Sinh Viên Lê Trung Thành Sẽ Về Sài Gòn Biểu Tình Chống Đuốc Olympic?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2008-04-21

Anh Lê Trung Thành, 22 tuổi, sinh viên Việt Nam du học ngành kiến trúc ở Đài Loan, sau khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhân chặng rước đuốc thế vận tại Bangkok, cho biết sẽ tiếp tục chống đối bất bạo động ngay tại Việt Nam.

Đang công tác tại Bangkok, Nam Nguyên ghi nhận những phát biểu của anh Lê Trung Thành, trước anh khi lên máy bay trở lại Đài Bắc vào trưa ngày thứ Hai 21-4:

JPEG - 48.2 kb
Du sinh Lê Trung Thành.

Lê Trung Thành: Ở Bangkok lần này em đã đạt được mục đích cùa mình, đó là đưa thông điệp về chủ quyền Hòang Sa, Trường Sa của Việt Nam mình đến thế giới. Hình ảnh em cầm biểu ngữ Hòang Sa Trường Sa được đưa lên các đài truyền hình, qua hình ảnh đó em muốn nhắn nhủ với các bạn ở Việt Nam là tới ngày 29/4 này không thể để ngọn đuốc đi qua lãnh thổ mình mà không có phản ứng.

Các bạn nghĩ thử xem, hiện nay mình đang học ở Đài Loan, người Đài Loan phần đông là gốc Hán thế mà họ đã từ chối không cho ngọn đuốc Olympic đi vào lãnh thổ của họ. Người Việt Nam chúng ta có lòng tự ái dân tộc của mình chứ, ở đây không muốn nói đến tự hào nữa bởi vì mình còn gì đâu để tự hào, khi Nhà nước mình long trọng đón ngọn đuốc này.

Muốn lên tiếng ngay tại Sài Gòn

Nam Nguyên: Nhưng mà Olympic đối với thế giới đó là tinh thần chung, tinh thần ngày hội thể thao. Mang chính trị vào Olympic thì không phải ai cũng đồng ý như vậy. Nghe nói anh Thành định về Việt Nam để biểu tỏ quan điểm của mình trong ngày rước đuốc 29/4 sắp tới chặng TP.HCM, ý định này là như thế nào?

Lê Trung Thành: Mình muốn có mặt ngày 29/4 này tại Sài Gòn để cùng những người bạn của mình nói lên tiếng nói của thanh niên Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ Hòang Sa Trường Sa của mình.

Hiện nay mình đang sọan lá thư gởi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để yêu cầu chính quyền Việt Nam vào ngày hôm đó tổ chức một địa điểm để cho người dân Việt Nam đến đó nói lên tiếng nói của mình và cảnh sát VN ngày hôm đó phải bảo vệ cho người biểu tình. Bởi vì theo mình biết hiến pháp Việt Nam có qui định quyền tự do biểu tình của người dân, điều 66 qui định như vậy.

Mình sẽ gởi lá thư đó cho chính quyền. Khi công bố địa điểm đó trước thì báo chí quốc tế họ sẽ đến đó, các bạn đến đó dơ cao biểu ngữ. Tôi xin nói trước ngày hôm đó chúng ta biểu tình trong một trạng thái hết sức ôn hòa, không bạo động. Tôi xin hứa tuyệt đối không có bạo động.

Khi lòng yêu nước mạnh hơn sư e ngại

Nam Nguyên: Anh Thành có nghĩ là có thể chính phủ Việt Nam sẽ cho phép làm điều đó, cũng tương tự như ở Thái Lan nếu giữ trong giới hạn của mình thì được phép hoan hô đả đảo, bày tỏ quan điểm của mình. Liệu điều này có thể xảy ra ở Việt Nam trong giai đọan này?

Lê Trung Thành: Em cho là điều này có thể, khi mà người Việt Nam chúng ta xuống đường nói lên tiếng nói của mình, chúng ta muốn tòan vẹn lãnh thổ, là tình yêu nước thôi thì chúng ta có quyền.

Giống như vừa rồi biểu tình ở Thái Lan (Rước đuốc 19/4), một số người ban tổ chức của Trung Quốc đến yêu cầu cảnh sát Thái Lan, họ nói tiếng Hoa có phiên dịch. Em nghe được họ yêu cầu cảnh sát Thái Lan giải tán nhóm người biểu tình chống đối, nhưng ông cảnh sát trả lời rất rõ ràng mạch lạc rằng, việc rước đuốc các anh cứ rước đuốc, việc của người ta bất đồng chính kiến thì người ta có quyền la ó phản đối, còn việc của cảnh sát chúng tôi là giữ gìn an ninh trật tự, mọi việc rạch ròi rõ ràng như vậy.

Còn đối với Việt Nam, em nghĩ chính phủ sẽ đồng ý cho chúng ta nói lên tiếng nói của mình, nếu như những người trong chính phủ còn mang trong mình trái tim Việt Nam.

Nam Nguyên: Khi trở về nước để thể hiện việc công bố quan điểm phản đối Trung Quốc về vấn đề Hòang Sa Trường Sa, nhân cơ hội ngọn đuốc Olympic được rước qua TP.HCM vào ngày 29/4, anh Thành có e ngại bị giữ lại Việt Nam, không được trở qua Đài Loan học tập hay không?

Lê Trung Thành: Tất nhiên với tình hình ở VN hiện nay thì em cũng rất là lo ngại, nhưng mà tình yêu nước mạnh hơn sư e ngại đó, nên em sẽ có mặt ở VN ngày hôm đó.

Nam Nguyên: Chúc anh Thành mọi điều may mắn.

Lê Trung Thành: Xin cảm ơn Đài RFA.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?