Phát Biểu Của Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer Tại Thượng Viện Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 17 kb
Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer.

S.3678, dự luật thúc đẩy tự do, nhân quyền và nền hành chính pháp quyền tại Việt Nam; gởi tới Ủy Ban Đối Ngoại.

TNS BOXER, thưa ông chủ tịch, hôm nay tôi xin được đệ trình một bản dự luật quan trọng, đó là Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam.

Sau một số kỳ họp Quốc Hội vừa qua, nhiều dự luật về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã được đệ trình nhưng chưa được biến thành luật pháp. Cũng giống như những đồng sự của tôi tại Thượng Viện, tôi đã từng kỳ vọng vào việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế với VN cũng như hỗ trợ VN hội nhập vào cộng đồng quốc tế sẽ cải thiện đáng kể tình trạng nhân quyền ở VN. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Hoa Kỳ đã rút VN ra khỏi danh sách Những Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt, thiết lập qui chế Quan hệ Thương mãi Bình thường Vĩnh viễn với VN, cũng như hỗ trợ VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng [Nhà nước] VN vẫn tiếp tục bắt giữ nhiều công dân dám cổ xúy chính kiến của mình một cách ôn hòa.

Nhà nước VN cũng tiếp tục giới hạn ngặt nghèo quyền tự do tôn giáo, xách nhiễu và bắt giam những nhà hoạt động bảo vệ lao động, và từ khước người dân các quyền tự do cơ bản về lập hội, hội họp và phát biểu.

Chỉ mới năm ngoái, Nhà nước VN đã tiến hành một cuộc đàn áp nặng nề nhất trong vòng 20 năm qua đối với những người biểu tình ôn hoà đòi hỏi các thay đổi chính trị.

Cuộc đàn áp đó, kéo dài tới giữa năm 2007, bắt đi hàng trăm người, bao gồm cả cha Nguyễn Văn Lý, người sau đó bị kết án 8 năm tù. Chiến dịch đàn áp này xảy ra không lâu trước khi chủ tịch nước VN Nguyễn Minh Triết viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 năm ngoái.

Cuối năm 2007, Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới đã tóm lược những hành vi của Nhà nước VN như sau:

Tình trạng nhân quyền nói chung ở VN vẫn rất tệ hại và còn xuống cấp hơn nữa trong năm ngoái.… Hàng tá những người ủng hộ cải cách luật pháp chính trị, những nhà hoạt động đòi tự do ngôn luận, những nhà vận động công đoàn, những vị lãnh đạo tôn giáo độc lập và những người ủng hộ tự do tôn giáo đã bị bắt, bị giam lỏng tại gia, bị theo dõi, đe dọa, trấn áp, và xách nhiễu.

Và nay, chúng ta lại chứng kiến thêm một cuộc đàn áp khác – lần này nhắm vào các giáo dân Công Giáo tại Hà Nội khi họ tổ chức những buổi cầu nguyện để đòi lại các tài sản đất đai đã bị tịch thu sau khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền vào thập niên 50.

Chính quyền VN đã phản ứng lại những cuộc cầu nguyện phản đối này bằng những biện pháp đe doạ, bạo lực, và bắt bớ.

Chỉ mới tuần trước, ông Ben Stocking, trưởng văn phòng Associated Press tại Hà Nội, đã bị đánh bởi lực lượng công an Việt Nam khi ông đang chụp hình một buổi cầu nguyện nêu trên. Đã đến lúc phải chặn đứng những hành vi như vậy.

Dự luật Boxer nhằm cải thiện nhân quyền ở VN bằng cách chuyển trọng tâm các khoản viện trợ của Hoa Kỳ bên ngoài các lãnh vực nhân đạo sang một phương hướng toàn diện hầu có thể đóng góp nhiều hơn về khía cạnh nhân quyền.

Dự luật này đặc biệt ràng buộc các khoản gia tăng viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam thuộc các lãnh vực phát triển không liên quan đến các nhu cầu nhu đạo, các lãnh vực kinh tế, thương mại và an ninh chỉ có thể ngang đồng với các khoản viện trợ cho các chương trình thúc đẩy nhân quyền, nền hành chính pháp quyền, và dân chủ.

Tới nay, đa số các chương trình viện trợ bên ngoài phạm vi nhân đạo của Hoa kỳ cho VN chỉ chú trọng đến kinh doanh, thương mãi và an ninh mà không đối phó hữu hiệu với tình trạng vi phạm nhân quyền.

Thêm nữa, dự luật nào cũng đề ra một số mục tiêu cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với VN trong các vấn đề liên quan đến nhân quyền và khuyến khích VN trả tự do cho những tù nhân tôn giáo và chính trị.

Dự luật Boxer cũng ngăn cấm VN tiếp cận với chương trình Generalized System of Preferences (GSP) của Hoa Kỳ cho tới khi Nhà nước VN cải thiện những tiêu chuẩn về lao động. Chương trình GSP cho phép các nước đang phát triển được xuất cảng một số mặt hàng vào Hoa Kỳ miễn thuế.

Trong những giờ phút cuối cùng của Khóa họp Quốc Hội thứ 110, tôi muốn đệ trình dự luật này như một tín hiệu cho chính quyền VN rằng không phải là chẳng có ai biết tình trạng nhân quyền và các hành vi gần đây của họ. Tôi sẽ tái đệ trình dự luật này vào đầu Khóa họp Quốc hội thứ 111.

Tôi xin khẳng định rõ rằng tôi ủng hộ mối quan hệ song phương bền chặt giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Nhưng chính quyền Việt Nam phải cải thiện rất nhiều tình trạng nhân quyền thì mối quan hệ giữa hai nước mới có thể phát triển được.

-o0o-

By Mrs. BOXER:

S. 3678. A bill to promote freedom, human rights, and the rule of law in Vietnam; to the Committee on Foreign Relations.

Mrs. BOXER. Mr. President, I rise today to introduce an important piece of legislation—the Vietnam Human Rights Act.

Over the last several sessions of Congress, legislation addressing the human rights situation in Vietnam has been repeatedly introduced but has never been enacted into law.

Like many of my Senate colleagues, I had hoped that strengthening our relationship with Vietnam on the trade and economic front and supporting Vietnam’s integration into the international community would dramatically improve Vietnam’s human rights record.

But that has not turned out to be the case.

The United States has removed Vietnam from its list of Countries of Particular Concern, granted Vietnam permanent normalized trade relations, and supported Vietnam’s bid to join the World Trade Organization, yet Vietnam continues to arrest its citizens for their peaceful advocacy of political views.

It also continues to strictly restrict religious freedom, to harass and detain labor activists, and to refuse its citizens the basic rights of freedom of association, assembly, and expression.

Just last year, Vietnam carried out one of its harshest crackdowns in 20 years against peaceful protestors calling for political change.

The crackdown, which continued through mid-2007, led to the arrest of hundreds of individuals, including Father Nguyen Van Ly, who was sentenced to 8 years in prison.

This crackdown happened shortly before the visit of Vietnamese President Nguyen Minh Triet to the United States last June.

At the end of 2007, the United States Commission on International Religious Freedom summed up Vietnam’s recent behavior this way:

Vietnam’s overall human rights record remains very poor and deteriorated in the last year ….. Dozens of legal and political reform advocates, free speech activists, labor unionists, and independent religious leaders and religious freedom advocates have been arrested, placed under home detention or surveillance, threatened, intimidated, and harassed.

Now we are witnessing yet another crackdown—this time on Catholic Church members in Hanoi who have been holding prayer vigils to demand the return of properties confiscated after the Communist government took power in the 1950s.

The Vietnamese government has responded to these protests through intimidation, violence, and arrest.

Just last week, Ben Stocking, the Bureau Chief for the Associated Press in Hanoi, was beaten by Vietnamese security forces for photographing one such vigil. It is time for such behavior to stop.

The Boxer bill seeks to improve human rights in Vietnam by shifting the focus of U.S. non-humanitarian foreign aid to a comprehensive approach that does more to address human rights.

The bill specifically requires that any spending increase for U.S. non-humanitarian development, economic, trade, and security assistance to Vietnam be matched by additional funding for programs focusing on human rights, the rule of law, and democracy promotion.

To date, the majority of non-humanitarian U.S. assistance programs to Vietnam have focused on business, trade, and security, and have not effectively addressed human rights abuses.

In addition, the bill outlines objectives for U.S. diplomacy with Vietnam on human rights related issues and encourages Vietnam to release its religious and political prisoners.

The Boxer bill also prohibits Vietnam from having access to the U.S. Generalized System of Preferences, GSP, program until Vietnam improves its labor standards. The GSP program allows developing countries to import certain items into the U.S. duty-free.

While the 110th Congress will shortly come to an end, I wanted to introduce this legislation as a signal to the Vietnamese government that its record on human rights and recent behavior has not gone unnoticed. I intend to reintroduce this legislation very early in the 111th Congress.

Let me be clear. I support a strong bilateral relationship between Vietnam and the United States. But the Vietnamese government must dramatically improve its human rights record in order for our relationship to grow.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.