Những chính sách kỳ dị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những chính sách ban hành ra từ trước đến nay khá nhiều và thường thì hầu hết chúng bị người dân phản đối, mặc dù các quan chức vẫn thường nói người dân chúng ta “dân trí thấp”.

Thế nhưng, với trình độ dân trí họ cho là như vậy, mà mỗi khi ban hành ra thì người dân lại chỉ trích và phản đối một cách gay gắt chúng.

Vậy phải chăng trình độ của người quản lý và điều hành, làm chính sách còn tệ hơn cả người dân mà với “dân trí thấp”?

Đã có rất nhiều đề xuất ngu ngốc đã từng được đưa ra để thảo luận: phụ nữ ngực lép không được đi xe máy; phụ nữ quá 33 tuổi không được sinh đẻ; xe máy phải chính chủ khi lưu thông; phải có hộ khẩu Hà Nội mới được mua nhà ở thủ đô và ngược lại; cấm xe biển chẵn đi ngày lẻ và biển lẻ đi ngày chẵn; xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội vừa triển khai đã đổ bể; hệ thống đường đi bộ dưới mặt đất thì bỏ không; đề xuất bắt buộc mỗi người phải hiến máu một lần một năm;…

JPEG - 116.7 kb
Bản dự thảo Luật về máu và tế bào gốc được Bộ Y Tế công bố hôm 9 Tháng 1, quy định mỗi người dân phải hiến máu 1 lần trong năm. Ảnh minh họa (giadinhvietnam.com)

Nhưng những chính sách loại như vậy vừa đưa ra là người dân đã phản đối một cách quyết liệt ngay tức thì và kèm theo một số lý luận khá hợp lý. Một số khác thì cho rằng nó bất ổn mà không hẳn rõ vì sao mà cứ phản đối như một cách thể hiện quan điểm phần nhiều là thiếu căn cứ mà dựa trên cảm tính cá nhân. Hoặc một số chính sách đưa vào thực hiện trong thực tế thì đã thất bại ngay từ khi triển khai. Bởi nó không có tính khả thi.

Ở Đức, Pháp, các nhà hoạch định chính sách luôn có một bộ phận gọi là bộ phận đánh giá tính thực thi của các chính sách khi được ban hành ra. Ví dụ, họ tính toán xem nếu đạo luật về chống trốn thuế mà được đem vào thi hành trong thực tế thì có tốn kém hơn là số người/số tiền đang bị trốn thuế hay không. Và nó có cần thiết để đem ra áp dụng lúc này hay sẽ gây ra những tổn thất nhiều hơn là việc nó không nhất thiết tồn tại. Và nhờ vào đó họ cân nhắc xem có cần đến việc ban hành một đạo luật nào đó và đem áp dụng vào trong thực tế đời sống hay không. Nên họ không rơi vào tình cảnh bị người dân phản đối hay đưa ra những đề xuất ngu ngốc như những người quản lý, điều hành đất nước như ở xứ ta.

Chuyện con Rồng kỳ dị với các bộ phận từ đầu đến đuôi là những con vật khác nhau, nó chỉ là một ví dụ đơn lẻ nhưng là phản ánh toàn diện và tổng thể cách tư duy và điều hành nhà nước của quan chức trong chính quyền. Nó méo mó và dị dạng, nó thiếu chất xám và chỉ khoả lấp mang tính tạm thời.

Làm chính sách, phải có cái nhìn bao quát, nắm được tình hình thực tế, tính đến khả năng thực thi khi áp dụng, khả năng sống sót của một chính sách về sự lâu dài. Tất cả những cái đó thì không thể thiếu ở một nhà lãnh đạo, một chính phủ điều hành đất nước mang tính kỹ trị và có tầm nhìn hơn người khác.

Việc đưa ra đề xuất bắt buộc người dân hiến máu mỗi năm một lần là một đề xuất vi phạm Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, được đảm bảo về nhân phẩm, danh dự của con người.

Quyền được sống an toàn và mưu cầu hạnh phúc là những quyền con người mà được bảo vệ bất khả xâm phạm từ bất kể ai. Nhất là từ phía chính nhà nước của mình.

Những đạo luật, chính sách vi hiến, trái luật vẫn được ban hành đầy rẫy và rất thường xuyên mà không ai kiểm soát được, nó chính là kết quả vận hành của một chính phủ yếu kém, thiếu trí tuệ và phẩm chất, không tôn trọng nhân dân của mình.

Có lẽ chúng ta đã quá quen với việc thích ứng các chính sách và đạo luật hàm chứa nhiều rủi ro và đầy tính cưỡng bách trong đó nên thành ra mỗi khi được phản kháng một điều gì đó mà có thể khiến nó tạm ngừng thực thi thì đã cảm thấy vui mừng một cách thoả mãn. Nhưng không nhìn sâu hơn cái gốc rễ vấn đề đó là lỗi ở thể chế và cơ chế vận hành của bộ máy. Nên việc nổ bỏng thường sẽ cho ra những sản phẩm lỗi tiếp theo mà phần lớn là không thể tiêu dùng được.

Ở xứ ta, họ thường ban hành chính sách dưới ba dạng:

1. Đề xuất tiêu cực;
2. Đề xuất ít tiêu cực hơn;
3. Đề xuất gần như không khả thi.

Khi ban hành ra, chắc chắn người dân sẽ chỉ để tâm và phản đối đề xuất thứ 3 và có thể kèm theo phương án thứ nhất. Và tạm chấp nhận cái thứ 2. Và cái còn lại này nó sẽ được đem thực thi trên thực tế trong sự đồng tình mang tính chấp thuận trong tình cảnh ít có lựa chọn khác cho người dân.

Và điều này được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình điều hành, quản lý đất nước, nên đa phần người dân là với tâm lý “chấp nhận được” mặc dù biết nó có nhiều tiêu cực và chưa thoả đáng.

Vậy nên, bắt buộc phải thay đổi gốc rễ của vấn đề, chứ không thể chỉ suốt ngày đi phản đối một vài chính sách đơn lẻ được trưng ra rồi coi đó là thành quả của chúng ta.

Nguồn: FB Luân Lê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.