quyền được sống an toàn, sống có nhân phẩm, và quyền làm chủ đất nước. Đi khiếu kiện tập thể cũng giúp cho người dân quen với sinh hoạt tập thể, thấy được sức mạnh của số đông, vượt qua được sự sợ hãi bạo lực, thực tập tinh thần bất bạo động và nhu cầu kỷ luật cần có.

7. Những thành phần công an/cảnh sát/quân đội cũng được thực tập để không phải sợ hãi người dân biểu tình ôn hòa (như họ thường được chế độ cộng sản Việt Nam tuyên truyền xuyên tạc rằng: người dân đi biểu tình là thành phần phản động, nguy hiểm, phá rối trật tự, hay khủng bố). Họ sẽ dần dần cảm thông và đồng tình với chính nghĩa của người dân, mà đa số chính là thân nhân, bạn bè, xóm giềng của họ. Bớt sợ thì dần dà lực lượng “đàn áp dân” sẽ trở thành lực lượng “giữ gìn trật tự” cho dân đi biểu tình, cùng đứng về phía dân mà bỏ đi thái độ bạo lực.

JPEG - 27 kb
Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam (giữa) là người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa ngày 26&27-9-2016

Vị linh mục khả kính Antôn Đặng Hữu Nam đã lãnh đạo đoàn khiếu kiện như một vị tướng chỉ huy tài giỏi giữa ba quân. Ngài đã kêu gọi người dân hãy tôn trọng luật pháp, tôn trọng công an, kêu gọi mọi người giữ gìn an ninh, trật tự, ôn hòa, giữ gìn vệ sinh hiện trường, không xả thải/xả rác … Những lời kêu gọi này của ngài cũng chính là những thông điệp hòa bình nhắn gửi tới những người đang lăm lăm tay súng quanh sân tòa án.

Khi đồng bào khám phá ra có những người trà trộn vào hàng ngũ ngư dân khiếu kiện để tạo biến động, Cha đã nhanh chóng vãn hồi trật tự và vô hiệu hóa kẻ xấu khiến chúng bẽ bàng lẩn trốn ra ngoài.

Phải chăng, hai điểm 6 và 7 nêu trên đã được thấy rõ trong những ngày kế tiếp sau đó.

a. Ngày 29-9-2016, đã có thêm 7 ngư dân Hà Tĩnh, đại diện cho 36 hộ dân, lên Hà Nội khiếu nại với bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc cấp phép cho Formosa hoạt động.

JPEG - 32.3 kb
Hình ảnh đẹp trong cuộc biểu tình trước bản doanh Formosa ngày 2-10-2016

b. Ngày 2-10-2016, hàng vạn người đã tụ tập biểu tình ngay trước công ty Formosa. Trong 4 thập niên qua, chưa hề có một cuộc biểu tình nào lớn như vậy của người dân tại Việt Nam. Trong tinh thần ôn hòa với lời nhắn nhủ bất bạo động của Linh mục Phêrô Trần Đình Lai, đồng bào đã hô to những khẩu hiệu đòi Formosa cút khỏi Việt Nam, trả lại biển sạch, cá tươi cho ngư dân. Điểm son là lực lượng công an và cảnh sát cơ động (rất đông đảo và đầy ắp khí giới) đã không dám mạnh tay đàn áp; sau một vài hành vi bạo lực ngắn ngủi lúc đầu, họ đã nhanh chóng rút lui trước khí thế vươn cao của người dân.

JPEG - 164.8 kb
Biểu tình phản đối chính quyền xã An Hoà, Quỳnh Lưu Nghệ An không ký xác nhận uỷ quyền kiện Formosa của 500 người dân xứ Phú Yên và phụ cận hôm 3-10-2016.

c. Ngày 3-10-2016 tại Ủy Ban Nhân Dân xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An, 500 ngư dân cũng đã biểu tình chống đối vì UBND xã này đã gây khó dễ cho người đi khiếu kiện. Trước áp lực của người biểu tình, họ đã phải đồng ý đóng dấu xác nhận đơn kiện của ngư dân tại đây.

Hai diễn biến đáng khích lệ được ghi nhận là trong cuộc khiếu kiện ngày 26-9, đại diện nhà nước xã Kỳ Anh đã ngỏ lời đem nước mời bà con khiếu kiện uống trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người, và trong cuộc biểu tình ngày 2-10 bà con cũng đã đem nước mời cảnh sát cơ động uống.

JPEG - 29.1 kb
Hình ảnh đẹp được ghi lại trong cuộc hành trình khởi kiện Formosa ngày 26&27-9-2016.

Người Việt khắp nơi đón mừng những tin vui dồn dập này từ Hà Tĩnh, không chỉ bằng con tim rung động, mà còn bằng cả những hành động cụ thể để công lý sớm được trả lại cho ngư dân miền Trung, cho biển cả và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Trần Diệu Chân
Ngày 3-10-2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.