Sau biển gầm là rừng núi thét!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ án 3 quan chức cấp tỉnh ở Yên Bái bị bắn chết đang là đề tài bàn luận nóng hổi. Bao nhiêu câu hỏi “vì sao” đang được đặt ra.

Vì sao xảy ra cuộc thanh toán nhau này? Vì sao các quan chức đồng chí cộng sản với nhau ở cấp khá cao lại thù oán nhau đến mức giết nhau tàn bạo như thế? Vì sao dư luận nhân dân lại có vẻ dửng dưng không tỏ ra xúc động, cảm thông với các nạn nhân và gia đình họ, cũng như với đảng cầm quyền và nhà nước như các nhà lãnh đạo cao nhất công khai bày tỏ? Vì sao lại có thái độ vui mừng, hài lòng trong một số blog tự do, coi đó là sự thanh toán lẫn nhau giữa các “nhóm lợi ích riêng tư” ganh ăn tức ở với nhau, “đáng đời” bọn quan tham như sâu bọ lúc nhúc tệ hại?

JPEG - 37.9 kb
Ảnh minh họa

Phải chăng vụ án phản ánh sự suy đồi đạo đức trong đảng cầm quyền đã đạt đến đỉnh điểm để cán bộ cầm quyền ngang cấp coi nhau như kẻ thù? Ở cơ sở, đảng viên công an đạp giày vào mặt đảng viên xuống đường chống bành trướng, nay đảng viên cấp cao hơn giết nhau. Cũng đã có một số nghi án cán bộ cấp cao nhất giết nhau, như tướng Phạm Quý Ngọ bị thủ tiêu khi là nhân chứng sống trong vụ án Đại tướng Trần Đại Quang bị cáo buộc nhận 1 triệu đôla của Phạm Chí Dũng do chính nghi can này khai báo. Cứ cái đà này thì các đồng chí lãnh đạo ở cấp cao nhất có thể thịt nhau như chơi, khi đảng suy thoái không sao ngăn chặn nổi.

Ban Tuyên giáo Trung ương đã vội vàng chỉ thị cho các dư luận viên lên tiếng trên báo chí lề phải, mắng mỏ dư luận là “bất lương vô đạo”, vô cảm, thậm chí còn hả hê trước cái chết bi thảm của 3 quan chức, trong đó 2 người được làm tang lễ cấp cao.

Đáng chú ý là qua vụ án này niềm tin của dân với đảng càng tỏ ra sa sút, nên có hoài nghi dai dẳng là có gì không đúng sự thật trong những tin tức do công an điều tra và tuyên huấn đưa ra để giấu nhẹm, bịt kín vụ án này. Tại sao những viên đạn đầu tiên lại không có ai nghe thấy, khi các cán bộ đã tụ tập đông đảo để chờ họp ở sát đó? Hung thủ bắn chết ngay ông bí thư tỉnh ủy rồi ung dung đi ra cách đó 150 mét còn chào hỏi mọi người rồi mới vào phòng khác bắn chết ông trưởng ban tổ chức rồi tự bắn vào mình. Rõ ràng là những sự kiện trên thực tế rất khó có thể diễn ra như vậy!

Và vì sao các bác sỹ khám nghiệm đã thắc mắc về tin tức nói rằng thủ phạm tự bắn vào đầu mà viên đạn lại xuyên từ sau gáy ra trước. Vậy thì rất có thể nghi phạm cũng chỉ là nạn nhân của một hung thủ bí mật nào khác. Rồi lại còn câu hỏi vì sao chính quyền tuyên bố không khởi tố vụ án vì kẻ gây án đã chết, để rồi ngay sau đó lại tuyên bố sẽ khởi tố?

Còn nhớ vài ngày trước đó, trong buổi gặp các đảng viên cao cấp nhất đã nghỉ hưu, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên thường trực Ban Bí thư, và chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trấn an các đồng chí của mình rằng “Niềm tin đối với đảng đang được củng cố và nâng cao”. Với phát biểu này, Ông Trọng cho thấy không những là “lú lẫn” mà còn nói sai sự thật, cố tình nhắm mắt bịt tai trước sự thật là niềm tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền đã sa sút đến mức tận đáy rồi, một điều mà ai cũng nhận ra.

Xin nêu một gợi ý để rộng đường dư luận. Trên mạng Ba Sàm mới có bài viết của FB Ben Nguyen rất đáng chú ý. Đó là bài báo dài nhiều kỳ với nhiều ảnh chụp, nhan đề Bản danh sách đen của nhóm nhà báo Đỗ Doãn Hồng. Bài báo cho biết, từ năm 2014 tại vùng hồ Thác Bà thuộc các huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp tài nguyên rừng, một đặc sản hầu như duy nhất của Yên Bái. Rừng Yên Bái bạt ngàn là rừng già lâu năm, đầy cây cổ thụ 200 và hơn 100 năm, đường kính thân 1 mét 6, chu vi hơn 3 mét, cao cỡ 30 mét, gồm các loại gụ, sến, lim, thông, giá trị có cây lên đến 300 tỷ đồng. Vùng Thác Bà rộng 23.400 héc ta, sát sông Chảy, chứa gần 4 tỷ khối nước, với hàng nghìn hòn đảo. Tài nguyên rừng già đúng là mỏ vàng khổng lồ của tỉnh Yên Bái. Từ xưa nói rừng là “vàng” quả không sai.

Mấy chục năm nay trong vùng rừng bạt ngàn cây cổ thụ quý này âm thầm diễn ra một cuộc tranh dành nguồn lợi to lớn là gỗ quý. Lâm nghiệp và kiểm lâm trở thành hai ngành công tác rất béo bở, và đã diễn ra một cuộc đấu tranh sống mái giữa ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và kiểm lâm cùng các cơ quan hành chính, công an, tư pháp. Ghê gớm nhất là ngoài số hàng chục vạn nhân viên quan chức các ngành trên còn có hàng vạn tên “lâm tặc” từ dưới miền xuôi và các tỉnh xung quanh kéo đến. Chúng là bọn hung đồ táo tợn ranh ma, tạo nên phe nhóm riêng, mua chuộc cơ quan hành chính, cơ quan đảng, cơ quan công an, lâm nghiệp, kiểm lâm, tư pháp, giao thông tạo nên một cuộc nội chiến rối rắm phức tạp, khi thì hợp tác khi thì tranh dành nhau quyết liệt. Lâm tặc có mặt trong ủy ban, tỉnh và huyện ủy đảng CS, trong Công an, tư pháp, trong lâm nghiệp và kiểm lâm, trong dân quân, trạm gác cửa rừng, trong thuyền bè nối liền hàng nghìn đảo nhỏ để chặt gỗ, chuyên chở gỗ đi mọi hướng, bán gỗ gần xa. Một số nhà báo trẻ xông xáo ngay thật ưa mạo hiểm đã có những phóng sự kỳ thú nhưng bị “kiểm duyệt” vì không ít quan chức cấp cao tham lợi, tự biến mình làm tay chân cho bọn lâm tặc ma quỷ, tự mình biến chất thành lâm tặc, làm giàu vô kể, coi rừng là “tự nhiên”, có nghĩa là vô chủ.

Có tin không nói rõ nguồn cho biết tại khu vực Hồ lớn Thác Bà đang có một dự án ODA cực lớn nhằm xây dựng một cơ sở cai nghiện cho dân nghiện cả nước, và một dự án hoành tráng hơn về “hậu cai nghiện”, một trường dạy nghề quy mô hiện đại, một vùng du lịch sinh thái hàng đầu, do chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trương. Đây cũng là một chìa khóa để có thể giải mã tận gốc gác vụ án này. Sẽ có nhiều quan chức với động cơ riêng muốn ỉm vụ án này đi, vì những lẽ trên.

Thật không hẹn mà nên, nếu vụ đại án Formosa – Plastics Hà Tĩnh là tiếng gầm của biển cả kêu cứu khi đang bị cái chết đe dọa, vụ đại án Yên Bái là tiếng thét vang động kêu cứu của núi rừng cả nước ta. Hải tặc và lâm tặc đang ngang nhiên hoành hành theo kiểu mafia hiện đại giữa thời cộng sản thoái trào, tàn phá tận gốc tài nguyên vô tận của nước ta, làm cuộc sống dân ta điêu đứng từ miền sông biển đến khu núi rừng.

Vụ án Yên Bái có nguyên nhân gần xa từ đó.

Các nhà báo yêu nước, các nhà luật học, các chiến sỹ dân chủ nhân quyền trong các tổ chức xã hội dân sự hãy sát cánh cùng toàn dân lương thiện tham gia cuộc giải mã và đại phá hai vụ án siêu nghiêm trọng này để cứu nước, cứu dân, qua việc cứu rừng vàng biển bạc của Tổ quốc thân yêu.

Nguồn: Blog Bùi Tín, VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.