Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bảo nhân Hội Đồng Nhân Quyền LHQ lượng duyệt tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày thứ sáu 08/05/2009, ký giả Pascal Décaillet của Radio Cité tại Genève đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bảo của Đảng Việt Tân nhân cuộc Lượng Duyệt Định Kỳ (UPR: Universal Periodic Review). Tại đây tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam sẽ được Liên Hiệp Quốc (LHQ) phân tích.


Pascal Décaillet: Tôi hân hạnh được tiếp đón ông Nguyễn Ngọc Bảo. Chào ông, xin ông vui lòng cầm máy phát âm. Ông là người Việt Nam phải không ạ?

Nguyễn Ngọc Bảo: Vâng, đúng vậy.

Pascal Décaillet: Như thế là ngày hôm nay, Việt Nam sẽ được đặt dưới kính hiển vi. Chính Phủ Việt Nam, mà ông chống đối, đã được đặt dưới kính hiển vi của Ủy Ban Nhân Quyền. Xin nói thẳng, ông là đối lập, ông cũng là Cosunam (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam). Có thể nói ngắn gọi là Cosunam không?

Nguyễn Ngọc Bảo: Đúng hơn, tôi là đại diện đảng Việt tân tại Âu Châu và Ủy Ban Cosunam là một hội đoàn của các thân hữu người Thụy Sĩ và Việt Nam cùng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Pascal Décaillet: Thế thì ông phê phán chính phủ Việt Nam hiện nay như thế nào trên bình diện Nhân Quyền?

Nguyễn Ngọc Bảo: Tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang tìm cách che đậy những hành động vi phạm Nhân Quyền bằng một đám bòng bong luật pháp.Tiếp theo là họ (chính quyền Việt Nam) đã sử dụng những mánh khóe quỷ quyệt nhằm ngụy trang những vụ vi phạm Nhân Quyền trong những trường hợp rất điển hình. Và thứ ba là họ nỗ lực mở rộng quan hệ quốc tế vì họ cho rằng nếu họ được cộng đồng thế giới chấp nhận, thì điều đó có nghĩa là họ đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của LHQ. Qua 3 phương tiện này, họ tìm cách lừa phỉnh dư luận công chúng và che đậy những vi phạm Nhân Quyền diễn ra hàng ngày tại Việt Nam mà họ là tác giả.

JPEG - 14.9 kb

Pascal Décaillet: Thưa ông Nguyễn Ngọc Bảo, như thế ông có thể cho chúng tôi một vài thí dụ về các vi phạm Nhân Quyền đó không?

Nguyễn Ngọc Bảo: Vâng, rất có thể được. Về quyền tự do đi lại, có rất nhiều người có thể đi du lịch Việt Nam, nhưng đối với những người đấu tranh hay có những chính kiến khác với chế độ đều bị cấm không được nhập cảnh Việt Nam. Và ngay cả đối với những người đấu tranh ở trong nước, họ cũng không được phép xuất ngoại. Tiếp đến là vấn đề tự do tôn giáo: người ta có thể tới chùa hay nhà thờ vv… nhưng, nếu anh muốn thành lập một giáo hội độc lập, anh sẽ bị theo dõi và đàn áp ngay. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng cao nguyên, họ bị chính quyền cướp đoạt đất đai và bị cấm hành đạo.

Pascal Décaillet: Từ khi có hòa bình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, dĩ nhiên là sau một chặng lịch sử rất khó khăn và lâu dài, các ông đã thành công đánh đuổi người Pháp và rồi người Mỹ, thực ra đây cũng không phải là tệ. Nhưng đồng thời, cái giá phải trả là một chế độ chính trị cực kỳ hà khắc mà các ông tố cáo. Thực chất, có phải Việt Nam đã có một thứ uy tín; người ta có vẻ nhắm mắt bỏ qua, ngành du lịch mang lại tiền bạc, và ông thì ông lại nói là không được nhắm mắt làm ngơ?

Nguyễn Ngọc Bảo: Thưa ông, đúng vậy. Tôi nghĩ rằng hiện nay dù sao cũng có hàng chục ngàn người Việt Nam ở trong nước, và ngày càng nhiều, đang tìm cách nêu lên vấn đề vi phạm Nhân Quyền và lợi dụng ngay luật pháp của chế độ để chống lại lực lượng công an, chống lại chính quyền và chúng tôi từ hải ngoại đang tìm giúp đỡ những người trong nước để vận dụng những luật pháp đó, để vượt lên sự sợ hãi.

Pascal Décaillet: Thưa ông Nguyễn Ngọc Bảo, hiện nay ông ở đâu?

Nguyễn Ngọc Bảo: Tôi ở vùng ngoại ô thành phố Paris

Pascal Décaillet: Và ông không trở về Việt Nam sao? Có phải trong lúc này ông không thể về?

Nguyễn Ngọc Bảo: Không, tôi nghĩ tôi có tên trong sổ đen của chính quyền Việt Nam.

Pascal Décaillet: Nhưng bao giờ thì chế độ này thay đổi? Có ngày đó không?

Nguyễn Ngọc Bảo: Tôi nghĩ chế độ đang chuyển hóa quá chậm. Theo tôi thì nếu chúng ta có thể góp sức đẩy mạnh cho nó chuyển hóa nhanh hơn thì rất tốt.

Pascal Décaillet: Liệu các ông có làm được không? Đồng ý, các ông đã có quyết tâm. Ông đi gặp giới truyền thông như hôm nay chẳng hạn, và chắc chắn là người ta sẽ sẵn sàng tiếp ông, nhưng để làm rung chuyển một chính phủ, mà lại là một chính phủ rất hà khắc về chính trị và về kinh tế thì có thể giao thương, đó là sự không khéo của họ, liệu các ông có thể làm được không?

Nguyễn Ngọc Bảo: Tôi nghĩ rằng hiện nay, với sự tiến bộ về truyền thông, dù cho chính quyền có kiểm soát được khoảng 700 báo, đài…, thì cũng đã có những tờ báo chui được bí mật phát hành, những đài phát thanh hướng về Việt Nam. Hơn nữa bây giờ cũng có khoảng 20 triệu người Việt Nam trong nước có thể truy cập mạng internet… Với bao nhiêu người như thế, đang đi tìm những nguồn thông tin khách quan, trung thực khác với thông tin một chiều của chế độ, tôi không tin rằng sự thật về chế độ, về những vi phạm Nhân Quyền do họ là tác giả không được phanh phui và loan truyền rộng rãi.

Pascal Décaillet: Thưa ông Nguyễn Ngọc Bảo, Xin cảm ơn ông vô cùng đã ghé qua chương trình phát thanh của chúng tôi. Tôi xin chúc ông những ngày ở Thụy Sĩ đây được tốt đẹp.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.