Những hậu quả sau vụ khủng bố tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tóm tắt diễn biến

Vào tối thứ sáu 13/11, Paris đã sống trong kinh hoàng, do 3 nhóm khủng bố gây ra.

Nhóm thứ nhất đã ra tay vào lúc 21 giờ 20, tại sân vận động Stade de France thuộc tỉnh Seine Saint Denis, phía Bắc Paris, lúc xảy ra trận đấu giao hữu giữa hai đội bóng tròn Pháp và Đức, với sự tham dự của hơn 80.000 khán giả và Tổng Thống Pháp François Hollande.

Nhóm này gồm Bilal Hadfi, 20 tuổi, quốc tịch Pháp, sống tại Molenbeek (Bỉ); Ahmad Al Mohammad, 25 tuổi, người Syria và một người chưa rõ lý lịch; cả hai đều xử dụng giấy tờ của người di dân đến Hy Lạp vào tháng 10/2015 đã giật dây nổ đeo trên người trước cổng vào D và H của Stade de France sau khi bị chặn lại không vào được bên trong. Nhóm khủng bố này đã làm 3 tên khủng bố và một người qua lại chết. Hai tiếng nổ vang đội cả sân vận động, nhưng hầu như không ai để ý vì nghĩ là tiếng pháo nổ. Ít lâu sau tiếng nổ thứ hai, Tổng Thống Pháp được an ninh thông báo và đã rời chỗ ngồi xem để lên trung tâm điều hành sân vận động.

5 phút sau tiếng nổ đầu tiên tại Stade de France, lúc 21 giờ 25, nhóm khủng bố thứ hai xuất hiện tại góc đường Bichat và Alibert thuộc Quận 10 Paris. Nhóm này có kẻ chủ mưu Abdelhamid Abaaoud và hai anh em Brahim và Salah Abdeslam. Brahim quốc tịch Pháp sống tại Bỉ, 31 tuổi, anh của Salah Abdeslam, đã đổ xuống từ một chiếc xe mướn hiệu Seat Leon đen và xả súng tiểu liên bắn vào nhiều thanh thiếu niên và người ngoại quốc đang ngồi ăn, uống cà phê trong quán Le Petit Cambodge và Le Carillon. Có 15 người bị bắn chết, tử thi không toàn vẹn.

Sau khi bắn giết ở đây xong, toán khủng bố thứ hai này đã xuất hiện tại đường De la Fontaine-au-Roi (Quận 10), lúc 21 giờ 32, bắn chết 5 người khi đang ngồi ăn trong một quán Pizza. 21 g 36, tại nhà hàng La Belle Equipe, đường Charonne (Quận 11), 19 người nữa bị bắn chết cũng bởi nhóm khủng bố đi trên chiếc Seat Leon đen. 21 giờ 40, tại boulevard Voltaire (Quận 11), một tên khủng bố bị chết khi giật đây lưng chứa chất nổ quá sớm. Chỉ có một người khác gần đó bị thương nặng.

Toán khủng bố thứ ba, vào lúc 21 giờ 40, đi trên một chiếc xe Polo xuất hiện trước cổng của rạp hát Bataclan (Quận 10). Toán khủng bố này gồm Osmar Ismaël Mostefaï, 29 tuổi, quốc tịch pháp, sống tại Chartres, bị xử án 8 lần từ 2004 đến 2010 về tội thường phạm nhưng chưa bao giờ bị tống giam (bị cho vào danh sách tình nghi có hành vi phương hại đến an ninh quốc gia); từ 2010 vì có tư tưởng cực đoan hồi giáo, Samy Amimour, 28 tuổi, quốc tịch pháp, bị điều tra năm 2012 về tội khủng bố, bị trát tòa quốc tế ra lệnh bắt giữ từ 2013 và hai người nữa chưa rõ.

Toán này đã xông vào và xả súng bắn một cách dã man vào khán giả, gồm hơn 1500 người, đa số thuộc thành phần trẻ đang ngồi thưởng thức hòa tấu nhạc rock. Khán giả bỏ chạy tán loạn, tìm mọi nơi để lẩn trốn. Khủng bố bắn ngay cả vào những người đã ngã xuống đất bị thương. Cuộc tàn sát kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, cho tới 0 g 20, khi lực lượng cảnh sát tinh nhuệ BRI và RAID xông vào giải cứu. Một tên khủng bố bị bắn chết, 3 tên còn lại giật dây lưng chất nổ để tự sát. 89 người bị tàn sát chết và hơn 300 người bị thương.

Đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2 chấm dứt, nước Pháp đã bị khủng bố Hồi giáo tấn công quy mô, có tổ chức và hậu cần quan trọng và gây ra những thiệt hại về nhân mạng nặng nề. Có tất cả 29 người bị giết chết (130 tính đến 20/11), 352 người bị thương trong đó có 90 người bị thương rất nặng chưa rõ sống chết như thế nào. Trong số 10 tên khủng bố thuộc 3 toán, có 8 bị chết, trong đó 7 đã tự sát bằng dây chất nổ đeo trên người. Còn lại 2 chạy trốn là Abdelhamid Abaaoud và Salah Abdeslam.

JPEG - 57.5 kb
Bên ngoài rạp hát Bataclan, nơi 89 khán giả bị tàn sát và hơn 300 người khác bị thương

JPEG - 111.9 kb
Vị trí xảy ra các vụ khủng khủng bố ngày Thứ Sáu 13/11

Những đặc điểm

Hơn 10 năm sau cuộc khủng bộ quy mô tại Madrid, Tây Ban Nha, nhằm vào hệ thống hỏa xa do Al Qaeda tiến hành (3/2004, 191 người bị chết và hơn 2000 bị thương) và nhằm vào hệ thống chuyên chở công cộng tại Luân Đôn (7/2005, khiến 56 người chết, hơn 700 người bị thương).

Đặc điểm thứ nhất, đây là một cuộc khủng bố có tổ chức, xảy ra đồng loạt tại nhiều địa điểm bởi 3 toán khủng bố, được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng qua, xử dụng võ khí nặng và gây ra nhiều thiệt hại nhất về nhân mạng từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay. Nếu 3 tên khủng bố của toán một đột nhập được vào bên trong vận động trường Stade de France và giật dây lưng chứa chất nổ, chắc chắn số người thiệt mạng có thể lên đến cả ngàn.

Đặc điểm thứ hai, đây là một cuộc tấn công lần đầu tiên có xử dụng dây lưng chứa chất nổ, hình thức tấn công loại này chưa từng xảy ra lần nào tại Âu Châu cho đến nay, và khủng bố được trang bị súng tiểu liên loại dành cho quân đội với rất nhiều đạn dược kể cả số đạn dự trữ gồm 3 khẩu kalachnikovs, năm băng đạn còn nguyên được tìm thấy trong chiếc Seat Leon đen tại Montreuil (Seine-Saint-Denis).

Đặc điểm thứ ba, trong 3 toán khủng bố, có ít nhất 5 tên khủng bố không nằm trong danh sách theo dõi đặc biệt của cảnh sát. Và cả 3 toán đều xuất phát từ Bỉ, Molenbeek, vào tối hôm trước 12/11, nơi được xem là nơi ẩn náu của khủng bố hồi giáo tại Âu Châu.

Dù được chuẩn bị kỹ lưỡng để tàn sát hàng trăm người dân vô tội, 3 toán khủng bố đã không hoàn toàn thành công trong mưu đồ sát nhân, nhờ vậy số người bị chết tại Paris không lên cao như khủng bố muốn (thất bại của toán một).

Trước 13/11, đã có 6 cuộc tấn công đã bị lực lượng an ninh Pháp khám phá ra và bẻ gãy, cứu được hàng trăm sinh mạng. Đặc biệt là cuộc tấn công tầu hỏa tốc TGV Thalys từ Amsterdam về Paris ngày 21/8/2015 khi Ayoub El-Khazzani âm mưu tàn sát hành khách trên tầu và bị 3 lính Hoa Kỳ đi nghỉ phép can thiệp, bắt sống và bẻ gãy. Nếu tên khủng bố này không bị bắt sống, số người có thể bị bắn chết trên tầu hỏa tốc Amsterdam-Paris có thể lên cả trăm người.

Những phản ứng của Pháp

Ngay sau khi biết được nước Pháp bị tấn công bằng những toán quân khủng bố hồi giáo, Tổng Thống Pháp đã ban hành tình trạng thiết quân luật ngay từ nửa đêm rạng sáng thứ bảy. Tất cả các bệnh viện công tư tại Paris đều được trưng dụng trong kế hoạch Blanc d’urgence nhằm cấp cứu số lượng người bị thương quá lớn và giảo nghiệm để tìm ra lý lịch các nạn nhân bị bắn chết.

Quân đội được lệnh điều động thêm 1500 lính về tăng viện, bảo vệ Paris, sau cùng con số này lên đến 3000 lính. Vào lúc 0 g 15 sáng Thứ Bảy 14/11, buổi họp khẩn cấp của Hội Đồng Bộ Trưởng được Tổng Thống triệu tập và họp tại Dinh Tổng Thống Elysées.

Ông Hollande tuyên bố nước Pháp xem đây là một hành động tuyên chiến của quốc gia Hồi Giáo (IS Islamic State) và cho biết sẽ đối phó bằng mọi phương tiện để truy lùng và tiêu diệt IS. Lực lượng không quân Pháp gốm 6 chiến đấu cơ Rafale đặt căn cứ tại Jordan, và 6 chiếc khác tại United Arab Emirates được lệnh bỏ bom ngay các vị trí chỉ huy và tiếp liệu tại thủ đô Raqqa của Quốc Gia Hồi Giáo (IS).

Trong lúc cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn, hàng trăm nhân viên cảnh sát khoa học (Police scientifique) chuyên về điều tra (forensic) đã thu thập mọi dữ kiện, mọi dấu vết để tìm ra lý lịch các tên khủng bố, thẩm vấn vòng đai gia đình các tên khủng bố, đồng thời truy lùng các thành phần đang lẩn trốn.

Qua việc truy tìm dấu DNA (phân tử deoxyribonucleic acid mang Thông Tin Di Truyền) ngay tại hiện trường và trong 2 chiếc xe mướn, an ninh Pháp đã tìm ra nhanh chóng 2 anh em Abdeslam và nơi trú ẩn Molenbeek (Bỉ) của Abdelhamid Abaaoud bị tình nghi chủ mưu nhiều cuộc tấn công khủng bố tại Âu Châu, và đặc biệt cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13/11, nhờ dấu tay để lại.

Tuy nhiên, trong 3 toán khủng bố, ít nhất 5 trong số 10 thành phần khủng bố cho đến ngày tiến hành giết người, không có dấu vết trong hồ sơ của cảnh sát hay bị để ý, liên quan đến các hành vi hồi giáo cực đoan hay khủng bố của họ. Đây là một lỗ hổng rất lớn trong hệ thống tình báo Liên Âu chống khủng bố, nhất là của Pháp và Bỉ.

Phản ứng của người dân Pháp nói chung khá điềm tĩnh, không hốt hoảng và đã có rất nhiều trường hợp những người gan dạ không ngại bị bắn chết, đạn lạc, dù đã chạy thoát vẫn quay trở lại, giúp những người khác bị thương chung quanh ẩn náu vào những nơi an toàn.

Ngay ngày hôm sau Thứ Bảy 14/11, dù bị cảnh sát cấm tụ tập ngoài đường phố, đông đảo người dân Pháp đã đi đến công trường Republique (Cộng Hòa), trước các quán ăn, rạp hát Bataclan, ngay gần nơi nhiều người bị khủng bố bắn chết tại Quận 11 để thắp nến, gởi hoa, ghi lại những lời phân ưu, lên án khủng bố.

Tinh thần ái quốc dâng cao với bản hát quốc ca Pháp ’La Marseillaise được hát vang dội trong các buổi biểu tình hỗ trợ tinh thần, liên đới tại Toulouse, Bourdeaux, Marseille, Paris, cũng như tại nhiều quốc gia Liên Âu như Anh, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Đức.

Trong buổi họp với Lưỡng Viện Quốc Hội vào ngày Thứ Hai 15/11 tại Điện Versailles, Tổng Thống Pháp Hollande đã đưa ra một số đề nghị nhằm gia tăng khả năng lực lượng bảo vệ an ninh, như gia tăng số lượng cảnh sát và nhân viên quan thuế, không cắt giảm số lượng quân đội, đồng thời đề nghị một liên minh duy nhất để phối hợp tất cả các hoạt động quân sự chống lại IS, và gia tăng tấn công bằng không quân nhằm vào các vị trí trọng yếu của IS tại Syria.

Ngày 19/11, Quốc hội Pháp biểu quyết với đa số tuyệt đối gia hạn tình trạng Thiết Quân Luật đến tháng 2 /2016, với thẩm quyền nới rộng của các lực lượng an ninh để điều tra, truy lùng khủng bố. Hơn 170 cuộc điều tra, khám xét nhà riêng đã diễn ra trên khắp nước Pháp, để tìm ra các thành phần đồng lõa, cũng như các toán nắm vùng khác.

Cộng đồng đạo Hồi Giáo Conseil francais du culte musulman (CFCM) đã lên án mạnh mẽ ngay tối Thứ Sáu các hành động khủng bố tại Paris và xác nhận những hành động giết người dã man hoàn toàn không bao giờ là chủ trương của Hồi Giáo, đồng thời cho biết sẽ sát cánh với cộng đồng dân tộc tại Pháp nhằm loại trừ các thành phần cực đoan, và sống hòa đồng trong xã hội Pháp. Hiện nay sau cuộc khủng bố vào tháng 1/2015 nhằm vào tờ báo Charlie, các hành động kỳ thị người đạo Hồi Giáo hay gốc À Rạp ngày càng gia tăng tại Pháp và Liên Âu.

Cuộc khủng bố 13/11 có ảnh hưởng xấu lớn đến du lịch tại Paris; gần 50% số du khách đã hủy bỏ chương trình du lịch và phòng thuê đặt tại các khách sạn. Các trung tâm thương mại lớn đều khá vắng người, dù chỉ một tháng nữa là tới các lễ lớn cuối năm Noël và Tết Tây và tất cả người vào đều bị nhân viên an ninh khám đồ vật mang theo, ví, sách tay, rà soát kim loại.

Các hãng xưởng lớn đều gia tăng mức độ an ninh tại văn phòng và cho nhân viên khi di chuyển. Các buổi tụ tập người đông đảo (hòa tấu nhạc, vận động trường, bảo tàng viện, rạp hát,..) đều gia tăng số nhân viên an ninh và rà soát người vào. Một tuần sau cuộc tấn công khủng bố 13/11, tình hình sinh hoạt tại Paris đã khá trở lại bình thường, dù mọi người đều tránh đến các nơi đông người và lưu lại khuya.

JPEG - 110 kb
Tổng Thống Pháp Hollande triệu tập Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 15/11 tại Điện Versailles

JPEG - 111 kb
Dân chúng Paris tới cầu nguyện tại Công Trường Cộng Hòa, gần nơi bị khủng bố

JPEG - 81.7 kb
Nhiều nơi trên thế giới treo cờ Pháp để bày tỏ sự liên đới với nước Pháp

Những hậu quả

Chính phủ Pháp thay đổi chính sách đối với Syria. Trước đây, Pháp vẫn từ chối không tham gia vào các cuộc tấn công bằng không quân tại Syria. Cho đến lúc an ninh Pháp cho biết đã phá vỡ 6 cuộc tấn công do IS chủ mưu, lúc đó, Pháp mới ra lệnh cho oanh tạc cơ bỏ bom các vị trí của IS tại Syria.

Và sau vụ tấn công 13/11, Pháp đã ra lệnh tổng tấn công bằng mọi phương tiện nhằm tiêu diệt IS. Hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles De Gaulle và 7 khu trục hạm gồm 2600 binh sỉ hải quân thuộc lực lượng đặc nhiệm Arromanches2 và được lệnh di chuyển bố trí ngoài khơi Liban và biển Arabie nhằm tham gia vào lực lượng không quân của Liên Minh bỏ bom các trung tâm chỉ huy, huấn luyện, tiếp liệu, kho võ khí của IS.

IS trở thành mục tiêu cần phải tiêu diệt của Pháp, với một ưu tiên cao hơn việc hạ bệ chế độ Assad tại Syria. Pháp đang vận động để Nga và Hoa Kỳ cùng đứng chung vào trong một liên minh toàn cầu để tiêu diệt IS.

Ngày 19/11, Pháp đã đệ trình Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một Nghị Quyết nhằm cho phép Cộng Đồng Quốc Tế lấy mọi biện pháp phù hợp với Công Pháp Quốc Tế, Hiến Chương LHQ để chống lại IS trên phần lãnh thổ mà IS chiếm được tại Syria và Irak.

Theo Nghị Quyết này, IS là mối đe dọa toàn diện và chưa từng thấy cho nền hoà bình và an ninh thế giới. Nghị quyết này đã được toàn thể Hội Đồng Bảo An LHQ thông qua. Việc này sẽ khiến cho cuộc chiến nhằm tiêu diệt IS gia tăng cường độ và tất cả sức mạnh quân sự, tình báo sẽ được tận dụng nhằm truy lùng, triệt hạ các thành phần khủng bố như Hoa Kỳ đã làm từ nhiều năm nay qua drone, kể cả việc gởi lực lượng đặc biệt tham chiến trên bộ.

JPEG - 47.7 kb
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử Pháp Charles de Gaulle đang trên đường tới Trung Đông

Chính sách di dân bị ảnh hưởng

Hiện nay làn sóng người di dân từ Phi Châu, Trung Đông đang đổ sang Âu Châu qua cửa ngõ Balkan (Croatie, Slovénie), Hy Lạp, Bulgaria để tỵ nạn hay di dân, đã gia tăng rất nhiều; số người lên đến hơn 700.000 trong năm 2015.

Đã có nhiều tin đồn cho rằng các thành phần khủng bố sau khi đi tham chiến trong hàng ngũ IS tại Syria, Irak, đã trở về trà trộn qua làn sóng người tỵ nạn, để trở về nằm vùng trong các toán bí mật của IS tại Âu Châu, chờ ngày thực hiện công tác khủng bố. Các quốc gia thuộc Liên Âu như Ba Lan, Tiệp, Hungary tuyên bố đóng cửa biên giới, không nhận di dân và người tỵ nạn.

Thủ Tướng Pháp Manuel Vall tuyên bố cần phải cứu xét lại hiệp ước Schengen cho phép lưu chuyển tự do trong khuôn khổ Liên Âu, vì các thành phần khủng bố tại Bỉ đã lợi dụng quyền tự do không giới hạn trong không gian Schengen để đi qua Pháp tiến hành cuộc tấn công khủng bố vừa rồi.

Các biện pháp kiểm soát biên giới bên ngoài (external frontier) của Liên Âu cần được gia tăng và duy trì với một sự hợp tác mật thiết và thường xuyên giữa các lực lượng an ninh tình báo các quốc gia Liên Âu về danh sách các thành phần tình nghi là khủng bố, nhất là các thành phần trở về lại từ Syria, sau khi tham gia Thánh Chiến tại đây.

Một số biện pháp cụ thể đã được đề nghị: tống xuất các thành phần chức sắc hồi giáo (iman) rao truyền các hận thù, tư tưởng cực đoan của hồi giáo, đặc biệt theo dõi hay quản thúc tại gia các thành phần đi trở về từ Syria, tước bỏ quốc tịch các thành phần có bằng chứng có hoạt động liên hệ đến khủng bố, gia tăng hợp tác tình báo để truy lùng, khám phá ra các âm mưu khủng bố đang được chuẩn bị.

Việc 2 tên khủng bố thuộc toán một, mang thông hành Syria và du nhập vào Liên Âu qua ngã Hy Lạp khiến nhiều lãnh đạo Liên Âu nhận thấy cần phải cứu xét lại hiệp ước Schengen.

Chính sách tiêu diệt khủng bố

Việc các lực lượng an ninh tình báo Liên Âu đã không tìm thấy những chỉ dấu nào rõ rệt nào về âm mưu tấn công ngày 13/11 cho thấy lực lượng an ninh đã thất bại, dù đã gia tăng việc theo dõi, nghe lén các liên lạc trên mạng Internet, hệ thống điện thoại, thiết lập danh sách các thành phần khả nghi nhằm truy tìm các âm mưu, vì không có phương tiện điện toán cần thiết để phân tích, nối kết các dữ kiện thu lượm được.

Thành phần chủ mưu Abdelhamid Abaaoud đã xuất hiện công khai trong suốt năm 2014, 2015 trên mạng xã hội, bên Bỉ với nhiều hình ảnh giết người, tuyên truyền, tuyển mộ người cho IS, mà vẫn không bị an ninh Bỉ bắt giữ điều tra. Hàng trăm người khác sau khi được IS tuyển mộ, đi tham chiến tại Syria, đã ung dung trở về qua nhiều ngã khác nhau để tránh bị theo dõi, và trở thành các toán nằm vùng để chờ một ngày ra tay tiến hành các hành động khủng bố trên khắp Liên Âu.

Qua trao đổi các dữ kiện về an ninh với Pháp, các giới chức về an ninh Hoa Kỳ cho biết ít nhất 4 tên khủng bố nằm trong danh sách TIDE quản trị bởi cơ quan National Counter Terrorism Center (NCTC) Hoa Kỳ gồm hơn 1,1 triệu tên, nhưng đã từ chối không tiết lộ những tên này là ai, để không ảnh hưởng đến khả năng truy lùng của Hoa Kỳ. Việc ngăn ngừa các hoạt động khủng bố chỉ có hiệu quả nếu có một quyết tâm của các giới lãnh đạo chính trị, gia tăng các phương tiện truy tìm (tracking), tổng hợp, phân tích các dữ kiện (analysis), trao đổi dữ kiện giữa các cơ quan tình báo chống khủng bố, cũng như điều chỉnh một số đạo luật để nâng cấp các biện pháp an ninh, dù phải giới hạn phần nào các quyền tự do căn bản (84% dân chúng Pháp chấp nhận sự giới hạn này sau cuộc tấn công 13/11).

Hiện nay, các cơ quan tình báo, các giới chính trị đều nhận thấy, nếu không có một sự phối hợp toàn cầu, IS, Al Qaeda, các toán khủng bố vẫn có thể ung dung điều nghiên, tổ chức, tiến hành các hành động khủng bố, tàn sát người dân vô tội mà không gặp một sự chống trả nào.

Việc Nghị Quyết Chống IS của Pháp vừa được Hội Đồng Bảo An LHQ nhất trí thông qua cho thấy phần nào quyết tâm, và quyết tâm này cần được thể hiện qua các hành động ngăn ngừa và chống khủng bố một cách cụ thể.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.