QĐ&CA phải nằm dưới sự lãnh đạo của đảng… CSTQ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” của quốc hội hôm 14/11 vừa qua, nếu so giữa các thành viên bộ chính trị thì tướng quân đội Phùng Quang Thanh và tướng công an Trần Đại Quang đều đứng cuối bảng về phiếu “tín nhiệm cao” và đứng đầu bảng về phiếu “tín nhiệm thấp” (chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng). Theo cách tính điểm một cách chi tiết và hợp lý hơn của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (1) thì cả hai ông đều trong nhóm vài người có điểm âm cao nhất so với cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” năm ngoái. Tuy những cuộc bầu bán vừa-làm-vừa-sợ như vậy của quốc hội CSVN khó có thể chính xác, nhưng dù sao nó cũng phản ánh được một chút dư luận quần chúng.

Cả hai ông tướng vừa kể có một điểm chung là vừa đi chầu Bắc Kinh về. Ở một nước có quá nhiều chuyện “lùm xùm”, chuyện trước chưa kịp nguội thì đã có các chuyện khác nổi lên che lấp đi nên trở thành chuyện cũ. Tuy nhiên, nếu nhìn theo nỗi lo lớn nhất của dân chúng là nỗi lo “hiểm hoạ bắc thuộc mới” lúc nào cũng đè nặng lên đất nước, thì việc đi chầu Bắc Kinh của hai ông tướng để thực hiện những “nhiệm vụ chính trị của đảng [CSVN]” không bao giờ là chuyện cũ. Không những thế, nó còn cho thấy hiểm hoạ bắc thuộc do đảng CSVN tự nguyện thực hiện càng lớn và càng gần hơn bao giờ hết.

*****

Trước hết hãy bàn về tướng Trần Đại Quang, người cầm đầu ngành công an.

Mặc dù lực lượng công an ngày càng đông với đầy đặc quân số, vũ khí, và chức tước – chẳng nước nào khác có trung tá, thượng tá công an đứng đầy ngoài đường – nhưng tình trạng an ninh, trật tự xã hội ở VN ngày càng tồi tệ. Đó là điều ai cũng thấy hàng ngày và đều khắp trên cả nước. Nhưng tướng Trần Đại Quang thấy gần 200 ông tướng công an hiện nay (tức một tỉ số đông nhất thế giới) vẫn chưa đủ. Ông vẫn xin “thăng thưởng” thêm cấp tướng.

Trước câu hỏi tại sao công an muốn có nhiều tướng đến thế và công việc thực tế của công an là gì? Blogger Dương Vũ đã đưa ra những giải thích khó cãi như sau (2):

“Chỉ có thể giải thích theo hai lý do: một là muốn lên tướng thì phải chạy và hơn nữa là muốn có sự trung thành để bảo vệ cho những lợi ích bị đe dọa. Chả thế mà dân oan kiện cáo khắp nơi thì cũng cần có tướng khắp nơi để đàn áp chứ?

Tuy vậy, dù là tướng gì đi chăng nữa thì việc họ đáng làm họ không làm, mà việc họ không đáng làm thì họ làm.

  • Thay vì tìm được kẻ thực sự đứng đằng sau sự phá hoại những cơ sở kinh tế ở Bình Dương và Đồng Nai đợt tháng 5 thì họ đi bắt 3 người và đổ cho Việt Tân.
  • Thay vì bắt bọn tình báo Trung Quốc giả sư đi ăn xin thì họ bắt bớ người yêu nước chống Tàu.
  • Thay vì tìm bọn Trung Quốc chuyên tìm về tận từng nông hộ để lừa thì họ đi bắt chẹt doanh nghiệp làm chả đủ ăn.
  • Ở nhiêu nơi, cứ đến ngày đến tháng là công an đến thu tiền từng doanh nghiệp, đến từng nhà thu phí an ninh tổ quốc. Công an phường đến từng nhà, từng cơ quan xin tiền đi nghỉ mát, xin tiền Tết.
  • Thay vì lực lượng cảnh sát cơ động đuổi bắt bọn cướp đêm, tuần tra chống trộm trên đường phố thì giờ đây cảnh sát cơ động chỉ rình bắt xe của những người phải đi làm đêm trên đường nếu vô tình thiếu cái đèn hay cái mũ.
  • Cảnh sát giao thông thì chỉ rình bắt phụ nữ, người lao động ngoại tỉnh mà không dám bắt bọn xăm trổ.
  • Ông Tướng cảnh sát giao thông còn nói là anh em cầm vài ba chục thì có gì phải gọi là tham nhũng? Hay ý ông là nhiều như nhà anh 3X, anh Bình Ruồi còn chả ai nói là tham nhũng thì anh em lấy vài ba chục ngàn thì đáng gì?”

Còn việc tướngTrần Đại Quang hối hả đi Bắc Kinh sau chuyến đi của 13 ông tướng quân đội, báo chí loan tải là để“rút kinh nghiệm ’phòng chống tội phạm’”. Hiển nhiên, loại tội phạm hàng ngày thì chẳng cần đến cấp tướng Quang. Chữ “tội phạm” ở đây nhằm chỉ các “tổ chức chính trị đối lập”, và rộng hơn là “quần chúng chống đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Điều này cũng bổ sung cho các giải thích về những việc làm của công an như đã được blogger Dương Vũ nêu trên, cũng như về tình trạng bất ổn xã hội hiện nay. Tức là, lực lượng công an được tận dụng trong việc bảo vệ sự tồn tại của đảng độc tài dưới sự đỡ đầu của Trung Quốc, đồng thời duy trì các “lợi ích” của đảng và nhà nước; chứ không dùng để ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người dân. Trên căn bản đó, chuyến đi của tướng Quang cũng cùng mục tiêu với đoàn của tướng Thanh.

Chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn 13 ông tướng.

Về vụ khủng hoảng giàn khoan HĐ81 đầu tháng 5 vừa qua, bà Elizabeth Economy (3), một phân tích gia kỳ cựu và là Giám đốc Nghiên cứu Á Châu của tổ chức nghiên cứu chính trị ’Hội đồng Quan Hệ Đối Ngoại’ ở Hoa Thịnh Đốn tin chắc rằng TQ không muốn bị đẩy vào các vụ phân giải xuyên qua tập thể khu vực như ASEAN, họ muốn khẳng định sức mạnh để đàm phán trực tiếp với các láng giềng nhỏ (và yếu) hơn họ. Bà Economy cũng nhận định: “Tháng 5 năm tới, họ (TQ) dự tính đem giàn khoan trở lại. Nên tôi nghĩ Trung Quốc sẽ thuyết phục Việt Nam đừng đem vụ việc ra tòa án quốc tế vì đó là cái thế mạnh đáng kể mà Việt Nam có.”

Nếu những nhận định vừa kể của bà Economy là đúng (mà các phản ứng của Hà Nội cho thấy như vậy) thì rõ ràng là CSVN đã hoàn toàn làm theo những gì TQ mong muốn. Từ việc từ từ làm lơ những hứa hẹn kiện TQ cho đến những khẳng định trước sau chỉ đàm phán song phương với TQ. Những tuyên bố hùng hổ của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là sự phân công trong bộ phận lãnh đạo đảng, như được các cán bộ đảng nói ra khá thẳng thừng: “Ðường lối, chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng hiện nay thống nhất. Những tuyên bố trái chiều, nóng đột xuất trên diễn đàn trong nước, quốc tế của lãnh đạo cấp cao – đó là sự phân công của Đảng nhằm tạo thế cân bằng ngoại giao, giử vững môi trường hòa bình để phát triển kinh tế xã hội.” (4). Và như vậy, những tuyên bố (than phiền) của ông Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ASIAN vừa qua về việc TQ lấn lướt, thay đổi nguyên trạng Biển Đông cũng chỉ là sự phân công của đảng như vừa kể, cũng chỉ là để “than phiền, báo động” cho có lệ, vì chính Hà Nội đã từ khước các nước khác, kể cả ASIAN, xen vào các cuộc đàm phán Biển Đông qua chính sách nhất quyết chỉ đàm phán song phương với TQ.

Như báo chí Trung Quốc đã cho xì tin ra, trong cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981 ông Nguyễn Phú Trọng đã năn nỉ xin gặp ông Tập Cận Bình nhưng không không được chấp thuận. Ông Dương Danh Di, một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung nhận định rằng: “Việt Nam xin người cao nhất sang thăm Trung Quốc nó cũng phớt lờ đi. Cuối cùng nó chấp nhận cho ông Lê Hồng Anh sang rồi Lê Hồng Anh đi về có được cái gì đâu. Ý của họ rõ ràng là chuyện biển Đông, theo họ, không thể thỏa thuận được…..” (5). Như vậy, sau chuyến đi vô tích sự của ông Lê Hồng Anh, phái đoàn 13 ông tướng sang Bắc Kinh 2 ngày vào trung tuần tháng 10 để làm gì?

Theo tướng Phùng Quang Thanh thì “hai bên thống nhất với nhau ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng …”. Việc ký bản ghi nhớ để lập một đường dây nóng mà cần đến 13 ông tướng? Một giải thích khó có thể chấp nhận được. Ông Dương Danh Di có lý khi nhận định rằng: “Thì cũng phải cố tìm ra một cách để mà gọi là có thỏa hiệp với nhau, đạt được một thỏa thuận gì chứ. Nếu nói đó là một cái có vẻ làm cho tình hình hai bên có vẻ dịu đi, đỡ căng thẳng. Một cái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng mang theo mười mấy tướng đi mà không đạt được cái gì thì không tiện…”. Tuy nhiên, nếu nhìn vào danh sách các ông tướng đi cùng tướng Phùng Quang Thanh thì có lẽ vấn đề không đơn giản như vậy:

  • Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó tổng Tham mưu trưởng,
  • Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2,
  • Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân,
  • Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
  • Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3,
  • Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân,
  • Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1,
  • Trung tướng Vũ Văn Hiển –Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng,
  • Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc,
  • Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng,
  • Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.

Người ta thấy bên cạnh mấy ông tướng tham mưu cao cấp nhất của quân đội là gần như đủ mặt các tư lệnh quân, binh chủng, hoặc đại đơn vị. Đây không phải là các sĩ quan ở cấp lữ đoàn trưởng hay sư đoàn trưởng qua Tàu “học nghề”.

Các giải thích sau đó được báo chí đăng lại như “hai bên mong muốn tạo nhận thức chung về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước”..., cũng không thoả đáng, vì chỉ cần một vài tướng lãnh cao cấp là đủ cho việc này. Những điều tướng Phùng Quang Thanh nói với báo chí thì ngoài việc khoe được phía TQ “đón tiếp trọng thị”, là những xác nhận và cam kết “không làm phức tạp” thêm những vùng biển đảo của VN bị TQ chiếm đoạt, và việc TQ xây dựng cơ sở quân sự trên 5 đảo (đá) của VN là sự đã rồi.

Phía Trung Quốc thì cho biết kết quả của chuyến đi, qua lời của Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, là hai bên đã đạt được 3 nhận thức chung tóm tắt như sau: 1/ Theo phương châm 4 tốt,16 chữ vàng. 2/ Tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 3/ Tuân thủ các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước .

Nhận thức thứ nhất và thứ ba đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhưng nhận thức thứ hai là điều mới và đáng bàn. Đó có lẽ là mục tiêu chính của phái đoàn các ông tướng và mang ý nghĩa họ sang Bắc Kinh quỳ rạp tuân thủ TQ. Tại sao vậy?

Khi vừa lên cầm quyền ở TQ, việc đầu tiên ông Tập Cận Bình làm là tranh thủ lôi kéo các phe cánh quân đội để củng cố cho cái ghế quyền lực mới mẻ của ông ta. Họ Tập biết rất rõ khi có động loạn mà quân đội trở súng thì điều gì sẽ xẩy ra. Sau khi củng cố về phần TQ, nhìn về cái “môi” ở phương nam, nếu cái “môi đó bị hở” thì đảng CS Trung Quốc và đất nước TQ dễ dàng bị tàn tành ra thành trăm mảnh như ông đã từng lo ngại và nói lên sự lo ngại đó trong bài nói chuyện với cán bộ vào tháng ba năm ngoái. Vì thế, ngoài sự đỡ đầu cho những người cầm quyền ở Hà Nội, thì quân đội VN cũng phải được buộc chặt với quân đội TQ để làm được nhận thức thứ hai như vừa nêu. Điều này cũng giải thích tại sao lại cần đến 13 tướng lãnh nắm những vị trí then chốt trong quân đội VN sang đó cùng một lần. Sau đó, có thể chưa yên tâm, nên TQ triệu thêm Tướng công an Trần Đại Quang sang cho đủ bộ cả hai lực lượng bảo vệ đảng CSVN phải thần phục Bắc Kinh.

*******

Sau hết cũng nói luôn về chuyện “tâm tư”.

Khi ở Tàu về, tướng Phùng Quang Thanh xin thăng tướng cho nhiều sĩ quan trong bộ sậu của ông. Bảng cấp số cấp tướng của quân đội CSVN tối đa là 415 người, nay số tướng lãnh đã lên đến 489 người mà tướng Thanh vẫn xin thêm với lý do rất lạ: “kẻo anh em tâm tư”.

Nhưng có nhiều điều tướng Thanh làm dân chúng và đặc biệt là anh em binh sĩ cấp dưới rất “tâm tư” là:

  • Đất nước, biển đảo đang bị ngoại bang xâm chiếm dần mà số tướng lãnh lên tiếng “tâm tư” rất ít, nếu không muốn nói là chẳng có ai.
  • Trong các cuộc chiến tranh do đảng CSVN phát động, có lẽ cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979 là cuộc chiến mang ý nghĩa nhất. Hàng chục ngàn chiến sĩ đền nợ nước, nhưng suốt bao nhiêu năm nay đảng cấm không được nhắc nhở, bia kỷ niệm bị đục phá,….cũng chẳng thấy ông tướng nào…”tâm tư”.
  • Hơn 60 chiến sĩ bị lính TQ tàn sát ở Gạc Ma mà không được phép tự vệ, đến nỗi cố ngoại Trưởng Nguyễn cơ Thạch đã đập bàn tức giận hỏi ai đã ra lệnh không được bắn trả để tự vệ, nhưng không bao giờ được trả lời. Khi có người đề nghị xin TQ để vớt các tử sĩ đó về mai táng cho trọn tình người, thì cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã trả lời ráo hoảnh: “Cứ để họ nằm dưới đấy có sao đâu!” . Đây hẳn là những điều anh em binh sĩ rất “tâm tư”, vì đó là số phận của họ trong tay đảng. Thế nhưng chẳng thấy một ông tướng nào “tâm tư”.
  • Biết bao nhiêu bà “mẹ anh hùng” của các tử sĩ bị đảng biến thành dân oan sống lây lất bên lề xã hội…., chẳng thấy ông tướng nào “tâm tư”.

Có lẽ cả tướng Thanh và các tướng khác đều đang quá bận, vừa phải phục vụ lãnh đạo cả 2 nước vừa ráo riết giành ghế trong Trung Ương Đảng XII, nên chỉ “tâm tư” những chỗ đáng đồng tiền bát gạo thôi.

– – –

Ghi chú:

1. Đọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, http://diendanctm.blogspot.ca/2014/11/oc-ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-cua-quoc.html

2. Ai đang làm khánh kiệt đất nước?
http://blogduongvu.blogspot.ca/2014/11/0-1emItoRXMh4vVbMMJxR3T0706PO6LyDhrgzSYUSBYejqwYXfZjj2t2wYdg27vbltu6mVhM7eWvLI6YHJ6ODP3B-PEmmwMzS.html#t3l

3. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=198046&zoneid=5#.VGSZ8PldWSo

4. http://danquyenvn.blogspot.ca/2014/11/kha-luong-ngai-nhat-ky-ve-cuoc-vieng.html#more

5. Việt Nam, Trung Quốc thiết lập đường dây nóng quân sự, http://m.voatiengviet.com/a/viet-nam-trung-quoc-thiet-lap-duong-day-nong-quan-su/2490760.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”