Nội bộ lãnh đạo CSVN trước thềm Đại hội Đảng XII

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Radio Chân Trời Mới (Thanh Thảo): Trong những ngày vừa qua, báo chí tại Việt Nam đã loan tải về bản kết luận điều tra của Ban thanh tra chính phủ về việc ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sài gòn đã để thất thoát 3,390 tỷ đồng tương đương với non 200 triệu Mỹ Kim tiền thuê, sử dụng đất của thành phố có nguy cơ không thu được. Đồng thời qua bản kết luận, Ban thanh tra chính phủ còn cho biết là các sở, ngành, huyện dưới quyền chỉ huy của ông Lê Hoàng Quân đã không thực hiện đúng trình tự, thủ tục về kê khai, không kê khai giá trị nhà và đất, tức là không minh bạch về tài sản.

Bản kết luận điều tra của Ban thanh tra chính phủ phổ biến ngay vào lúc đảng CSVN đang cho tổ chức hàng loạt các đại hội cấp cơ sở để bầu lại thành phần lãnh đạo cấp đảng ủy trong 5 năm tới. Đặc biệt là đảng ủy Sài Gòn sẽ bầu lại thành phần lãnh đạo, trong đó ông Lê Hoàng Quân – đang là phó Bí thư – có nhiều triển vọng lên làm Bí thư thành phố thay thế ông Lê Thanh Hải sẽ về hưu. Để tìm hiểu những bí ẩn đàng sau bản kết luận của Ban thanh tra chính phủ và tương lai chính trị của ông Lê Hoàng Quân, xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Thanh Thảo: Trước hết ông có nhận định ra sao về việc Ban thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra trách nhiệm đối với ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn trong lúc đảng CSVN chuẩn bị đợt thay đổi nhân sự cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

Lý Thái Hùng: Trong bản kết luận thanh tra trách nhiệm đối với ông Lê Hoàng Quân của Ban thanh tra chính phủ đã nêu lên 3 điểm: 1/ Để thất thoát tài chánh lên khoảng 200 triệu Mỹ Kim; 2/ Thanh tra các sở, ngành, huyện trực thuộc làm việc sơ sài tức làm lấy có; 3/ Ít tiếp dân tức là không gần gũi dân chúng.

Những điểm chỉ trích và quy trách nhiệm cho ông Lê Hoàng Quân nói trên không phải là điều mới lạ trong bộ máy quan liêu của chế độ Hà Nội. Nó bàng bạc ở hầu hết các Tỉnh, Thành cũng như các cơ quan trong bộ máy đảng và nhà nước vì nhu cầu “cộng sinh” giữa các quan chức của chế độ.

Cán bộ không thể sống với đồng lương rẻ mạt nên đã đẻ ra tình trạng “cộng sinh” trong mọi cơ quan để giúp nhau mà sống, nên tạo ra hiện tượng tham ô nhũng lạm càng lúc càng tệ hại do độc tài, bưng bít thông tin, thiếu trong sáng, vô luật lệ và hệ thống cường quyền tạo ra điều mà chính ông Trương Tấn Sang đã mô tả là một bầy sâu.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao vào lúc này, Ban thanh tra chính phủ lại đưa ra bản kết luận thanh tra và yêu cầu ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của ông Lê Hoàng Quân, nhằm vào mục tiêu gì?

Thứ nhất, ông Lê Hoàng Quân là một ủy viên Trung ương đảng, hiện đang là phó Bí thư Thành ủy Sài Gòn kiêm chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Ông Lê Hoàng Quân được mô tả là cánh tay mặt của đương kiêm Bí thư Thành ủy Sài gòn Lê Thanh Hải. Ông Quân sinh năm 1953, còn trong hạn tuổi có thể trở thành Bí thư Thành ủy và bước vào Bộ chính trị trong kỳ đại hội XII diễn ra vào tháng 1/2016.

Thứ hai, nội dung kết luận thanh tra đa số đề cập về sự yếu kém của ông Lê Hoàng Quân trong việc chỉ đạo hành chánh, kiểm tra các sở, huyện về quản lý đất đai, tài chánh hay kê khai tài sản. Nói cách khác là kết luận thanh tra cho thấy ông Lê Hoàng Quân không xứng đáng là một chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố vì không có khả năng chỉ đạo.

Thứ ba, bản kết luận thanh tra được công bố hai tháng trước khi Thành ủy Sài Gòn họp đại hội để bầu lại thành phần nhân sự lãnh đạo cho 5 năm tới (2015 – 2020) chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp chính trị của ông Lê Hoàng Quân. Nói cách khác, bản kết luận thanh tra tung ra vào lúc này là nhằm triệt hạ ông Lê Hoàng Quân và những người liên hệ.

Tóm lại, kết luận thanh tra là một âm mưu của một phe nhóm nào đó tung ra để dọn đường cho người của họ nắm quyền lực Thành ủy Sài Gòn trong 5 năm tới.

Thanh Thảo: Nếu dựa trên những phân tích của ông thì phe nhóm nào đứng đằng sau vụ tấn công nhằm triệt hạ ông Lê Hoàng Quân?

Lý Thái Hùng: Ban thanh tra chính phủ trực thuộc sự chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ. Do đó, ta có thể thấy ngay phe nhóm chủ lực triệt hạ ông Lê Hoàng Quân là ai.

Hơn thế nữa, trong khi bản báo cáo được gửi lên Thủ tướng, thì một vài tờ báo như Một Thế Giới, VnExpress, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam đã phổ biến một số nội dung dưới tựa đề mang tính giật gân; thí dụ báo Một Thế Giới: “Những sai phạm khó tin ở TP Sài Gòn dưới quyền Chủ tịch Lê Hoàng Quân”.

Điều này ai cũng thấy rõ là phe Nguyễn Tấn Dũng muốn triệt hạ Lê Hoàng Quân, vây cánh của Lê Thanh Hải, đương kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn để đưa người của họ vào thay thế. Theo sự phân tích của nhiều nhà bình luận quốc tế thì Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân thuộc cánh của Nguyễn Phú Trọng.

Nhân vật mà phe ông Nguyễn Tấn Dũng muốn đưa lên thay thế là Võ Văn Thưởng, hiện là phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn. Ông Thưởng trước đây là Bí thư Tỉnh Quảng Ngãi, nhưng được hoán chuyển vào làm việc ở Sài Gòn vào tháng 4/2014.

Thanh Thảo: Nếu như đại hội toàn đảng XII dự kiến khai mạc đầu năm 2016, thì ngay thời điểm này, Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương đảng đã phải họp vào tháng 7 hay tháng 8, để sắp xếp nhân sự và chung quyết về đường lối, nhưng lý do gì Trung ương đảng chưa nhóm họp thưa ông?

Lý Thái Hùng: Ban chấp hành trung ương đảng gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết họp 6 tháng 1 lần tại Hà Nội và phiên họp thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Ban chấp hành trung ương đảng nhiệm kỳ XI (2011-2015) cho đến nay đã họp 10 kỳ hội nghị. Hội nghị 10 đáng lý ra họp vào tháng 10/2014 nhưng đã dời đến tháng 1/2015. Trên nguyên tắc thì Ban chấp hành trung ương XI sẽ còn họp 2 khóa 11 và 12 trong năm nay, nếu Bộ chính trị CSVN vẫn còn giữ ý định tổ chức Đại hội XII vào tháng 1/2016.

Đáng lý ra, Hội nghị 11 của Ban chấp hành Trung ương đã phải nhóm họp. Hội nghị này rất quan trọng vì phải làm hai quyết định tối cần: 1/ Đường lối, chính sách cho 5 năm tới; 2/ Nhân sự lãnh đạo trong Trung ương đảng, Bộ chính trị và nhất là nhân sự trong bộ tứ (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) cho 5 năm tới.

Sự kiện Hội nghị 11 chưa có thể nhóm họp, đưa đến hai nghi vấn:

Thứ nhất là chưa đạt được sự thống nhất về đường lối trong Trung ương đảng, đặc biệt là các chính sách về kinh tế, an ninh quốc phòng để đáp ứng tình hình mới.

Thứ hai là có sự đấu đá gay gắt giữa các phe nhóm về vấn đề nhân sự lãnh đạo trong bộ tứ, do bàn tay khuynh loát của Trung Quốc. Chính việc Hà Nội cố tạo hình ảnh “bình thường hóa” sự hiện hữu của Tướng Phùng Quang Thanh sau những thông tin bất thường về tướng Thanh, cho thấy là áp suất của Trung Quốc vẫn còn đè nặng lên vấn đề sắp xếp nhân sự của lãnh đạo CSVN.

Nói tóm lại, Hà Nội chưa có thể triệu tập Hội nghị lần thứ 11 Trung ương đảng là vì sự xung khắc giữa các nhóm quá lớn, do những tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay.

Thanh Thảo: Nhiều nhà quan sát cho rằng lãnh đạo CSVN đang xoay trục từ Trung Quốc chuyển sang Hoa Kỳ và Nhật Bản để giảm thiếu các ảnh hưởng của Trung Quốc, kể từ khi ông Trọng gặp Tổng thống Obama hồi tháng 7/2015 vừa qua. Ông nghĩ sao về điều này?

Lý Thái Hùng: Nhìn trên mặt hiện tượng thì đúng là Hà Nội đang chuyển từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10 tháng 7 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên ở đây chúng ta cần phải hiểu là CSVN đang muốn “chuyển” điều gì từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tại sao họ phải “chuyển”.

Từ năm 1990 cho đến năm 2014, mối quan hệ giữa CSVN và Trung Quốc bao trùm lên mọi lãnh vực từ đảng, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, tình báo, văn hóa vân, vân…

Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/2014) và cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo và xây căn cứ quân sự (2013-2015) tại Trường Sa, CSVN thấy rằng Trung Quốc không những không còn là chỗ dựa an toàn mà còn đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cụ thể là Bắc Kinh có thể đánh chiếm 21 đảo, bãi đá chìm mà Hà Nội đang kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.

CSVN tiếp cận với Hoa Kỳ và Nhật Bản nhắm vào 3 yêu cầu:

Thứ nhất là mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, nhận viện trợ (hiện nay là tàu bè) từ Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển Đông.

Thứ hai là đàm phán để gia nhập vào TPP. Đây là thị trường rất quan trọng cho CSVN để không chỉ đưa nền kinh tế hòa nhập với các cường quốc mà để giảm bớt sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.

Thứ ba là qua sự ủng hộ tích cực của Hoa Kỳ và Nhật Bản, khối ASEAN sẽ gia tăng đoàn kết để áp lực Trung Quốc phải nghiêm chỉnh chấp nhận đàm phán đa phương, nhất là thi hành bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Như vậy vấn đề “chuyển trục” của CSVN nói trên chỉ là nhằm giải quyết bài toán biển Đông với hai áp lực có ảnh hưởng trực tiếp lên sự tồn vong của chế độ, đó là: bản chất nham hiểm và bá quyền của Trung Quốc, và sự phân hóa trong thượng tầng lãnh đạo CSVN giữa hai khuynh hướng thoát Trung và bám Trung.

Việc CSVN đi gần hơn với Hoa Kỳ không nhằm đưa đất nước hòa nhập vào thế giới tự do dân chủ và dứt khoát thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, mà chỉ quanh quẩn trong ngõ hẹp của sự bảo vệ quyền lực độc tôn, tư duy nô lệ Bắc Triều, và vấn nạn Hán Hóa quá sâu không còn rút chân ra được nữa.

Điều này đã giải thích lý do vì sao ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn những tuyên bố như: “tiếp tục duy trì mối quan hệ để cùng tồn tại và không làm lớn chuyện các khác biệt, gây đổ vỡ quan hệ láng giềng hữu nghị”, để tránh né không làm Bắc Kinh khó chịu.

Thanh Thảo: Một cách tổng quát, tình hình đảng CSVN hiện nay ra sao và liệu sự chuyển giao quyền lực giữa ông Trọng với một Tổng bí thư mới có suông sẻ hay không?

Lý Thái Hùng: Trong 16 thành viên của Bộ chính trị hiện nay, có 10 thành viên gồm các ông Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1947), Ngô Văn Dụ (1947), Tô Huy Rứa (1947), Lê Hồng Anh (1949), Nguyễn Tấn Dũng (1949), Phạm Quang Nghị (1949), Trương Tấn Sang (1949), Phùng Quang Thanh (1949), Lê Thanh Hải (1950) sẽ phải từ nhiệm vì vượt quá giới hạn tuổi 65.

6 thành viên còn lại Đinh Thế Huynh (1953), Nguyễn Thị Kim Ngân (1954), Tòng Thị Phóng (1954), Nguyễn Xuân Phúc (1954), Trần Đại Quang (1956) – có nhiều xác xuất không là tất cả – được tái nhiệm. Nhưng những nhân vật này không có đủ khả năng để được đưa lên làm Tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.

Vì thế, 2 trong 10 thành viên phải từ nhiệm ở trên có thể được chọn làm Tổng bí thư đảng cho nhiệm kỳ XII (2016-2021). Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng (lưu nhiệm) và Nguyễn Tấn Dũng.

Trong thời gian qua, ông Nguyễn Tấn Dũng có rất nhiều ảnh hưởng đối với Trung ương đảng nhờ những ban phát về quyền lợi phe nhóm, và là nhân vật có những phát biểu đi gần với Mỹ và Nhật trong vấn đề biển Đông, nên có nhiều xác suất được bầu vào trách vụ Tổng bí thư.

Tuy nhiên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản gần đây, ông Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ bản lãnh có thể “nói chuyện” với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc để làm an lòng khối đảng viên thân Tàu và muốn thoát Tàu. Do đó có thể ông Trọng lại được lưu nhiệm thêm một nhỉệm kỳ 5 năm.

Do những diễn tiến phức tạp giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng như vậy nên Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương đảng chưa triệu tập là vì vậy.

Thanh Thảo: Cảm ơn ông Lý Thái Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.