Sài Gòn, 29 Tháng Tư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mươi ngày nữa là chúng ta biết dân Sài Gòn sẽ làm được gì không, khi ngọn đuốc thế vận đi qua thành phố ngày 29 Tháng Tư. Tin trên các mạng lưới cho thấy lòng người rất nôn nóng.

JPEG - 50 kb

Báo và đài của đảng Cộng Sản không được phép nói một câu nào về việc người ta biểu tình chống Thế Vận Hội Bắc Kinh khắp thế giới. Bàn tay kiểm duyệt từ Bắc Kinh vẫn nối dài qua tận Hà Nội! Nhưng giới trẻ trong nước có nhiều cách tìm coi tin tức. Thanh niên, sinh viên gặp nhau ở quán là hỏi thăm nhau có theo dõi cảnh ngọn Ðuốc Thế Vận đi qua London, Paris và San Francisco hay không. Ở mỗi nơi đều diễn ra cảnh những cuộc biểu tình chống chính sách của Bắc Kinh đàn áp dân Tây Tạng, ủng hộ độc tài ở Sudan, Miến Ðiện, và cướp Hoàng Sa của Việt Nam.

Phản ứng của các bạn trẻ Việt Nam là chờ đợi xem chuyện gì sẽ xẩy ra rồi mới quyết định. Ai cũng e sợ, nhưng không ai muốn làm thằng hèn. Người nọ nhìn người kia, chờ xem động tĩnh, giống như các lực sĩ chờ phát súng hiệu là bắt đầu chạy!

Chỉ cần thấy cảnh công an đi hỏi cung những sinh viên từng đi biểu tình lần trước, hoặc đã từng phát biểu ý kiến trên mạng không đúng đường lối đảng, là biết nhà nước đang lo ngăn chặn đám trẻ như thế nào.

Cho tới giờ nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu tại sao Bắc Kinh lại chọn đưa ngọn Ðuốc Thế Vận đi qua Sài Gòn mà không qua Hà Nội. Ðảng Cộng Sản Việt Nam thường vẫn ưu đãi và đề cao Hà Nội, những cái hay cái đẹp đều muốn dành cho Hà Nội hưởng cả. Vậy tại sao Hà Nội lại nhường cho Sài Gòn cái vinh dự đón ngọn Ðuốc Thế Vận?

Một giả thuyết là Bắc Kinh tin tưởng vào khối người Việt ở Chợ Lớn rất đông, để nếu cần sẽ đủ người cho các “lực sĩ công an” huy động chống lại các cuộc biểu tình phản đối.

Trong đoàn rước đuốc vẫn có những công an Trung Quốc mặc đồ lực sĩ đi bảo vệ ngọn đuốc và xô đẩy người biểu tình, chỉ có Úc và Nhật Bản từ chối không cho đem công an vào nước họ. Việt Nam thì không những hoan nghênh mà còn cung cấp thêm công an giúp các đồng chí anh em Trung Quốc. Tất nhiên, trong đám công an đó mà có nhiều người nói Hoa ngữ, thạo “tiếng phổ thông,” thì tình đồng chí giữa hai đảng Cộng Sản anh em càng thêm thắm thiết.

Một giả thuyết khác đáng tin hơn, là Cộng Sản Trung Hoa lo ngại rước đuốc qua Hà Nội rắc rối hơn đi qua Sài Gòn. Dân miền Bắc vẫn nhớ những trận đánh ở Lạng Sơn ba mươi năm trước. Nhiều gia đình vẫn hương khói trên bàn thờ tử sĩ. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là dân Hà Nội không sợ. Trong mấy năm gần đây, các phong trào đòi dân chủ tự do ở Hà Nội mạnh hơn hẳn Sài Gòn. Hầu hết những người mới bị bắt và bỏ tù đều là dân gốc Hà Nội, Hải Phòng, trong miền Nam rất ít.

JPEG - 91.5 kb
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong bản đồ rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh.

Trong phong trào vận động chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, các nhà văn nghệ miền Bắc đã khởi xướng việc kêu gọi tẩy chay Olympic 2008 ở Bắc Kinh. Bản tuyên cáo của họ chỉ mới được vài ngàn người ủng hộ ký tên qua các mạng lưới, nhưng sáng kiến đó cho thấy người dân không sợ nữa. Ngay trong tuần trước các nhà vận động dân chủ ở Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp mặt với những “dân oan” bị cướp đất, quy tụ tới năm sáu chục người. Thông tin, liên lạc với nhau để họp mặt được bấy nhiêu người, trong một chế độ công an đông hơn ruồi, không phải chuyện dễ. Thế mà họ vẫn làm được! Tuy cuộc họp mặt của các nhà vận động dân chủ và dân oan đã bị ngăn cản, bị quấy phá và đe dọa cuối cùng không đưa tới hành động nào, nhưng riêng cảnh họ đã tìm tới gặp nhau và họ bị săn đuổi, bị phá đám, đã là một thành công. Nên nhớ, đó là một cuộc gặp mặt không nói trước mục đích cụ thể nhắm làm cái gì. Nếu bây giờ lại có người nêu lên mục đích rõ ràng, là nhân đón Ðuốc Thế Vận mà đòi lại Hoàng Sa, thì dân Hà Nội sẽ kéo tới đông đủ, chắc chắn sẽ thành công!

Cho nên nhà nước Bắc Kinh ngại Hà Nội, tránh Hà Nội, chọn con đường đưa ngọn Ðuốc Thế Vận qua Sài Gòn là có lý do. Họ có vẻ khinh thường dân Sài Gòn đấy, nhưng họ có tính toán. Bây giờ người dân Sài Gòn đang đứng trước một thử thách lớn: Có dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa nữa hay không? Vì các “đồng chí Trung Quốc vĩ đại” không từ một thủ đoạn tàn bạo nào khi cần đối phó với những người phản kháng.

Xin kể câu chuyện một sinh viên người Hoa đang du học ở Mỹ để thấy Bắc Kinh dùng những đòn tàn bạo như thế nào. Trước tinh thần bất khuất của một cô gái 20 tuổi, bộ máy Cộng Sản Trung Hoa đã dọa xé xác cô, dọa đem cô bỏ vạc dầu!

Cô sinh viên họ Vương, tên tiếng Anh là Grace, quê ở thành phố Thanh Ðảo, tỉnh Sơn Ðông, đang du học ở Ðại Học Duke, North Carolina bên Mỹ. Trước ngày ngọn Ðuốc Thế Vận đi qua San Francisco, nhiều sinh viên người Hoa ở đại học này cũng chuẩn bị tổ chức biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng, và cũng có những sinh viên Trung Quốc tính tổ chức biểu tình ủng hộ chính phủ của họ. Hai bên biểu tình và chống biểu tình hầm hè nhau. Cô Vương Grace, 20 tuổi, đã đứng ra ngăn không cho hai bên đụng độ, có lúc cô đứng ngay giữa hai toán biểu tình, chỉ để yêu cầu họ ngưng la lối mà đứng yên thảo luận với nhau. Không ngờ, các sinh viên ủng hộ chính phủ lại coi cô là “phản động,” chỉ vì cô không theo họ! Ðúng lối Cộng Sản, hễ ai không đồng ý với họ tức là chống họ, tức là chống cả nhân loại, tức là không đáng sống nữa!

Thế là tên họ cô Vương, hình ảnh cô đứng giữa hai đám biểu tình, được đưa lên mạng lưới của Hội Sinh Viên Trung Quốc ở Ðại Học Duke, với nhãn hiệu “phản động!” Ðại học này có 500 sinh viên Trung Quốc. Trên mạng lưới họ còn ghi cả số điện thoại của cô, tên cha mẹ cô và địa chỉ họ ở thành phố Thanh Ðảo! Bao nhiêu tai họa bắt đầu từ đó! Hình ảnh, tên họ và cha mẹ của cô Vương được đưa lên các mạng lưới ở Trung Quốc, trên trán cô trong hình có hai chữ “phản quốc!” Cô bị gán cho tội đứng về phía người Tây Tạng chống lại “nhân dân!” Có những lá thư gửi lên mạng đòi đem cô Vương về nước, bỏ vào vạc dầu, có thư đề nghị đem cô xé xác thành vạn miếng!

Nhưng cha mẹ cô Vương ở Thanh Ðảo cũng bị đe dọa. Trên mạng lưới họ để hình cửa nhà cha mẹ cô, mà kẻ vô danh đã ném những bãi phân vào đó. Cha mẹ cô Vương đã phải bỏ nhà đi ẩn nơi khác. Năm 2006, một tờ báo ở thành phố này còn viết một bài khen ngợi cô sinh viên này rất nồng nhiệt, khi cô được đi du học! Không những học giỏi, cô bé còn làm thơ, chơi đàn và tham dự các sinh hoạt tập thể trong trường.

JPEG - 137.2 kb

Chế độ Cộng Sản không từ một thủ đoạn nào mà không dùng để triệt hạ những người không theo họ. Vì vậy, mạng lưới công an của Trung Quốc trải ra cả ở những đại học Mỹ để chỉ điểm các sinh viên có tư tưởng độc lập. Họ sẵn sàng khủng bố cả cha mẹ các sinh viên để tạo áp lực. Cho nên, nếu nhiều người ở Sài Gòn không dám đi biểu tình đòi Hoàng Sa trong ngày rước Ðuốc Thế Vận 29 Tháng Tư, chúng ta cũng thông cảm. Tuy nhiên các bạn trẻ có thể lấy cô Vương Grace làm gương. “Cô ấy đứng thẳng dậy!” Một người bạn Mỹ trong trường nói. Cô giữ vững lập trường, tự hào mình là một người Trung Hoa, và một người yêu nước. Cô sẽ về nước sau khi học xong, và hiện nay cha mẹ cô dù đang trốn tránh cũng vẫn khuyến khích cô đừng có sợ! Cô viết trên mạng lưới của mình: “Tôi không làm gì hại cho Trung Quốc. Những người đánh tôi, chính họ làm hại Trung Quốc. Họ không biết yêu nước làm gì. Không phải cứ bắt tôi hay người khác phải im miệng mới là yêu nước!”

Ngày 29 Tháng Tư này, các bạn trẻ ở Việt Nam có thể thực hành lời khuyên đó. Yêu nước là phải lên tiếng. Phải đứng về phía lẽ phải. Chống việc rước Ðuốc Thế Vận qua Việt Nam không phải là chống nhân dân Trung Quốc tổ chức thế vận hội. Họ xứng đáng lãnh vinh dự đó.

JPEG - 78.4 kb

Chống cuộc rước Ðuốc Thế Vận qua nước ta cũng không phải là “chính trị hóa” một cuộc đua thể thao. Chính Bắc Kinh đã chính trị hóa thế vận hội bằng cuộc rước đuốc này. Chế độ Ðức Quốc Xã bầy ra trò rước đuốc năm 1936 hoàn toàn để tuyên truyền. Sinh viên Lê Minh Phiếu đã nói rõ hành động “chính thức hóa” việc chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc trong mạng lưới của họ về rước Ðuốc Thế Vận. Sau khi đã lập ra quận Tam Sa để chính thức hóa việc xâm chiếm, nay Bắc Kinh lại dùng thế vận hội để bắt cả thế giới công nhận họ là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa!

Những người Việt yêu nước không thể im lặng được. Thế nào các bạn trẻ ở Sài Gòn cũng có hành động thích hợp. Dù chỉ có hai mươi người dám ra đường mặc áo chữ T in hình bản đồ Việt Nam trong ngày 29 Tháng Tư, cũng đủ chứng tỏ dân Sài Gòn không sợ đám “công an lực sĩ” do Trung Quốc gửi sang và các lực lượng công an bản xứ phụ dịch. Phải chứng tỏ cho chính quyền Bắc Kinh rằng việc họ chọn đưa ngọn đuốc qua Sài Gòn là dại dột! Chính đoàn người Việt biểu tình phản kháng sẽ là ngọn đuốc được các báo đài ngoại quốc đưa lên màn ảnh ti vi khắp thế giới! (Người Việt; Saturday, April 19, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.