Sử Gia Hãy Lên Tiếng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đuốc Thế Vận sẽ tới Sài Gòn ngày 29/04/2008, và sẽ được khoảng 60 nhân vật nổi bật thuộc đủ thành phần biểu tượng cầm chạy. Sau khi rời Sài Gòn, ngọn đuốc sẽ được đưa ra các đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay không? Và trường hợp dự kiến như thế, người Việt chúng ta cần phản ứng trước như thế nào?

JPEG - 112.9 kb

Điều hình dung dễ dàng: nếu Đuốc Thế Vận sau khi rời Sài Gòn, được đưa ra đảo Hoàng Sa rước chạy giữa rừng cờ Trung Quốc và pháo bông đầy trời, trong khi các tàu chiến Trung Quốc quanh đảo bắn đại bác chào mừng… để hình ảnh này chiếu trên truyền hình toàn cầu cho cả tỉ khán giả xem, có nghĩa là nhà nước Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên các đảo một cách thơ mộng nhất, mà không cần tới hiệp định hay công hàm nào. Hãy hình dung, khi ngọn đuốc rời Sài Gòn, đưa lên phi cơ bay, ghé xuống đảo Hoàng Sa, để một đơn vị chiến binh biên phòng Trung Quốc đứng nơi sân bay đón ngọn đuốc, đưa chạy song song với một đoàn múa lân… trong khi ống kính truyền hình hiện lên hình ảnh chạy đuốc trên đảo với sóng biển chập chùng nơi xa, sau các hàng cây… Nếu cả nước Việt Nam chúng ta im lặng, các thế hệ con cháu đời sau của chúng ta sẽ không có gì để phản biện trước các băng hình rước đuốc minh chứng chủ quyền này của TQ.

Chúng ta nên làm gì? Nếu không ai làm gì hết, nghĩa là để thế giới ngầm hiểu rằng toàn dân Việt Nam công nhận chủ quyền hải đảo của Trung Quốc… Điều thấy rõ rằng người Việt hải ngoại có phản đối, có tới biểu tình trước các sứ quán Trung Quốc thì cũng vô ích. Tới đau thương như Tây Tạng mà cũng êm luôn, huống gì là người Việt mình ở Paris, London, Washington DC… Như vậy, tiếng nói phản kháng chỉ còn để người trong nước. Nhưng điều này có khả thi không?

Nhà nước CSVN chắc chắn sẽ làm mọi cách để chuyến rước đuốc tại Sài Gòn êm đẹp. Đích thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh giác các cơ quan chính quyền CSVN rằng các ‘thế lực thù địch’ có thể tìm cách gây rối cho cuộc rước đuốc Olympic tại Thành Phố Sài Gòn vào ngày 29 tháng Tư này, một ngày trước ngày kỷ niệm 30/4 và ngày Lao Động 1 tháng 5.

Ông Dũng nói dù tình hình an ninh trật tự xã hội của đất nước ổn định nhưng các ‘thế lực thù địch’ luôn tìm cách kích động gây rối, gây ảnh hưởng tai hại cho uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, và nhà nước CSVN phải bảo đảm thành công cho cuộc rước đuốc tại Thành Phố Sài Gòn để chứng tỏ lòng ‘yêu chuộng tự do và hòa bình của nhân dân Việt Nam và tình hữu nghị của Việt Nam đối với Trung Quốc,’ theo tin đài VOA.

Các bản tin từ những người hoạt động dân chủ cho thấy công an đã bao vây, thẩm vấn, và đe dọa các bloggers và những người từng liên hệ tới các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn cuối năm 2007. Ngay cả anh Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải, đã lặng lẽ lên Đà Lạt nghỉ ngơi, vẫn còn bị công an truy lùng, tìm bắt để thẩm vấn xem có ý định biểu tình không. Như thế, sẽ rất khó biểu tình tại Sài Gòn trong ngày rước đuốc.

Nếu chuyện rước Đuốc Thế Vận tại Sài Gòn êm đẹp trôi qua, các thế hệ con cháu đời sau sẽ lấy gì làm phản biện để đòi lại chủ quyền các đảo Hoàng Sa, Trường Sa?

Trên nguyên tắc, nên thấy rằng nhà nước CSVN vẫn luôn luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tại sao bây giờ lại im lặng trước chuyến rước đuốc này? Một cách chính thức, nhà nước CSVN muốn chờ tới năm 2009 mới lên tiếng… Đó là một quyết định hết sức kỳ lạ.

JPEG - 64 kb
Quần Đảo Hoàng Sa.

Theo lời Dương Trung Quốc, Tổng Thư Ký của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (gọi tắt là Hội Sử Học), nói trên Đài RFA ngày 17/01/2008 rằng trong một diễn đàn của Mặt trận Tổ Quốc đầu năm 2008, ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, “đã lên tiếng xác nhận vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam sẽ được đưa ra diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào năm 2009.”

Chúng ta không biết chính xác tại sao nhà nước CSVN phải cần để tới năm 2009 mới lên tiếng, nhưng có thể biết chính xác rằng nếu Đuốc Thế Vận rước từ Sài Gòn ra đảo Hoàng Sa trước khi sang Hồng Kông, thì cả tỉ khán giả truyền hình khắp thế giới sẽ xem rằng Việt Nam mặc nhiên công nhận chủ quyền của TQ trên đảo này.

Có lẽ, bây giờ là lúc các nhà sử học Việt Nam cần lên tiếng. Giây phút này là lúc toàn dân mong đợi các nhà sử học lên tiếng, khi những cuộc biểu tình thấy rõ sẽ khó thực hiện tại Sài Gòn, và khi tiếng nói của người Việt hải ngoại không mang ý nghĩa nào về mặt công pháp quốc tế. Các nhà sử học trong Hội Sử Học cũng không cần phải mua vé phi cơ vào Sài Gòn để biểu tình. Chỉ cần Hội Sử Học lên tiếng thôi, để làm tiếng nói cho khắp thế giới biết rằng các đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, bất kể là Đuốc Thế Vận có rước sang các đảo này.

JPEG - 12.7 kb
Quần đảo Trường Sa.

Chỉ cần một bản văn ngắn gọn do Hội Sử Học công bố khẩn cấp trước ngày 29/04/2008, trong đó khẳng định chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hình ảnh đẹp nhất trong tuần sẽ là hình ảnh các sử gia Việt Nam, vào một buổi sáng trước ngày 29/04/2008, rủ nhau tới gõ cửa văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội, và trao bản văn Tuyên Bố Chủ Quyền Hải Đảo.

Nếu các sử gia làm được như thế, thì cả nước sẽ mang ơn quý vị. Bất kể là Đuốc Thế Vận có sẽ rước tới đâu, các thế hệ đời sau cũng sẽ có một cơ sở để đòi chủ quyền các đảo. Bất kể là Đuốc Thế Vận rước êm đẹp tại Sài Gòn, và bất kể là không hề có cuộc biểu tình nào, một văn bản tương tự như trên của các sử gia trình lên LHQ sẽ có vai trò cần thiết như bài thơ năm xưa của danh tướng Lý Thường Kiệt khi mời gọi toàn dân liều thân ra trận gìn giữ cõi bờ.

Kính thưa các nhà sử học, toàn dân đang mong đợi một bản văn Tuyên Bố Chủ Quyền Hải Đảo do Hội Sử Học trình khẩn cấp lên LHQ, để làm tiếng nói phản biện cho đời sau. Không còn ai có thể làm hay hơn là vai trò của Hội Sử Học. Bởi vì chế độ có thể thay đổi, nhưng nền học thuật của một dân tộc sẽ vẫn truyền từ đời này sang đời sau; một chế độ có thể sai lầm về cách xử thế, nhưng những người phán xét các xác thực sử liệu sẽ chính là các nhà sử học.

Đất nước đang cần Hội Sử Học lên tiếng khẩn cấp về chủ quyền các đảo, và hãy lên tiếng thật lớn để Liên Hiệp Quốc nghe được các lời này.

Trần Khải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.