Ông Trọng tuyên bố nội chiến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

So với nhiệm kỳ 5 năm trước đây (2012-2015), ông Nguyễn Phú Trọng đang đối diện với rất nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ 5 năm hiện nay (2016 – 2021).

Chỉ mới trải qua hơn 6 tháng, kể từ khi chấm dứt Đại hội đảng lần thứ 12, tóc của ông Trọng không còn có thể bạc hơn với những phát biểu lộ rõ sự lo âu về tương lai của đảng CSVN khi làm mạnh hơn về “phòng chống tham nhũng.”

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội hôm đầu tháng 8, ông Trọng cho rằng vấn đề trong sạch đảng và trong sạch bộ máy nhà nước là việc làm rất khó khăn vì đây là cuộc chiến nội bộ dính liền với 3 vấn đề: lợi ích phe nhóm, danh dự mỗi cá nhân, sự tổn thương nội bộ.

Chính vì chìm đắm trong cuộc chiến nội bộ nên ông Trọng và Ban bí thư nằm dưới sự điều hành của Đinh Thế Huynh (Thường trực Ban bí thư) hầu như không mấy để mắt vào vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung và vụ PCA ra phán quyết về biển Đông xử Phi Luật Tân thắng kiện Trung Quốc.

Nếu thật sự quan tâm vào các biến cố này, ông Nguyễn Phú Trọng và ít ra là Ban Bí Thư đã có những chỉ thị nhanh hơn để đối phó với vụ Formosa và đưa ra quan điểm ngay về vụ PCA. Nhưng cho đến nay, Hà Nội vẫn còn im lặng với lý cớ là phán quyết quá dài (500 trang) chưa hiểu thấu đáo để có thể lên tiếng.

Tuy không đồng ý với những lý lẽ giải thích loanh quanh nói trên, điều rõ ràng là đối với ông Nguyễn Phú Trọng và phe Đảng hiện nay, quan tâm duy nhất của họ sau Đại Hội 12 là cuộc chiến nội bộ, còn những vụ cá chết, phán quyết của PCA không phải là vấn đề sinh tử của đảng vào lúc này. Tại sao?

Hầu hết các đảng Cộng sản đều dựa trên một số chân vạc để duy trì quyền lực. Những chân vạc đó là: Khống chế thông tin; giáo dục ngu dân; bạo lực công an; quốc doanh cộng sinh và quốc phòng khấu tấu. Một điều kiện duy nhất để những chân vạc này vững chắc là nội bộ đảng phải thống nhất.

JPEG - 72.4 kb
Vụ cá chết hàng loạt không phải là vấn đề sinh tử của đảng trong lúc này. Ảnh: Internet

Nội bộ đảng thống nhất trong chế độ Cộng sản có nghĩa là thượng tầng lãnh đạo phải đạt được hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất là các phe sẵn sàng thỏa hiệp để chấp nhận cho một phe nắm quyền lực lãnh đạo nhưng không có nghĩa là “tàn sát” các phe còn lại.

Thứ hai là các phe phải tôn trọng những “lãnh địa” riêng của nhau, không được can thiệp theo nguyên tắc cộng sinh.

Khi một trong hai điều kiện này không còn được các phe tôn trọng ở thượng tầng thì cuộc chiến nội bộ sẽ bùng nổ.

Trong quá khứ, nội bộ đảng CSVN đã từng xảy ra nhiều sự xung đột giữa các phe với nhau. Ví dụ giữa phe Lê Duẩn với phe Trường Chinh; phe Đỗ Mười với phe Võ Văn Kiệt; phe Trương Tấn Sang với phe Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng những xung đột nói trên chưa dẫn đến cuộc chiến tranh nội bộ, đúng theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, vì lúc đó những tranh chấp phần lớn nằm ở quan điểm, đường lối mang tính chất tranh giành thế chủ đạo giữa các phe ở trong đảng.

Xung đột giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng khởi đầu là tranh giành thế chủ đạo ở trong đảng giữa vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng trong thời kỳ mở cửa. Nhờ vào vị trí Thủ tướng kiêm nhiệm việc quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, thế lực của ông Dũng không chỉ mạnh lên nhờ tiền bạc, mà còn tạo thành một băng đảng chằng chịt trong bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp, mà nhóm ông Trọng gọi là “lợi ích nhóm.”

Phe nhóm của ông Dũng đã và đang đe dọa uy quyền của phe đảng.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn là Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ 2 vào ngày 27 tháng 1, 2016 chỉ là kế sách chuyển tiếp của phe đảng.

Theo như kế hoạch của phe đảng, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ làm Tổng Bí Thư đến giữa nhiệm kỳ (khoảng 2017 hay 2018), rồi về hưu và nhường lại cho ông Đinh Thế Huynh (Thường trực Ban Bí Thư).

Để có thể ra đi trong “an toàn”, nhiệm vụ ông Nguyễn Phú Trọng là phải thanh toán tàn dư của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, dưới chiêu bài làm trong sạch đảng và trong sạch bộ máy nhà nước.

Nói cách khác là ông Nguyễn Phú Trọng, ở nhiệm kỳ 2 của ghế Tổng Bí Thư, đang muốn phá đổ quy ước “cộng sinh” vốn được coi là một trong hai điều kiện cần thiết để thống nhất nội bộ.

Điều này cho thấy là vì muốn tiêu diệt phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng hay còn gọi là “lợi ích nhóm” mà ông Trọng và phe đảng đang tạo ra cuộc nội chiến.

Cuộc nội chiến tuy không có khói súng, nhưng hàng ngày báo đảng đồng loạt phanh phui bốn vụ án đều dính đến đàn em hay gia đình của ông Nguyễn Tấn Dũng trong ba tháng qua.

Vụ luân chuyển Trịnh Xuân Thanh và Vũ Quang Hải, các báo đều quy trách nhiệm cho nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, vừa mới về hưu sau Đại hội 12. Hiện nay ông Trọng cho Ủy ban kiểm tra trung ương điều tra Bộ Công Thương, đặc biệt là thẩm vấn ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng về chuyện sắp xếp, luân chuyển nhân sự trong nhiệm kỳ vừa qua.

Khi ông Trọng trực tiếp thọc tay vào Bộ Công Thương, chắc chắn hàng loạt nhân sự được ông Vũ Huy Hoàng cất nhắc tại những cơ quan và Tập đoàn, Tổng công ty theo nhu cầu của phe ông Dũng sẽ lần lượt bị phanh phui.

JPEG - 80.1 kb
Bộ Công Thương nắm trong tay một tài sản nhà nước tương đương với 50 tỷ Mỹ Kim. Ảnh: giaoduc.net

Bộ Công Thương được thành lập từ việc sát nhập hai Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mai vào năm 2008 theo đề nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Vũ Huy Hoàng lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Lạng Sơn đươc ông Dũng giới thiệu về làm Bộ Trưởng đầu tiên.

Đây là Bộ lớn nhất trong các Bộ đang quản trị hơn 20 ngàn công nhân viên làm việc tại 30 Tổng Cục, Vụ, 8 Viện nghiên cứu, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng và 11 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Bộ Công Thương nắm trong tay một tài sản nhà nước tương đương với 50 tỷ Mỹ Kim.

Cuộc nội chiến sẽ bùng nổ lớn hay nhỏ tùy thuộc rất lớn vào cuộc điều tra hiện nay của ông Trọng ở Bộ Công Thương.

Vụ điều tra dự án khai thác khoáng sản tại Núi Pháo liên quan đến môi trường và vụ MobiFone mua 95% cổ phiếu của AVG liên quan đến tẩu tán tài sản phi pháp, nhắm nhiều vào mối liên hệ giữa một số đại gia với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng, cụ thể là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Dũng.

Báo chí đảng phanh phui rằng, bà Nguyễn Thanh Phượng đứng đàng sau môi giới cho hai đại gia Nguyễn Đăng Quang của tập đoàn Masan và đại gia Phạm Nhật Vượng của công ty Vincom, những người giàu có nhất nhì ở Việt Nam hiện nay liên hệ trong việc khai thác và mua bán hai dự án trị giá bạc tỷ Mỹ Kim.

Ông Trọng đang dùng cơ chế đảng để phanh phui những liên hệ tròng chéo giữa các đại gia, cán bộ cao cấp với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng liệu ông Trọng và phe đảng có dám thẳng tay truy kích toàn diện hay chỉ làm một số vụ rồi cho báo chí đảng thổi phồng gọi đó là đã “trong sạch đảng.”

JPEG - 50.6 kb
Cuộc chiến giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng ngày càng gia tăng. Ảnh: AP

Thứ nhất, trong vai trò Tổng bí thư, ông Trọng dùng quyền lực đảng để truy kích phe ông Dũng; nhưng quyền lực đảng ngày nay đã có thể mua dễ dàng – ở bất cứ giá nào, vì băng đảng ông Dũng có quá nhiều tiền do họ đã biển thủ được trong 10 năm kiểm soát bộ máy chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.

Nói cách khác, ông Dũng và các băng “lợi ích nhóm” do chính gia đình ông Dũng nuôi dưỡng trong 10 năm, sẽ dùng tiền để vô hiệu hóa đòn truy kích của phe ông Trọng. Việc Trịnh Xuân Thanh, sau khi bể ở Tỉnh Hậu Giang đã bỏ về Hà Nội sống yên ổn với gia đình mà không bị bất cứ sự chế tài nào từ đảng cho đến nay là một ví dụ.

Thứ hai, ông Trọng đã từng nói “tay đã nhúng chàm làm sao rửa sạch”, thì chủ trương “trọng sạch đảng, trong sạch bộ máy nhà nước” trong chế độ độc tài đảng trị là điều khó không thua gì hành động “đội đá vá trời”. Do đó chủ đích của ông Trọng không phải chống tham nhũng mà chỉ nhằm tận diệt phe ông Dũng để loại đi một đối thủ nguy hiểm cho những đàn em của ông Trọng sẽ lên cầm quyền trong tương lai. Nói cách khác, ông Nguyễn Tấn Dũng và băng đảng là mối đe dọa cho đám đàn em sau khi ông Trọng rút lui ghế Tổng Bí Thư.

Tóm lại cuộc nội chiến như ông Nguyễn Phú Trọng mô tả, quả là không đơn giản “làm trong sạch đảng”, mà chính ông Trọng và phe đảng đang đối đầu với một thế lực có thể dẫn đảng đến chỗ tan rã nếu ông Trọng thực sự xóa nguyên tắc “cộng sinh”, tìm cách triệt hạ băng Nguyễn Tấn Dũng. Chờ xem!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.