Paris từ « Hiệp thông Thái Hà » đến « nỗi nhục Hoàng Sa & Trường Sa »

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để đập tan âm mưu xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Cộng sửa soạn công bố sắp tới đây, cũng như lên án hành động yếu hèn của đảng Cộng Sản Việt Nam về bức công hàm do Thủ Tướng của CSVN ký cách đây 50 năm (14/09/58 – 14/09/08) nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa là thuộc nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc (TC). Trong nước các sinh viên khắp các trường đại học kêu gọi cùng nhau xuống đường biểu tình trước Tòa Đại Sứ TC tại Hà Nội, và tại khắp nơi trên thế giới có người Việt sinh sống từ Hoa Kỳ, Úc Châu, Âu Châu … đều đồng loạt xuống đường từ thông tin đến hội thảo, biểu tình, phản đối hành động xâm chiếm lãnh thổ của TC với sự toa rập của đảng CSVN. Sự kiện thứ hai không thể bỏ qua là tinh thần hiệp thông cần phải có đối với giáo xứ Thái Hà về những hành động chánh đáng về các quyền sở hữu chủ, mà đảng CSVN đã xâm chiếm từ mấy mươi năm qua, và trong những ngày gần đây CSVN đã thẳng tay đàn áp các giáo dân đến cầu nguyện tại Thái Hà !

JPEG - 68.7 kb

Tại Paris cơ sở Việt Tân đã tổ chức nhiều buổi xuống đường khác nhau trong tuần lễ 13/09, mở đầu nhân chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tại Pháp, các thành viên và thân hữu của đảng Việt Tân đã đến cầu nguyện hiệp thông với giáo xứ Thái Hà tại buổi thánh lễ vào chiều ngày 12/09/08 tại nhà thờ Notre Dame de Paris, qua ngày hôm sau (Thứ Bảy 13/09/08) Văn Phòng Liên lạc các Hội Đoàn tại Pháp đã vận động đồng hương đến Công trường Invalide quận 7, Paris để dự buổi thánh lễ thứ nhì của Đức Thánh Cha, được biết buổi thánh lễ đầu tiên quy tụ 50 ngàn người, buổi thánh lễ thứ nhì với sự hiện diện của 90 vị Hồng Y, 1500 Linh mục và Giám mục và 260 ngàn người. Sau hai buổi tại Paris, Đức Thánh Cha sẽ đi Lộ Đức, là nơi thánh địa thứ hai sau Rome, với sự chờ đợi của khoảng 60 ngàn người.

JPEG - 38.5 kb

Song song đó tại trung tâm sinh hoạt sầm uất của cộng đồng Á Châu Paris Quận 13, cơ sở Việt Tân đã tổ chức một ngày thông tin cùng triển lãm các hình ảnh mới đây về sự kiện Thái Hà, cũng như các vấn đề liên quan đến Hoàng Sa & Trường Sa vào ngày thứ Bảy 13/09/08. Cũng cùng ngày này tại một địa điểm ngoại ô Paris, các thành viên và thân hữu đảng Việt Tân đã gặp gỡ trao đổi, chia xẻ về nỗi nhục Hoàng Sa & Trường Sa, cũng như cùng nhau cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà trong tinh thần hiệp thông ! (TND – Paris)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.