Ông Nguyễn Đức Chung đã bỏ lỡ cơ hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù mãi cho đến gần 7 giờ tối ngày 19 tháng 4, tức là 5 ngày sau khi xảy ra biến cố Đồng Tâm hôm 15 tháng 4, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội mới dẫn một phái đoàn đến “đối thoại” với người dân xã Đồng Tâm. Tuy nhiên, chỉ có phó chủ tịch xã Đồng Tâm tham dự trong khi không có người dân nào ra dự. Đây là sự thất bại của ông Nguyễn Đức Chung vì người dân Đồng Tâm đã không tin vào những lời hứa của ông Chung lẫn chính quyền thành phố Hà Nội.

Tại sao người dân không chịu ra dự cuộc đối thoại với ông Chung?

Trước những căng thẳng sau biến cố ngày 15 tháng 4: công an bắt giữ 15 người dân, ngược lại người dân lại bắt giam 38 cán bộ Huyện, công an, chính quyền xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức hoàn toàn tê liệt và có thể dẫn đến bạo động nếu công an tấn công.

JPEG - 95.9 kb
Cuộc “đối thoại” không người dự tối ngày 19-4-2017.

Trước tình hình đó, hai Luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân đã đứng ra làm trung gian, kêu gọi sự đối thoại của chính quyền và dân làng để cùng giải quyết những mâu thuẫn tích lũy nhiều năm qua. Qua điện thoại của Luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Đức Chung đã trao đổi với dân làng và hứa hẹn sẽ đích thân đến Đồng Tâm vào sáng ngày 18 tháng 4. Cho dù đã bị lừa nhiều lần nhưng lần này người dân đã tỏ ra phấn khởi, tin tưởng vào lời hứa của người đứng đầu thành phố, một bậc phụ mẫu chi dân thời xã hội chủ nghĩa.

Nhưng đến sáng 18 tháng 4, ông Nguyễn Đức Chung lại trở mặt, nói là không có hứa gì với ai và yêu cầu Luật sư Hải đính chánh. Nghĩa là ông Chung không đi đâu hết, cũng có nghĩa là ông không cần nói chuyện với ai.

Ngay sau thông báo đó, các báo lề đảng rộ lên đăng những bài báo bôi nhọ và kết án dân Đồng Tâm khiêu khích, vị phạm luật pháp. Trong cuộc họp báo ngay ngày 18 tháng 4, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định nói việc trao trả người “không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương”. Noi gương nguyên Giám đốc Chung, lần này ông Định cũng hứa nhưng hứa “sẽ nghiêm trị những kẻ chủ mưu, những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối”. Rõ ràng một thầy một bóng, mục đích của công an là bảo vệ lợi ích của các tập đoàn kinh doanh quân đội mà ở vụ này là Tập đoàn Viễn Thông Viettel.

Trong cuộc “đối thoại” không người dự, ông Nguyễn Đức Chung đã cho công bố cái gọi là “quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất sân bay Miếu Môn và đất ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm.”

Việc thanh tra này, theo ông Chung sẽ diễn ra trong vòng 45 ngày và sẵn sàng tiếp tục “đối thoại” với người dân trong những ngày tới để yêu cầu thả 20 cán bộ, công an còn đang bị người dân giam giữ.

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 20 tháng 4, đã ghi lại một số phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung như:

“Xung quanh các kiến nghị của bà con, tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền sớm giải toả các chướng ngại vật, vì nó ảnh hưởng đến bà con, ảnh hưởng tới các cháu. Tôi đề nghị bà con nên tin, sớm cho những người bị giữ về sớm. Cán bộ đi chỉ có bảo vệ dân, không có đàn áp dân… họ như con em mình nên sớm thả.”

“Chúng tôi ghi nhận bà con đã chăm sóc những người bị giữ, cho ăn, chăm sóc. Bà con có cắm biển sống làm việc theo pháp luật, vì vậy đề nghị bà con gương mẫu chấp hành pháp luật.”

Qua thông báo thanh tra trong 45 ngày và những phát ngôn “xuống nước” của ông Nguyễn Đức Chung nói trên cho thấy là ông Chung và nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc giải quyết các nguyện vọng của người dân xã Đồng Tâm. Nếu như ông Chung đi gặp người dân hôm 18 tháng 4, qua trung gian của Luật sư Trần Vũ Hải và Luật sư Lê Luân thì tình hình đã khác.

JPEG - 95.2 kb
Người dân cầm giữ cán bộ Huyện, công an, chính quyền Xã Đồng Tâm và Huyện Mỹ Đức.

Mấu chốt trong vụ Đồng Tâm chính là niềm tin của người dân vào các lãnh đạo xã, huyện, thành phố đã mất.

Trong nhiều năm qua, lãnh đạo CSVN luôn luôn đề cao sự gần dân, sống với dân và để cho dân giám sát chính quyền. Giờ đây người dân mới thấy đó chỉ là những mỹ từ trên đầu môi nhằm phục vụ tuyên truyền gạt gẫm. Vì lẽ, một trong những yếu tố quan trọng biểu hiện sự gần dân là đối thoại, là tâm tình để lắng nghe nguyện vọng của dân. Có đối thoại có lắng nghe mới thấu hiểu người dân muốn gì để đưa ra phương sách giải quyết có tình có lý.

Rõ ràng trong vụ Đồng Tâm, ông Chung đã không những bỏ lỡ cơ hội gần dân để nghe dân và hòa giải với dân hôm 18 tháng 4 mà còn cho thấy bộ mặt tráo trở của bộ máy bạo lực, khi cho các tờ báo đảng đăng những lời phát biểu hăm dọa như “sẽ nghiêm trị những kẻ chủ mưu, những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối” trong hai ngày 18 và 19 tháng 4.

Tóm lại, thay vì phải kéo dài thời gian thanh tra đến 45 ngày, ông Nguyễn Đức Chung nên rút ngắn thời gian trong vài ngày vì kết quả đã có, nhưng do sự a tòng của những quan tham ở huyện Mỹ Đức và Bộ quốc phòng, đã dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.

Với những căng thẳng như hiện nay, lúc nào nhà cầm quyền thành phố Hà Nội tuyên bố trả đất lại cho dân xã Đồng Tâm thì lúc đó toàn bộ 20 cán bộ, công an sẽ được tự do ngay.

Ông Nguyễn Đức Chung đừng bỏ lỡ cơ hội nữa!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?