Sóng gió từ Bắc Kinh đến Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi sấm sét đả hổ diệt ruồi tuần tự đốn ngã từng cây đại thụ như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hi Lai,… ở thượng tầng lãnh đạo đảng CSTQ, bộ máy tuyên truyền đưa lên hình ảnh đoàn kết sắt thép của bộ ba: Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn. Những xôn xao trước đó về sự khác biệt lý lịch và phe phái giữa ông Tập và ông Lý – một tiến thân nhờ có nhân thân “thái tử đảng”, một phải phấn đấu lên từng bậc thang của Đoàn Thanh niên Cộng sản – hầu như đã im bặt. Thủ tướng Lý Khắc Cường có vẻ như đã an phận; bỏ hẳn chủ ý từ thời Đặng Tiểu Bình về nhu cầu cân bằng quyền lực ở 2 vị trí cao nhất nước; và để mặc cho ông Tập thu gom quyền lực, ngoại trừ lãnh vực kinh tế.

Nhưng nay lãnh vực kinh tế cũng đang từng bước bị tước khỏi tay họ Lý. Ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực bằng cách lập ra các ủy ban cho từng lãnh vực điều hành quốc gia vượt trên mọi bộ, ban, ngành. Hầu hết các ban này do chính ông Tập Cận Bình đứng đầu và trực tiếp điều động. Về kinh tế, giới quan sát quốc tế được biết hiện có một ủy ban bao gồm khoảng 6 người. Ủy ban này không chỉ bắt đầu lẳng lặng lấn vào lãnh vực kinh tế mà còn công khai chỉ trích các chính sách kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

JPEG - 40.7 kb
Tình hình đối đầu giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày càng trở nên căng thẳng.

– Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2015. Sau 4 lần cho phá giá đồng Nhân dân tệ vẫn không ngăn được mức độ tuột dốc của thị trường chứng khoán TQ, các lời lẽ đổ tội cho thủ tướng bắt đầu xuất hiện giữa vòng cán bộ cao cấp. Và kể từ đầu năm 2016 đến nay, phe ông Tập liên tục tăng dần nhịp độ tấn công.

– Vào tháng 5-2016, xuất hiện trên trang đầu Báo Nhân Dân bài phỏng vấn dài với “một nhân vật có thẩm quyền” nhưng lại ẩn danh. Nhân vật này chỉ trích nặng nề chính sách dựa vào biện pháp cung cấp tín dụng (gần 700 tỉ mỹ kim) của thủ tướng để đẩy tăng trưởng kinh tế quí đầu 2016. Những ai quen thuộc với tình trạng kiểm soát báo chí tại TQ, đặc biệt là cơ quan ngôn luận của đảng – báo Nhân Dân, đều biết loại bài bản này chỉ có thể phát xuất từ ủy ban của ông Tập. Thủ tướng Lý Khắc Cường không được biện minh cho mình trên báo Nhân Dân, mà chỉ gỡ gạc yếu ớt bằng cách đưa vào một bản tin trên các báo đài khác một câu gần như khẩu hiệu: “thủ tướng nhẫn nhịn vì đất nước”.

– Ngày 4-7-2016, tại cuộc họp Hội Đồng Nhà Nước họ Tập và họ Lý cùng lúc ra lệnh trái chiều về kinh tế. Chủ tịch Tập Cận Bình gởi một công văn để đọc lên tại cuộc họp, yêu cầu phải “làm mạnh hơn, tốt hơn, lớn hơn” khu vực kinh tế quốc doanh với vai trò chủ đạo của Đảng CSTQ. Nhưng cũng trong cuộc họp này, Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu, nhấn mạnh “phải giảm thiểu” các công ty quốc doanh và cải thiện các công ty này theo “các qui luật thị trường”.

– Đến giữa tháng 7-2016, ông Tập Cận Bình cho triệu tập 1 cuộc họp với gần 30 chuyên gia kinh tế hàng đầu quốc gia nhưng không mời ông Lý Khắc Cường, người trách nhiệm kinh tế cao nhất. Hai ngày sau đó, ông Lý gỡ gạc bằng một cuộc hội thảo bàn tròn với một nhóm kinh tế gia khác.

Tình hình đối đầu đã căng đến độ nhiều nguồn tin cho biết Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ bị thay thế trong đợt xốc lại nhân sự vào năm tới. Nhưng hệ quả đã thấy ngay trước mắt là dàn lãnh đạo các bộ phận điều phối kinh tế quốc gia cùng các bí thư tỉnh ủy đều án binh bất động chờ xem gió thổi theo chiều nào. Không ai muốn mình bị đem ra làm dê tế thần.

Câu hỏi được giới phân tích quốc tế đặt ra là những sóng gió như thế tại Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông? Điều được nhiều người đồng ý là viễn cảnh họ Tập phát động cùng lúc 2 cuộc chiến – tại Trung Nam Hải và tại Biển Đông – có xác suất xảy ra thấp.

Thật vậy, bên cạnh những phát biểu hùng hổ bề ngoài của vài quan chức và tướng tá quân đội, người ta thấy Bắc Kinh đã có những hành động mang tính thụt lùi như sau.

JPEG - 31.5 kb
Bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân bị Trung Quốc chiếm đoạt tháng 6 năm 2012.

Trong bản trả lời chính thức chỉ vài ngày sau phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực (PCA), do Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân công bố, điều mà giới phân tích quốc tế đặc biệt chú ý là sự vắng bóng của cụm từ “đường 9 đoạn”. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ nhắc đến chủ quyền của TQ tại các đảo trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và 2 bãi cạn của Philippines. Nghĩa là chuyển từ chủ quyền biển sang chủ quyền đất.

Mục tiêu của thủ thuật này là:

1- Bắc Kinh cố giảm thiểu tác động quá lớn của phán quyết PCA bằng cách chứng tỏ phán quyết đó không liên hệ đến tình hình nữa. Tòa này xét xử chiếu theo bộ luật biển UNCLOS nhưng nay Bắc Kinh không còn tranh chấp về vùng biển nữa mà chỉ tranh chấp chủ quyền các đảo.

2- Bắc Kinh cũng hy vọng với thủ thuật tạo áp suất thật lớn bao trùm cả vùng biển “lưỡi bò”, rồi nay chuyển sang chỉ muốn các đảo, thế giới sẽ cảm thấy “nhẹ nhõm” và chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của họ cho yên chuyện.

3- Nhưng quan trọng hơn nữa, Bắc Kinh kỳ vọng các cường quốc như Mỹ, Pháp sẽ kéo quân về, không quan tâm đến Biển Đông nữa một khi đường hàng hải không còn bị đe dọa.

Và để trang điểm cho thủ thuật này, Bắc Kinh còn cho rút một số dàn hỏa tiễn lưu động ra khỏi một vài căn cứ trên các đảo.

Nhưng điều mà Tập Cận Bình không chịu thừa nhận là ông đã mất sạch uy tín đối với thế giới kể từ chuyến sang Mỹ năm ngoái. Khi đứng cạnh Tổng thống Mỹ trước sự chứng kiến của giới truyền thông quốc tế, họ Tập tuyên bố sẽ ngưng ngay các công trình xây cất trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế qua các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tiến độ xây dựng đã tăng tốc gấp đôi, ngay cả gấp ba, với nhiều thiết bị quân sự được cài đặt, kể cả các đường băng cho phi cơ vận tải và tiêm kích.

JPEG - 40 kb
Ông Tập Cận Bình tại Nhà Trắng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9/2015.

Nay ai cũng biết chiêu trò xuống thang của Bắc Kinh, dù có được thực hiện, chỉ mang tính ngắn hạn. Ngay sau khi đập dẹp xong đối thủ mới nhất là Lý Khắc Cường, họ Tập sẽ trở lại gây hấn tại biển Đông. Và từ các đảo, TQ sẽ lại phùng lên đòi áp đặt Vùng Nhận diện Phòng không, và rồi lại trở lại chuyện chủ quyền biển. Các hạm đội Mỹ không thể cứ chạy đi chạy về được. Chính vì thế mà chẳng có quốc gia nào thay đổi vị trí trước các biến chiêu của Bắc Kinh.

Đối với người Việt Nam, điều đáng nhục là Bắc Kinh càng né đụng độ với các nước khác thì càng gia tăng ức hiếp Việt Nam – một nước cứ nhất định đứng ngoài liên minh ngăn chận TQ xâm lược. Lãnh đạo Hà Nội không chỉ không dám kiện TQ như Philippines; không dám có hành động gì ngay cả khi 2 phi cơ quân sự bị bắn rơi; mà nay chính Chủ tịch Quốc hội, tức một trong tứ trụ, còn phê phán cả các phản đối TQ bằng lời nói. Không có chỉ dấu gì cho thấy nhóm lãnh đạo vừa lên ngôi dám thay đổi, dám đặt chủ quyền đất nước lên trên nỗi lo sợ mất ghế cai trị của họ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.