Quốc tang hay đảng tang?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân cái chết của lãnh tụ già nua Fidel Castro, người Việt Nam lại có thêm một dịp để nhìn thấy bộ mặt thật của lãnh đạo CSVN lộ ra.

Trong một thông báo “đặc biệt”, Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN cho biết là đảng sẽ tổ chức quốc tang cho ”đồng chí” Castro vào ngày 4 Tháng 12.

Trong lịch sử cận đại Cuba, sau khi cầm quyền từ Tháng 1 năm 1959 ông Fidel Castro đã mạo danh cách mạng thi hành một chính sách khắc nghiệt, tiêu diệt đối lập, biến Cuba thành một quốc gia nghèo đói tụt hậu ngay sát nách Hoa Kỳ.

Fidel Castro cũng là người chịu trách nhiệm về hàng chục ngàn cái chết trong nước của những người chống lại chủ nghĩa cộng sản mà Castro đem áp đặt lên đất nước Cuba. Đồng thời dưới cái gọi “nghĩa vụ quốc tế” và “xuất khẩu cách mạng”, Fidel Castro đã đưa quân tình nguyện Cuba sang Angola, Congo… gây ra cái chết cho hàng ngàn thanh niên Cuba trên khắp chiến trường Châu Phi. Chưa kể hàng trăm ngàn dân Cuba phải liều chết bỏ trốn sang nước láng giềng Hoa Kỳ. Đây rõ ràng là một tội đồ của dân tộc Cuba.

Trước đây trong thời chiến tranh lạnh, Việt Nam và Cuba là hai tên lính xung kích hung hăng nhất của chủ nghĩa Mác-Lê, một ở Đông Nam Á Châu, một ở Tây Bán Cầu. Cả hai được coi là hai quốc gia có quan hệ anh em trong khối 13 nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Mối quan hệ ấy tỏ ra rất nồng ấm suốt những năm diễn ra chiến tranh Việt Nam, do tình đồng điệu chống Mỹ giữa Hà Nội và Havana. Thậm chí Castro đã từng tự hào tuyên bố “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, mà thực chất chỉ là trò ”bán máu” của tù nhân Cuba một cách vô nhân đạo.

Nhưng khi khối cộng sản tại Đông Âu tan rã theo quan thầy Liên Xô, hai nước Việt Nam và Cuba trơ trọi trong cơn bão táp, phải xoay trở với biết bao khó khăn chồng chất, nhất là về kinh tế để sống còn. Trong nhiều năm gần đây, tình đồng chí còn sót lại cũng không còn mặn mà như xưa. CSVN đã từ bỏ kinh tế chỉ huy tìm lối thoát trong kinh tế thị trường; mặt khác mò mẫm con đường chính trị đu dây giữa hai đại cường Trung Cộng và Hoa Kỳ, trong khi Cuba sau nhiều thập kỷ thất bại ê chề với xã hội chủ nghĩa, không còn cách nào hơn cũng đã tìm đường xích lại gần với Mỹ.

Mặt khác, Việt Nam và Cuba là “quan hệ anh em” trong khối xã hội chủ nghĩa, nhưng Cuba không phải là quốc gia chiến lược đối với Việt Nam. So với Liên Xô và Trung Cộng đóng vai trò hỗ trợ lớn lao trong chiến tranh xâm lăng, Việt Nam cũng chẳng mang nhiều ơn nghĩa với Cuba để đến nỗi phải đền ơn đáp nghĩa. Thế nhưng khi những lãnh tụ của Liên Xô hay Trung Cộng như Staline, Mao Trạch Đông chết, CSVN cũng chưa bao giờ làm quốc tang cho ai. Thế mà lần này CSVN lại làm quốc tang cho Castro khi trong thời đại ngày nay nạn sùng bái lãnh tụ đã lùi xa vào dĩ vãng và vấn đề thần tượng – nhất là thần tượng cộng sản đã lần lượt bị gỡ mặt nạ và sụp đổ.

Tại sao CSVN lại quyết định làm quốc tang cho Fidel Castro?

Thứ nhất, trong chuyến viếng thăm năm 2009 trong cương vị chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố “Việt Nam Cuba thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ.” Nay với quyết định gây tranh cãi này, có lẽ đảng CSVN muốn chứng tỏ lòng thủy chung của mình với Cuba về mối tình chia nhau gác ở hai đầu địa cầu nhằm bảo vệ cái gọi là hòa bình thế giới mà ông Nguyễn Minh Triết đã minh họa rất đậm màu… dân quê.

JPEG - 34 kb
“Việt Nam Cuba thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ” – câu nói “để đời” của ông Nguyễn Minh Triết.

Thứ hai, do Việt Nam lẫn Cuba phải xoay trục đi theo Mỹ để mua sự tồn tại, ngày nay nội bộ hai đảng đang suy thoái và chia rẽ trầm trọng, trong khi xã hội xuống cấp, kinh tế bấp bênh. Làm quốc tang cho Castro, Việt Nam hy vọng tác động tốt đẹp lên tình hình nội bộ giữa hai đảng để mong giữ chặt hàng ngũ của hai đảng anh em trước nhiều biến chuyển ngày càng bất lợi cho những quốc gia cộng sản còn sót lại.

Nhưng dụng ý thứ ba là quan trọng hơn hết. Hầu hết lãnh đạo công sản đều thấy rõ con đường mình đang đi là ”đường đi không đến”. Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng bi quan thốt lên “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Vì vậy ngày nào còn nắm quyền lực, ngoài miệng họ vẫn hô hào kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê để tiếp tục lừa bịp người dân, nhưng trong bụng luôn lo âu đến ngày phải tháo lui. Những “tự diễn biến” hay “suy thoái tư tưởng” mà nghị quyết 4 gần đây nêu lên chính là những báo hiệu cho sự sụp đổ tất yếu trong một ngày không xa.

Vì thế, tổ chức quốc tang cho Castro ngày nay là để chuẩn bị tâm lý và tình cảm của người dân Cuba hầu trong tương lai lãnh đạo CSVN có thể hạ cánh an toàn khi Việt Nam có những thay đổi chính trị trong thời gian tới. Nói cách khác, việc tổ chức quốc tang cho Castro không vì tình nghĩa thắm thiết hay công ơn to lớn của nhận vật này, mà chỉ nhằm mua chuộc tình cảm tầng lớp lãnh đạo Cuba đang nắm quyền để các tay đầu sỏ của Hà Nội có thể đưa gia đình của họ lánh nạn khi có những biến động xảy ra tại Việt Nam.

Trong 3 dụng ý nói trên, có lẽ dụng ý thứ 3, chuẩn bị tháo chạy là lý do mạnh mẽ nhất khiến CSVN ra quyết định tổ chức lễ quốc tang cho Fidel Castro một cách trọng thể, huy động cả học sinh các cấp đến viếng tang.

Hình tượng “anh hùng cách mạng” Fidel Castro đã lui vào bóng tối kể từ khi trao quyền lại cho người em vào năm 2008, chẳng những vậy chính cuộc cách mạng do Castro thực hiện từ hơn nửa thế kỷ qua cũng đã hoàn toàn sụp đổ. Trong thời điểm mà thế giới không ai còn chú ý đến nhân vật này, thì đảng CSVN lại cố tình đem cái chết này mong cân bằng với những lợi ích trong tương lai.

Từ những nhận định nêu trên, cho thấy là đảng CSVN ngày nay dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng sa vào vũng lầy ý thức hệ và đang phải tìm đường tẩu tán sang tận… Cu Ba.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.