Phán Quyết Tòa PCA: Tái xác định chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông – Dân tộc Việt Nam cần phải làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

PHẦN HAI

Phần 2 này đề cập về tính chất độc lập của Phán quyết; Các điểm căn bản sơ khởi trong thủ tục kiện; Nội dung phán quyết của Tòa PCA; Những hành động dân tộc Việt Nam cần tiến hành để khai dụng kết quả phán quyết.

I- Tính chất độc lập của Phán quyết

Từ khi Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ kiện vào đầu năm 2013, Trung Cộng (TC) luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa PCA, cho rằng các vị quan tòa, đa số đều là người Tây Phương (4/5), nên có thể thiên vị bênh vực cho lập trường của Phi Luật Tân, vốn là một đồng minh của Hoa Kỳ, Nhật,..

Việc này hoàn toàn không đúng với thực tế và cho dư luận thấy, TC tuy một mặt rêu rao là họ được chấp nhận vào mọi định chế quốc tế với tư cách thành viên chính thức có thế giá, nhưng mặt khác lại cố tình không hiểu hay không chấp nhận quy luật vận hành các định chế quốc tế mà họ là thành viên, nếu quy luật này không thuận lợi cho họ.

Thành phần Quan tòa Toà án PCA xét xử vụ Phi kiện TC gồm 5 thành viên độc lập với nhau: 1) Quan tòa Thomas Mensah người Ghana (Chủ Tịch), 2) Quan tòa Jean-Pierre Cot, Pháp, 3) Quan tòa Stanislaw Pawlak, Ba Lan, 4) Giáo sư Alfred Soons, Hoà Lan 5) Quan tòa Rudiger Wölfrum, Đức. Quan Tòa Rudiger Wölfrum được đề cử bởi Phi.

Mỗi quốc gia được quyền đề cử tối đa bốn người gồm các nhân vật có kinh nghiệm, uy tín, học thức về công pháp quốc tế vào trong một danh sách những người có tiềm năng làm trọng tài (potential arbitrators).

JPEG - 27.8 kb
Năm thành viên của Toà án PCA xét xử vụ Phi kiện TC. Ảnh: PCA

Những nhân vật này được Văn Phòng Tổng Thư Ký của Tòa PCA bổ nhiệm vào một nhóm gọi là ’Members of the Court’, nhiệm kỳ các quan tòa này là 6 năm và có thể được tái tín nhiệm (theo tài liệu vận hành PCA-Arbitration-Rules-2012).

Cách thức đề cử và bổ nhiệm nhằm mục tiêu giữ tính chất độc lập các quan tòa của Tòa PCA trong vấn đề thụ lý và trọng tài các vấn đề tranh chấp giữa 2 quốc gia, hay giữa một quốc gia với định chế cấp quốc gia hay một tập hợp pháp nhân tư. Có hay không liên hệ đến quốc gia đã đề cử họ.

TC có đề cử 2 cán bộ cao cấp, CSVN đề cử 4 cán bộ cao cấp của đảng CSVN trong ngành ngoại giao, có bằng cấp về bang giao và công pháp quốc tế theo tiểu sử cung cấp cho Tòa, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, các ông Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Khánh Ngọc, Giang Thanh Tùng. Tất cả được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 9, 2012.

Cho đến nay, người ta thường ít thấy các người có tiềm năng làm trọng tài (potential arbitrator) thuộc các quốc gia độc tài như TC, Nga, CSVN được tín nhiệm vào các trách nhiệm quan tòa Tòa PCA hay các Tòa Án Quốc Tế khác.

Lý do là, khi lược sơ qua tiểu sử các quan tòa thuộc các quốc gia độc tài, tất cả đều là cán bộ cao cấp của đảng CS có tiếng tăm, có bằng cấp cao (thường là giả mạo) nhưng thật sự khả năng chuyên môn hoàn toàn không có, không thuộc thành phần các học giả, luật gia độc lập trong xã hội dân sự, đã thật sự hành nghề, dầy dạn kinh nghiệm, có lương tâm chức nghiệp và có phán xét đến từ chính lương tâm họ. Phần khác vì bản chất các chế độ độc tài chỉ tin vào sức mạnh của bạo lực, không tin tưởng và bất chấp luật pháp, công pháp quốc tế.

Từ lúc thành lập đến nay tất cả các vụ kiện ra tòa PCA, đều liên hệ đến các quốc gia thuộc nhóm quốc gia dân chủ tiến bộ Tây Phương, các quốc gia đang phát triển tại Phi Châu hay Nam Mỹ, mà chưa thấy có một quốc gia độc tài nào như Trung Quốc, Nga, Việt Nam khởi đơn kiện vì họ chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Do đó, việc TC tố cáo Tòa PCA thiên vị là một ngụy biện, vì bất cứ phe nào cũng có thẩm quyền đề nghị một quan tòa hay đề nghị thay đổi một quan tòa mà họ cho rằng có thành kiến hay có quyền lợi bất đồng trong cuộc xét xử và ra phán quyết.

TC đã từ chối không xử dụng điều khoản này và luôn cho là Tòa không có thẩm quyền để xét xử vụ kiện của Phi Luật Tân, vì họ biết trước các luận cứ đưa ra về chủ quyền của TC trên 80% Biền Đông qua đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý và sẽ bị bác bỏ bởi những quan tòa thanh liêm, có uy tín và lương tâm chức nghiệp.

II- Các điểm căn bản sơ khởi trong thủ tục kiện

1- Không đề cập đến vấn đề chủ quyền và phân định lãnh hải

Trong hồ sơ kiện ngày 22 tháng 1, 2013 (Notification and Statement of Claim on West Philippines Sea), ký bởi ông Francis H. Jardeleza, đại diện Hội Đồng Cố Vấn về Pháp Luật Phi Luật Tân (Solicitor General), các luật gia, cố vấn Bộ Ngoại Giao, Tư Pháp Phi Luật Tân đều khuyến cáo, không đề cập đến vấn đề chủ quyền trên các đảo trên Biển Đông hay phân định vùng lãnh hải, mà chỉ dựa vào Công Ước về Luật Biển UNCLOS 1982 để đưa ra phán quyết phù hợp với Công Ước hay không và tránh bị bác bỏ vì ra ngoài thẩm quyền của Tòa PCA.

Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan của Phi Luật Tân giúp cho hồ sơ đi đến đích sau 3 năm rưỡi kiện, bất chấp các chống đối, hù dọa, áp lực từ phía TC.

[Hồ Sơ kiện của Phi Luật Tân]
The Philippines does not seek in this arbitration a determination of which Party enjoys sovereignty over the islands claimed by both of them. Nor does it request a delimitation of any maritime boundaries. The Philippines is conscious of China’s Declaration of 25 August 2006 under Article 298 of UNCLOS, and has avoided raising subjects or making claims that China has, by virtue of that Declaration, excluded from arbitral jurisdiction.

Trong tài liệu 501 trang [PCA Case Nº 2013-19, IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION – before -AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA – between -THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES- and -THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA], trình bày nội dung chi tiết về phán quyết của Tòa PCA, Tòa cho biết ra phán quyết với sự đồng ý của tất cả quan tòa và không liên hệ đến bất cứ một câu hỏi nào về chủ quyền và phần phân định lãnh hải.

Có nghĩa là xác nhận điểm 7 trong hồ sơ kiện 22/1/2013 của Phi Luật Tân.

[1203] For the reasons set out in this Award, the Tribunal unanimously, and without prejudice to any questions of sovereignty or maritime boundary delimitation, decides as follows


2- Xác định vẫn tiến hành xét xử dù một phe không tham dự

Trong Thông Cáo Báo Chí 12 trang, ngày 12 tháng 7, 2016 [tóm lược nội dung Phán Quyết, Tòa PCA xác nhận là dù TC từ chối không tham dự, Tòa vẫn có thẩm quyền tiến hành xét xử và ra phán quyết theo quy định của vận hành của Tòa và Công Ước UNCLOS 1982 [Điều Khoản 288, Điều Khoản 9 của Phụ Bản VII của Công Ước UNCLOS].

Trong 3 Tòa quốc tế có thẩm quyền xét xử về các tranh chấp về Luật Biển (Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice) tại The Hague, Tòa ITLOS (International Tribunal for The Law of The Sea) tại Hamburg, Tòa PCA (Permanent Court of Arbitration), tại The Hague), đây là Tòa duy nhất chấp nhận tiến hành xét xử dù một phe không chấp nhận hiện diện tại Tòa.

Đây là một lựa chọn tinh tế của Phi để tránh bị bác đơn hay bị từ chối không chấp nhận thụ lý vì không đúng thủ tục vận hành của Tòa.

GIF - 39.6 kb
Thống cáo báo chí về Phán Quyết 12/07/2016.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016] đã viết như sau:

Two provisions of the Convention address the situation of a party that objects to the jurisdiction of a tribunal and declines to participate in the proceedings:

(a) Article 288 of the Convention provides that: “In the event of a dispute as to whether a court or tribunal has jurisdiction, the matter shall be settled by decision of that court or tribunal”

(b) Article 9 of Annex VII to the Convention provides that: If one of the parties to the dispute does not appear before the arbitral tribunal or fails to defend its case, the other party may request the tribunal to continue the proceedings and to make its award. Absence of a party or failure of a party to defend its case shall not constitute a bar to the proceedings. Before making its award, the arbitral tribunal must satisfy itself not only that it has jurisdiction over the dispute but also that the claim is well founded in fact and law.

3- Xác định về thẩm quyền của Tòa PCA đối với đơn kiện của Phi Luật Tân

Ngay từ đầu, TC nhất định khăng khăng tuyên bố Tòa PCA không có thẩm quyền xét xử về đơn kiện của Phi và mọi phán quyết đều vô giá trị.

Để làm sáng tỏ vấn đề thẩm quyền này đối chiếu với thủ tục vận hành của Tòa và Công Ước UNCLOS, Tòa PCA đã tổ chức một buổi điều trần đặc biệt về Thẩm Quyền (Jurisdiction) và Hội Đủ Điều Kiện để Thụ Lý (Admissibility) từ ngày 7 đến 13 tháng 7, 2015 và ra một Phán Quyết về Thẩm Quyền và Hội Đủ Điều Kiện để Thụ Lý vào ngày 29 tháng 10, 2015.

JPEG - 73.2 kb
Hàng ghế của phía Trung Quốc bị bỏ trống (bên phải) khi họ không tham dự phiên tòa. Ảnh: pcacases.com

Phán quyết ngày 29 tháng 10, 2015 cho biết Tòa xác nhận có đủ thẩm quyền và chấp nhận thụ lý hồ sơ kiện TC của Phi Luật Tân.

Đây là một vố đau đầu tiên cho TC, sau khi luận cứ không chấp nhận hòa giải đối với bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền bị gẫy đổ, vì hồ sơ kiện của Phi Luật Tân nêu rõ “không đề cập đến vấn đề chủ quyền và phần phân định lãnh hải”.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016] viết như sau:

China has also made clear through the publication of a Position Paper in December 2014 and in other official statements that, in its view, the Tribunal lacks jurisdiction in this matter. Article 288 of the Convention provides that: “In the event of a dispute as to whether a court or tribunal has jurisdiction, the matter shall be settled by decision of that court or tribunal”. Accordingly, the Tribunal convened a hearing on jurisdiction and admissibility in July 2015 and rendered an Award on Jurisdiction and Admissibility on 29 October 2015, deciding some issues of jurisdiction and deferring others for further consideration. The Tribunal then convened a hearing on the merits from 24 to 30 November 2015.

4- Bác bỏ việc đang thương thuyết song phương là không được khởi kiện

Trong các tài liệu gởi đến Tòa PCA, TC đã tố cáo Phi không tôn trọng quy ước giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân, là tiến hành đàm phán song phương thay vì đưa vấn đề tranh chấp tại bãi Hoàng Nham và vùng biển Tây Phi Luật Tân ra trước Tòa PCA.

Tòa PCA đã bác bỏ điểm này của TC sau khi xem xét Điều Khoản 281 và 282 của Công Ước UNCLOS và cho rằng Lời Tuyên Bố chung TC-ASEAN về Cung Cách Hành Xử (Document of Conduct) trên Biển Đông vào năm 2002 chỉ là một thỏa thuận chính trị và vì vậy không có tính chất cưỡng chế (binding) và cũng không có quyền ngăn cản Phi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấp khác.

Đó là chưa kể đến việc Phi đã tiến hành các vòng đàm phán song phương với TC trong vòng 19 năm và hoàn toàn thất bại, không đạt được một thỏa thuận nào.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016] viết như sau:

In its Award on Jurisdiction, the Tribunal considered the applicability of Articles 281 and 282 of the Convention, which may prevent a State from making use of the mechanisms under the Convention if they have already agreed to another means of dispute resolution.

The Tribunal rejected the argument set out in China’s Position Paper that the 2002 China-ASEAN Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea prevented the Philippines from initiating arbitration. The Tribunal held that the Declaration is a political agreement and not legally binding, does not provide a mechanism for binding settlement, does not exclude other means of dispute settlement, and therefore does not restrict the Tribunal jurisdiction under Articles 281 or 282.

III- Nội dung Phán Quyết của Tòa PCA

Nội dung hồ sơ kiện của Phi gồm 15 luận cứ dưới đây. Hai luận cứ quan trọng nhất là luận cứ 1 và 2.

Luận cứ 1 nêu lên quyền lợi và chủ quyền từ lịch sử trên Biển Đông của TC không thể vượt qua giới hạn được quy định rõ rệt bởi Công Ước UNCLOS.

Luận cứ 2 nêu lên đường lưỡi bò 9 đoạn trái ngược với các quy định của UNCLOS.

Các luận cứ từ 3 đến 7 nêu lên quan điểm của Phi Luật Tân về bãi Hoàng Nham, Mischief Reef, Second Thomas Shoal, Subi Reef, Gaven Reef, McKennan Reef, Johnson Reef, Cuarteron Reef và Fiery Cross Reef là không có đảo nào có được một vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế (Exclusive Economic Zone EEZ) hay quyền lợi của thềm lục địa (continental shelf).

Các luận cứ từ 8 đến 14, nêu lên các hành động trái phép của TC như xâm phạm vào vùng lãnh hải thuộc Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế của Phi, khai thác trái phép các ngư sản, khoáng sản, săn đuổi ngư dân Phi, hủy hoại môi sinh, xây dựng công trình nhân tạo trên các bãi ngầm trái với Công Ước UNCLOS.

Luận cứ sau cùng 15 nêu lên yêu cầu TC tôn trọng chủ quyền của Phi trên vùng lãnh hải và Công Ước UNCLOS về Biển.

Luận cứ 1 và 2: Bác Bỏ Chủ Quyền Từ Lịch Sử (Historic Rights) và Đường Lưỡi Bò 9 đoạn của Trung Cộng.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016: các luận cứ đệ trình của Phi]

(1) China’s maritime entitlements in the South China Sea, like those of the Philippines, may not extend beyond those expressly permitted by the United Nations Convention on the Law of the Sea;

(2) China’s claim to sovereign rights jurisdiction, and to “historic rights” with respect to the maritime areas of the South China Sea encompassed by the so-called “nine-dash line” are contrary to the Convention and without lawful effect to the extent that they exceed the geographic and substantive limits of China s maritime entitlements expressly permitted by UNCLOS;

Phán Quyết Tòa PCA liên quan đến 2 luận cứ 1 và 2 của hồ sơ kiện TC của Phi Luật Tân:

Bác bỏ luận cứ của TC về Chủ Quyền từ Lịch Sử, bác bỏ Đường Lưỡi Bò 9 đoạn, hoàn toàn không có một giá trị pháp lý nào. Xác nhận luận cứ của Phi và xác nhận Công Ước UNCLOS thay thế chủ quyền từ lịch sử của TC.


[Hồ Sơ Chi Tiết về Phán Quyết 501 Trang]

276. The Philippines’ Submissions No. 1 and 2 are linked and represent two aspects of one dispute concerning the source of maritime rights and entitlements in the South China Sea.

277. With respect to Submission No. 1, for the reasons set out above, the Tribunal concludes that, as between the Philippines and China, the Convention defines the scope of maritime entitlements in the South China Sea, which may not extend beyond the limits imposed therein.

278. With respect to Submission No. 2, for the reasons set out above, the Tribunal concludes that, as between the Philippines and China, China’s claims to historic rights, or other sovereign rights or jurisdiction, with respect to the maritime areas of the South China Sea encompassed by the relevant part of the ‘nine-dash line’ are contrary to the Convention and without lawful effect to the extent that they exceed the geographic and substantive limits of China’s maritime entitlements under the Convention. The Tribunal concludes that the Convention superseded any historic rights or other sovereign rights or jurisdiction in excess of the limits imposed therein.

Giá trị của Phán Quyết Tòa PCA về luận cứ 1 và 2 trong hồ sơ kiện rất quan trọng đối với các quốc gia khác ven Biển Đông và đặc biệt là Việt Nam. Với phần phủ nhận đường lưỡi bò và chủ quyền từ lịch sử của TC, chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên phần lãnh hải thuộc vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế EEZ (200 hải lý ( 370 cây số) từ đường căn bản baseline) được công pháp quốc tế tái xác nhận.

Sự xác nhận này giúp cho dân tộc Việt Nam có chủ quyền trên một vùng EEZ khoảng 1 triệu cây số vuông (gấp 3 lần diện tích trên đất liền hiện nay) với nhiều tài nguyên về khoáng sản, hải sản.

Việc TC kéo dàn khoan Hải Dương 981 vào tháng 5, 2014 vào vị trí cách đảo Lý Sơn 120 hải lý (tức cách duyên hải VN 135 hải lý) về phía Đông là vi phạm vùng EEZ của Việt Nam. Việc TC huy động các tầu chiến, tầu đánh cá đâm chìm tầu đánh cá Việt Nam, gây thiệt mạng cho ngư dân Việt Nam ngay trong vùng EEZ là một hành động gây hấn không thể chối cãi được. Và cho phép dân tộc Việt Nam quyền tự vệ để bảo vệ vùng EEZ thuộc chủ quyền.

JPEG - 18 kb
Giàn khoan Hải Dươong 981. Ảnh: Internet

Luận cứ 3 đến 7: Tư thế các đảo, rặng, bãi đá trong vùng tranh chấp quy định bởi UNCLOS: không có đảo nào được hưởng EEZ.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016: các luận cứ đệ trình của Phi]

(3) Scarborough Shoal generates no entitlement to an exclusive economic zone or continental shelf;

(4) Mischief Reef, Second Thomas Shoal, and Subi Reef are low-tide elevations that do not generate entitlement to a territorial sea, exclusive economic zone or continental shelf, and are not features that are capable of appropriation by occupation or otherwise;

(5) Mischief Reef and Second Thomas Shoal are part of the exclusive economic zone and continental shelf of the Philippines;

(6) Gaven Reef and McKennan Reef (including Hughes Reef) are low-tide elevations that do not generate entitlement to a territorial sea, exclusive economic zone or continental shelf, but their low-water line may be used to determine the baseline from which the breadth of the territorial sea of Namyit and Sin Cowe, respectively, is measured;

(7) Johnson Reef, Cuarteron Reef and Fiery Cross Reef generate no entitlement to an exclusive economic zone or continental shelf;

Phán Quyết Tòa PCA liên quan đến 5 luận cứ từ 3 đến 7 của hồ sơ kiện TC của Phi Luật Tân:

Xác nhận luận cứ của Phi: Các đảo, đá, bãi ngầm, rặng trong vùng tranh chấp không được hưởng vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế 200 hải lý, ngoại trừ Mischief Reef và Second Thomas Shoal nằm trong vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế EEZ của Phi.

[Hồ Sơ Chi Tiết về Phán Quyết 501 Trang]

382. Based on the considerations outlined above, the Tribunal reaches the following conclusions regarding the status of features in the South China Sea. The following features include, or in their natural condition did include, rocks or sand cays that remain above water at high tide and are, accordingly, high-tide features: (a) Scarborough Shoal, (b) Cuarteron Reef, (c) Fiery Cross Reef, (d) Johnson Reef, (e) McKennan Reef, and (f) Gaven Reef (North).

383. The following features are, or in their natural condition were, exposed at low tide and submerged at high tide and are, accordingly low-tide elevations: (a) Hughes Reef, (b) Gaven Reef (South), (c) Subi Reef, (d) Mischief Reef, (e) Second Thomas Shoal.

GIF - 67.7 kb
Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Ảnh: CSIS

384. The Tribunal additionally records that Hughes Reef lies within 12 nautical miles of the high-tide features on McKennan Reef and Sin Cowe Island, Gaven Reef (South) lies within 12 nautical miles of the high-tide features at Gaven Reef (North) and Namyit Island, and that Subi Reef lies within 12 nautical miles of the high-tide feature of Sandy Cay on the reefs to the west of Thitu.

643. Based on the considerations outlined above (see paragraphs 333 to 334), the Tribunal finds with respect to the Philippines’ Submission No. 3 that Scarborough Shoal contains, within the meaning of Article 121(1) of the Convention, naturally formed areas of land, surrounded by water, which are above water at high tide. However, under Article 121(3) of the Convention, the high-tide features at Scarborough Shoal are rocks that cannot sustain human habitation or economic life of their own and accordingly shall have no exclusive economic zone or continental shelf.

644. Based on the considerations outlined above (see paragraphs 335 to 351), the Tribunal finds with respect to the Philippines’ Submission No. 7 that Johnson Reef, Cuarteron Reef, and Fiery Cross Reef contain, within the meaning of Article 121(1) of the Convention, naturally formed areas of land, surrounded by water, which are above water at high tide. However, for purposes of Article 121(3) of the Convention, the high-tide features at Johnson Reef, Cuarteron Reef, and Fiery Cross Reef are rocks that cannot sustain human habitation or economic life of their own and accordingly shall have no exclusive economic zone or continental shelf.

645. Having found—contrary to the Philippines’ Submission No. 6—that Gaven Reef (North) and McKennan Reef are naturally formed areas of land, surrounded by water, which are above water at high tide (see paragraphs 354 and 366 above), the Tribunal finds that for purposes of Article 121(3) of the Convention, the high-tide features at Gaven Reef (North) and McKennan Reef are rocks that cannot sustain human habitation or economic life of their own and accordingly shall have no exclusive economic zone or continental shelf.

646. Based on the considerations outlined above (see paragraphs 374 to 381), the Tribunal concludes that Mischief Reef and Second Thomas Shoal are both low-tide elevations that generate no maritime zones of their own. The Tribunal also concludes that none of the high-tide features in the Spratly Islands are capable of sustaining human habitation or an economic life of their own within the meaning of those terms in Article 121(3) of the Convention. All of the high-tide features in the Spratly Islands are therefore legally rocks for purposes of Article 121(3) and do not generate entitlements to an exclusive economic zone or continental shelf. There is, accordingly, no possible entitlement by China to any maritime zone in the area of either Mischief Reef or Second Thomas Shoal and no jurisdictional obstacle to the Tribunal’s consideration of the Philippines’ Submission No. 5.647. With respect to the Philippines’ Submission No. 5, the Tribunal concludes that both Mischief Reef and Second Thomas Shoal are located within 200 nautical miles of the Philippines’ coast on the island of Palawan and are located in an area that is not overlapped by the entitlements generated by any maritime feature claimed by China. It follows, therefore, that, as between the Philippines and China, Mischief Reef and Second Thomas Shoal form part of the exclusive economic zone and continental shelf of the Philippines.


Qua Phán Quyết Tòa PCA, các đảo, bãi đá ngầm, rặng thuộc quần đảo Trường Sa (và cũng có giá trị cho các đảo tại Hoàng Sa), dù cao hơn mức thủy triều cao, nhưng hầu như không có dân cư, đời sống bình thường, không được hưởng vùng EEZ 200 hải lý mà chỉ có một vùng lãnh hải chủ quyền (territorial water) 12 hải lý bao bọc chung quanh. Việc này sẽ vô hiệu hóa các công trình xây dựng của TC, trên các đảo nhân tạo, trên các bãi đá ngầm nhằm có được một vùng EEZ chung quanh và cũng vừa biến các bãi đá ngầm này thành các căn cứ quân sự (phi trường, đài kiểm thính, căn cứ hải quân) nhằm khống chế toàn Biển Đông.

PNG - 155.9 kb
Bản đồ lãnh hải mà các quốc gia đang tranh chấp. Ảnh: Business Insider

Luận cứ 8 đến 14: Các hành động vi phạm chủ quyền, gây hấn, hủy hoại môi sinh, xây dựng đảo nhân tạo của TC.

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016: các luận cứ đệ trình của Phi]

(8) China has unlawfully interfered with the enjoyment and exercise of the sovereign rights of the Philippines with respect to the living and non-living resources of its exclusive economic zone and continental shelf;

(9) China has unlawfully failed to prevent its nationals and vessels from exploiting the living resources in the exclusive economic zone of the Philippines;

(10) China has unlawfully prevented Philippine fishermen from pursuing their livelihoods by interfering with traditional fishing activities at Scarborough Shoal;

(11) China has violated its obligations under the Convention to protect and preserve the marine environment at Scarborough Shoal, Second Thomas Shoal, Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Reef, Johnson Reef, Hughes Reef and Subi Reef;

(12) China s occupation of and construction activities on Mischief Reef

(a) violate the provisions of the Convention concerning artificial islands, installations and structures;
(b) violate China s duties to protect and preserve the marine environment under the Convention; and
(c) constitute unlawful acts of attempted appropriation in violation of the Convention;

(13) China has breached its obligations under the Convention by operating its law enforcement vessels in a dangerous manner, causing serious risk of collision to Philippine vessels navigating in the vicinity of Scarborough Shoal;

(14) Since the commencement of this arbitration in January 2013, China has unlawfully aggravated and extended the dispute by, among other things:

(a) interfering with the Philippines rights of navigation in the waters at, and adjacent to, Second Thomas Shoal;
(b) preventing the rotation and resupply of Philippine personnel stationed at Second Thomas Shoal;
(c) endangering the health and well-being of Philippine personnel stationed at Second Thomas Shoal; and
(d) conducting dredging, artificial island-building and construction activities at Mischief Reef,
Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Reef, Johnson Reef, Hughes Reef and Subi Reef; and

Phán Quyết Tòa PCA liên quan đến 7 luận cứ từ 8 đến 14 của hồ sơ kiện TC của Phi Luật Tân:

Xác nhận TC vi phạm chủ quyền Phi về mặt khai thác các hải sản trong vùng EEZ, vi phạm điều khoản 56, 58 của UNCLOS, về mặt khai thác khoáng sản, vi phạm điều khoản 77, ngăn cấm không cho ngư dân Phi đánh cá tại bãi Hoàng Nham.

Xác nhận TC hủy hoại môi trường ngư sản vi phạm điều khoản 192 và 194(5).

Xác nhận TC xây dựng các công trình nhân tạo trên Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Reef (North), Johnson Reef, Hughes Reef, Subi Reef and Mischief Reef, vi phạm điều khoản 192, 194(1), 194(5), 197, 123, và 206 của UNCLOS.

Xác nhận TC dùng tầu chiến và ngư thuyền săn đuổi tầu và ngư dân Phi, gây nguy hiểm cho sinh mạng, vi phạm Điều 2, 6, 7, 8, 15, và 16 của COLREGS (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea), và điều khoản 94 của UNCLOS.

Xác nhận các hành động của TC làm trầm trọng thêm cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

Xác nhận các luận cứ của Phi.

JPEG - 25.9 kb
Trung Cộng xây dựng các công trình nhân tạo trên Cuarteron Reef. Ảnh vệ tinh chụp hồi Tháng 1, 2016 (CSIS)

[Hồ Sơ Chi Tiết về Phán Quyết 501 Trang]

716. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, through the operation of its marine surveillance vessels with respect to M/V Veritas Voyager on 1 to 2 March 2011 breached Article 77 of the Convention with respect to the Philippines’ sovereign rights over the non-living resources of its continental shelf in the area of Reed Bank. The Tribunal further finds that China has, by promulgating its 2012 moratorium on fishing in the South China Sea, without exception for areas of the South China Sea falling within the exclusive economic zone of the Philippines and without limiting the moratorium to Chinese flagged vessels, breached Article 56 of the Convention with respect to the Philippines’ sovereign rights over the living resources of its exclusive economic zone.


757. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, through the operation of its marine surveillance vessels in tolerating and failing to exercise due diligence to prevent fishing by Chinese flagged vessels at Mischief Reef and Second Thomas Shoal in May 2013, failed to exhibit due regard for the Philippines’ sovereign rights with respect to fisheries in its exclusive economic zone. Accordingly, China has breached its obligations under Article 58(3) of the Convention.

814. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, through the operation of its official vessels at Scarborough Shoal from May 2012 onwards, unlawfully prevented Filipino fishermen from engaging in traditional fishing at Scarborough Shoal. The Tribunal records that this decision is entirely without prejudice to the question of sovereignty over Scarborough Shoal.

992. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, through its toleration and protection of, and failure to prevent Chinese fishing vessels engaging in harmful harvesting activities of endangered species at Scarborough Shoal, Second Thomas Shoal and other features in the Spratly Islands, breached Articles 192 and 194(5) of the Convention.

993. The Tribunal further finds that China has, through its island-building activities at Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Reef (North), Johnson Reef, Hughes Reef, Subi Reef and Mischief Reef, breached Articles 192, 194(1), 194(5), 197, 123, and 206 of the Convention.

1043. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, through its construction of installations and artificial islands at Mischief Reef without the authorisation of the Philippines, breached Articles 60 and 80 of the Convention with respect to the Philippines’sovereign rights in its exclusive economic zone and continental shelf. The Tribunal further finds that, as a low-tide elevation, Mischief Reef is not capable of appropriation.

1109. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has, by virtue of the conduct of Chinese law enforcement vessels in the vicinity of Scarborough Shoal, created serious risk of collision and danger to Philippine vessels and personnel. The Tribunal finds China to have violated Rules 2, 6, 7, 8, 15, and 16 of the COLREGS and, as a consequence, to be in breach of Article 94 of the Convention.

1181. Based on the considerations outlined above, the Tribunal finds that China has in the course of these proceedings aggravated and extended the disputes between the Parties through its dredging, artificial island-building, and construction activities.

Luận cứ 15: TC phải tôn trọng chủ quyền của Phi và Công Ước UNCLOS trên Biển Đông

[Thông Cáo Báo Chí 12/07/2016: các luận cứ đệ trình của Phi]

China shall respect the rights and freedoms of the Philippines under the Convention, shall comply with its duties under the Convention, including those relevant to the protection and preservation of the marine environment in the South China Sea, and shall exercise its rights and freedoms in the South China Sea with due regard to those of the Philippines under the Convention.

Phán Quyết Tòa PCA về luận cứ 15:

Tòa PCA không ra phán quyết về luận cứ 15 này, vì các điểm trong luận cứ đã được nêu ra trong Công Ước UNCLOS mà 2 bên phải tuân thủ.

[Hồ Sơ Chi Tiết về Phán Quyết 501 Trang]

1201. The Tribunal considers it beyond dispute that both Parties are obliged to comply with the Convention, including its provisions regarding the resolution of disputes, and to respect the rights and freedoms of other States under the Convention. Neither Party contests this, and the Tribunal is therefore not persuaded that it is necessary or appropriate for it to make any further declaration.

Tóm lại, Phán Quyết Tòa PCA ngày 12 tháng 7, 2016, sau hơn 3 năm rưỡi thụ lý hồ sơ kiện Trung Cộng của Phi Luật Tân đã xác nhận hơn 90% (14/15) luận cứ của Phi, bác bỏ luận cứ Chủ Quyền Từ Lịch Sử và Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn của Trung Cộng, và còn xác nhận một cách mạnh mẽ các hành động vi phạm chủ quyền Phi của TC và vi phạm các điều khoản liên hệ trong Công Ước UNCLOS.

Chưa bao giờ một cường quốc coi rất trọng tư thế, sĩ diện như TC lại bị một vố đau như vậy trên trường quốc tế. Phán Quyết này bẻ gãy mưu đồ xâm chiếm Biển Đông về mặt công pháp quốc tế, tái xác định chủ quyền các quốc gia khác như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Phi Luật Tân, Việt Nam trên vùng EEZ của mỗi quốc gia được quy định theo UNCLOS.

Âm mưu rộng lớn tiến chiếm Biển Đông tiến hành từ hơn 20 năm nay với sự hỗ trợ đắc lực của tay sai lãnh đạo đảng CSVN bị khựng lại khi nền tảng pháp lý bị phán quyết 12 thàng 7, 2016 của Tòa PCA bẻ gẫy.


IV- Khai dụng Phán Quyết thuận lợi của Tòa PCA

Phán Quyết 12 tháng 7, 2016 của Tòa PCA mở ra một giai đoạn thuận lợi cho các dân tộc ven biển Đông, trong đó có dân tộc Việt Nam để từng bước lấy lại thế chủ động nhằm bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Phán Quyết về Luận Cứ 1 và 2 giúp cho dân tộc Việt Nam một nền tảng pháp lý vững chắc để trước hết, chặn đứng âm mưu xâm chiếm dần Biển Đông của TC, giữ vững phòng tuyến, trong lúc chờ đợi để thu hồi lại các đảo thuộc chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa, bị TC xâm chiếm từ năm 1974, 1988.

JPEG - 15.6 kb
Quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Internet

Phán Quyết về Luận Cứ 2 bẻ gãy vòng kim cô thứ nhất Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn có mục tiêu khống chế toàn bộ Biển Đông và giúp cho Trung Cộng lý cớ để chèn ép các quốc gia khác: đưa giàn khoan, tầu chiến, tầu đánh cá vào ngay trong vùng EEZ, rượt đuổi, đâm chìm tầu đánh cá Việt Nam, tiến chiếm các đảo còn lại tại Trường Sa thuộc chủ quyền VN, Phi Luật Tân vân, vân…

Phán Quyết về Luận Cứ 3 đến 7 bẻ gãy vòng kim cô thứ hai, gồm các Vùng EEZ chung quanh các đảo nhân tạo do TC xây dựng lên, để tự tuyên bố là đảo và chiếm lĩnh phần lớn Biển Đông, qua các vùng EEZ chung quanh các đảo họ chiếm được tại Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Hoàng Nham.

Dân tộc Việt Nam cần chủ động tiến hành một số hành động ngay trong hoàn cảnh hiện tại, nhằm giành lại thế chủ động trên Biển Đông, trên mặt trận thông tin và tâm lý.

Gia tăng số lượng các bài khảo cứu có giá trị về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng sa, Trường Sa.

Hiện nay, Trung Cộng đang tiến hành song song 3 hình thức chiến tranh không võ trang trong âm mưu xâm chiếm Biển Đông một cách êm thắm, không tiếng nổ: thứ nhất chiến tranh về mặt tâm lý, thứ hai chiến tranh về thông tin, thứ ba chiến tranh về mặt pháp lý. TC quan niệm chiến tranh võ trang với lực lượng quân sự chỉ để hù dọa, gây áp lực, và là phương tiện sau cùng nếu 3 hình thức chiến tranh trên thất bại.

Chiến tranh về mặt pháp lý đã hoàn toàn thất bại với Phán Quyết của Tòa PCA, dù TC đã bỏ tiền ra rất nhiều, và dùng áp lực quân sự, kinh tế để hù dọa. Hiện nay, TC còn xử dụng chiến tranh về mặt tâm lý (nhằm khích động, động viên lòng yêu nước của người dân TQ), chiến tranh về mặt thông tin (nhằm mua chuộc học giả, sử gia, luật gia lên tiếng, viết bài khảo cứu bênh vực cho luận cứ của TC về Biển Đông).

Muốn giành lại thế chủ động về mặt trận thông tin, chúng ta cần nhiều bài khảo cứu bằng tiếng ngoại quốc, có trích dẫn nguồn gốc, chứng liệu từ lịch sử rõ ràng, nhằm chứng minh chủ quyền của dân tộc Việt Nam trên Hoàng sa và trên các đảo Trường Sa.

Nhằm đối đầu hiệu quả với hệ thống biên tập viên hùng hậu được TC thuê mướn để viết thuận lợi cho họ về Biển Đông. Cũng như mở ra hay tham gia vào các diễn đàn quốc tế nhằm đối chất với đại diện TC về Biển Đông, dựa vào Phán Quyết Tòa PCA.

Đương nhiên những hồ sơ chứng liệu trên đây sẽ được xử dụng vào Hồ Sơ Kiện TC về chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như được phổ biến rộng rãi trong nước, nhất là trong giới sinh viên, thanh niên.

Chuẩn bị Hồ Sơ kiện TC về chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

Dựa trên nội dung Hồ Sơ Kiện của Phi đã được một kết quả tốt đẹp vượt qua mức dự trù, và tạo điều kiện rất thuận lợi cho các dân tộc ven Biển Đông, các thành phần dân tộc dân chủ trong và ngoài nước cần cùng nhau nỗ lực tiến hành một hồ sơ kiện TC. Hồ sơ này cần khai dụng Phán Quyết Tòa PCA về Luận Cứ 1 và 2, để vạch trần âm mưu đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, và sự thôn tính quần đảo này sau đó với sự đồng lõa của tay sai lãnh đạo đảng CSVN từ Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng.

Hồ sơ này sẽ gồm phần một Chứng Minh Chủ Quyền Việt Nam trên Quần Đảo Hoàng Sa, và trên các đảo tại Trường Sa do TC chiếm, với hỗ trợ của tay sai lãnh đạo CSVN; phần hai Tố Cáo sự xâm chiếm của TC bằng võ lực tại Hoàng Sa; phần ba Tố Cáo TC thường xuyên vi phạm chủ quyền Việt Nam, hủy hoại môi trường, săn đuổi, đâm chìm tầu, bắn chết ngư dân Việt Nam.

Cần kêu gọi các luật sư, luật gia, học giả, sử gia có tên tuổi đứng chung trong một tổ hợp chuyên về công pháp quốc tế nhằm giúp ý kiến về nội dung, hỗ trợ về tài liệu cho Hồ Sơ kiện Trung Cộng về Chủ Quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Kết Luận

Phán Quyết ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa PCA là một chiến thắng của Công Lý trước sự tráo trở, chuyên dùng sức mạnh để đàn áp của Trung Cộng, coi thường các quốc gia khác yếu kém hơn họ về kinh tế, quân sự. Âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Tập Cận Bình, đang khựng lại và có nguy cơ gẫy đổ, sau khi thất bại hoàn toàn về mặt pháp lý.

Trung Cộng chỉ còn 2 con đường: một tiếp tục tiến hành âm mưu xâm chiếm Biển Đông bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp sự cảnh giác của các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Ấn Độ. Hai là tạm dừng lại để chờ thời cơ khác. Cả hai con đường đều đầy khó khăn cho Tập Cận Bình và ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc.

Với những nguy cơ đối đầu võ trang, trước quyết tâm các dân tộc ven Biển Đông bảo vệ chủ quyền, một khi bộ mặt đế quốc và bộ mặt một quốc gia hung đồ (Rogue State) đã lộ rõ. Đây là một chiến thắng quan trọng chung cho mọi quốc gia ven biển Đông đang phải đối đầu với áp lực của TC.

JPEG - 32.5 kb
Biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Philippines ở Hà Nội ngày 17-7-2016. Ảnh: Reuters

Dân tộc Việt Nam cần phải khai dụng các điều kiện thuận lợi về mặt Pháp Lý, vượt qua bản chất tay sai của lãnh đạo CSVN, để lấy lại thế chủ động trong trận chiến với bá quyền TC về Biển Động.

Một chính quyền dân chủ tự do tương lai tại Việt Nam sẽ tập trung được mọi tiềm năng của dân tộc để đòi lại các đảo đã bị xâm chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Nguyễn Ngọc Bảo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.