Quà mặc cả của Tập Cận Bình khi đi Mỹ: đổi thái độ một chút

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Andrew Browne
29/09/15

Trong chuyến đi Mỹ, Tập Cận Bình thường bị mắc kẹt giữa hai nhóm khán giả – người chủ nhà hoài nghi cần những cam đoan nhẹ nhàng và nhóm người quan trọng nhất là đám đông quần chúng ở Trung Quốc ngưỡng mộ sự cai trị cứng rắn và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của họ Tập.

Vì thế mà có những giây phút ngượng nghịu khi ông ta ráng làm hài lòng cả hai.

Chẳng hạn như tại Liên Hiệp Quốc, ông ta cổ võ một cách trơ tráo cho phụ nữ quyền mặc dù chính quyền từng bắt giữ các nhà hoạt động phụ nữ khi họ phản đối việc xách nhiễu tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng. Bà Hillary Clinton phải gửi tweet phản hồi, “Không biết ngượng”.

Về vấn đề biển Đông, họ Tập hứa sẽ không “quân sự hóa” các vùng đảo tranh chấp. Vậy mà chỉ mới có vài ngày trước đó, hình chụp vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc đã xây xong sân bay trên Fiery Cross Reef, đủ dài cho chiếc phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc đáp xuống.

Ông ta hoan nghênh các NGO ngoại quốc, mặc dầu sắp sửa có luật lệ mới giới hạn các hoạt động của họ và cấm một số NGO hoạt động; ông ta cam kết là Trung Quốc vẫn mở rộng cho các công ty truyền thông nước ngoài, nhưng lờ đi việc giới kiểm duyệt ngăn chận trang web của họ.

Với lối nói vặn vẹo như thế, giới phân tích cần lý giải lời cam kết của họ Tập ngăn chận đánh cắp qua mạng các bí mật thương nghiệp – là thỏa thuận đáng kể nhất từ buổi họp thượng định với Tổng thống Obama. Có một câu hỏi lớn: Liệu lãnh đạo dân sự có kềm chế nỗi các tướng lãnh trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân nơi có bàn tay dính chàm trong các vụ xâm nhập qua mạng?

Tương tư vậy giới doanh nhân Hoa Kỳ, gần đây đã chán ngán với Trung Quốc, cũng dè dặt với hiệp ước thúc đẩy đầu tư song phương mở cửa thị thường khép kín tại Trung Quốc. Thành công hay không cũng tùy thuộc vào họ Tập có chịu đối đầu với các nhóm độc quyền quốc doanh, mà hiện không thấy chỉ dấu gì.

Tuy nhiên tiến triển trong các lãnh vực này, dầu không có gì bảo đảm, giờ đây được tính theo tiêu chuẩn mới. Các tuyên bố của họ Tập, dầu có mơ hồ đi nữa, có thể là chỉ dấu thay đổi lớn mà chỉ có thời gian mới trả lời cho biết.

Khi đã tuyên bố là không quân sự hóa các đảo nhân tạo xây cất trong vùng biển Đông, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại uy tín nặng trong khu vực nếu quyết định lập các giàn phóng tên lửa hoặc bắt đầu tuần tra trên không – điều mà các phân tích gia quân sự chờ đợi xảy ra.

Lấy lòng dân chúng Mỹ và lấy điểm với chính trị gia Mỹ là điều cực kỳ khó khăn cho người lãnh tụ quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao đến giờ. Sự mến mộ to lớn dành cho họ Tập đến từ khối quần chúng hãnh diện khi ông ta khoe sức mạnh quân sự mới của Trung Quốc để đương cự lại với Hoa Kỳ và đồng minh tại Á Châu.

Tuy nhiên ông Tập có nhiều động cơ thúc đẩy để xét lại cách tiếp cận với Hoa Kỳ mà đã làm bực mình giới kinh doanh Mỹ, gia tăng chỉ trích về nhân quyền, làm Ngũ Giác Đài cứng rắn hơn trong chiến lược đối đầu và dẫn đến việc giới ngoại giao kêu gọi lập chiến lược be bờ chống lại Trung Quốc như trong thời chiến tranh Lạnh với Liên Sô.

Thứ nhất, giới lãnh đạo Trung Quốc chờ đợi vị tổng thống Mỹ kế tiếp, dầu là đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, sẽ cứng rắn hơn Obama, người mà họ xem là yếu và không dứt khoát.

Mặc dầu không có viễn ảnh họ Tập sẽ ưng thuận với những phê bình về nhân quyền, hoặc thoái lui với tham vọng bá quyền trong khu vực, nhưng bớt hung hãn không phải là điều không thể xảy ra.

Thứ nhì, kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn. Tuy ông Tập vẫn khoe khả năng Trung Quốc đạt được tăng trưởng 7% năm nay, nhiều chuyên gia nghĩ là ông ta tháu cáy. Andrew Tilton, kinh tế gia chính vùng Châu Á Thái Bình Dương của công ty Goldman Sachs, tin rằng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống dưới 6% và tiên đoán “giảm tốc gập ghềnh trong nhiều năm tới.”

Năm tới sẽ đặc biệt khó khăn. Các viên chức cao cấp Trung Quốc bàn thảo riêng về việc đóng cửa các xí nghiệp quốc doanh lỗ lã, và thất nghiệp nặng. Thất nghiệp gia tăng chẳng những đe dọa mức tiêu thụ, một lãnh vực còn sáng sủa của kinh tế, mà còn gây chấn động về thỏa thuận xã hội giữ phe nắm quyền và phe bị trị.

Sự tin tưởng của giới đầu tư vào Trung Quốc hiện mỏng manh, và ông Tập biết là quan hệ không bền giữa hai cường quốc kinh tế chỉ làm tình hình trầm trọng hơn. Phản ứng hoảng hốt của các trung tâm tài chính trên thế giới trước các rối loạn về thị trường chứng khóan và tiền tệ của Trung Quốc cho thấy kinh tế xứ này chậm lại được xem là rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu.

Ít ai tin rằng sự xoay vần về vận may của Trung Quốc sẽ làm cho họ Tập khiêm tốn hơn, hợp tác hơn với Hoa Kỳ.

Từ góc nhìn của Bắc Kinh, buổi họp thượng đỉnh nhằm không phải để lập lại quan hệ nhưng là một bước tái thẩm định khiêm nhường nhưng cần thiết. Nó khá xa hình ảnh đối tác mà ông Obama hình dung ra khi mới làm tổng thống. Nhưng với tình hình chính trị Trung Quốc, nó là món quà mặc cả khá nhất của họ Tập – và vị tổng thống Mỹ đã bắt lấy.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.