Sự thật về việc Tướng Trung Cộng cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đột ngột cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam trở về lại Bắc Kinh ngay trong ngày 18 tháng 6, đã làm cho những căng thẳng ngấm ngầm giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong nhiều tháng qua bùng nổ lớn trên mặt công luận.

Tướng Long được coi là nhân vật quân sự đứng hàng thứ hai của Trung Cộng viếng thăm Việt Nam sau Tập Cận Bình vào tháng 11, 2015. Theo dự kiến, họ Phạm sẽ thăm Việt Nam 2 ngày 18 và 19 tháng 6, và sẽ cùng với Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch chủ trì một số hoạt động giao lưu hữu nghị lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam, diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6.

JPEG - 119.1 kb
Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18-06-2017. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, chuyến thăm đã không xảy ra như dự kiến. Tướng Long sau khi đến Hà Nội, đã được đưa đi viếng thăm xã giao các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc vào buổi sáng, đến buổi chiều thì dự cuộc họp với Tướng Ngô Xuân Lịch. Sau khi kết thúc cuộc họp, họ Phạm cho biết là phải thay đổi lịch trình, quay trở lại Bắc Kinh ngay chiều tối 18 tháng 6, trong sự ngỡ ngàng của các quan chức CSVN.

Cho đến nay, phía CSVN chưa lên tiếng chính thức về lý do vì sao tướng Trung Cộng cắt ngắn chuyến viếng thăm, trong khi đó phía Bộ Quốc Phòng Trung Cộng ra thông cáo ngắn gọn cho rằng vì lý do “sắp xếp lịch làm việc.”

Theo lịch trình, chuyến viếng thăm Việt Nam của một nhân vật cao cấp Trung Cộng như vậy, và nhất là để chủ trì các hoạt động hữu nghị ở biên giới, nên chắc chắn phải được hoạch định kỹ từ trước, không thể vì “lịch làm việc” mà cắt ngắn chuyến thăm viếng.

Hiện các nhà phân tích thời sự quốc tế đang đưa ra ba diễn biến khiến cho Tướng Long đột ngột ngưng chuyến viếng thăm.

Thứ nhất, Tướng Long đã “phàn nàn” với lãnh đạo CSVN về các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 và nhất là việc CSVN ký một thỏa thuận với Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông, nơi mà Trung Cộng cho là vi phạm chủ quyền của họ. Chính vì thế mà Phạm Trường Long mới tuyên bố rằng những đảo ở Biển Đông thuộc Trung Cộng thời cổ đại trong các buổi gặp gỡ với Tứ trụ của CSVN. Chính các phát ngôn này đã làm cho lãnh đạo CSVN khó chịu, khiến cho không khí chuyến viếng thăm của họ Phạm trở nên ngột ngạt.

Thứ hai, trước khi ông Long đến Việt Nam, Cục Hải Sự Trung Cộng ra thông báo hôm 16 tháng 6 rằng giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động ngay gần cửa Vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 9. Sự kiện này được báo chí Việt Nam loan tải ngắn và cho rằng Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam; nhưng liền sau đó đã bị rút xuống không có lời giải thích. Mặc dù phía CSVN cố ngăn chận phản ứng phẫn nộ của dư luận không để xảy ra như hồi năm 2014; nhưng lãnh đạo CSVN chắc chắn đã có nêu bất bình với ông Long về vụ giàn khoan, khiến cho họ Phạm bực mình.

Thứ ba, hôm 13 tháng 6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng. Sự việc này đã tô đậm thêm mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ giữa Hà Nội với Tokyo và Hoa Thịnh Đốn sau một loạt những cuộc thăm viếng Hoa Kỳ và Nhật Bản của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, khiến cho Bắc Kinh quan ngại. Đây cũng chính là lý do khiến họ Phạm khẳng định Biển Đông là của Trung Cộng, như là giọt nước làm tràn ly sự “bất bình ngầm” giữa hai phía trong thời gian qua.

Quyết định đột ngột ngưng chuyến viếng thăm của Tướng Long có thể nói là một “sự cố” chưa từng xảy ra trong quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng sau khi hai bên nối lại quan hệ từ năm 1991 cho đến nay. Phải có một lý do “lớn” mới giải thích được tình huống bất thường này.

Ông Long khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng sáng ngày 18 tháng 6 đã khẳng định: “Trung Cộng coi trọng hữu nghị với Việt Nam và sẵn sàng hợp tác trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Cộng kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế của Việt Nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát triển.”

Chính sự khẳng định nói trên và quyết định bỏ về ngay chiều tối ngày 18 tháng 6, cho thấy rằng phe quân đội Trung Cộng đã sắp xếp kịch bản này để dằn mặt lãnh đạo CSVN và tạo sốc dư luận.

Trung Cộng không hài lòng việc lãnh đạo CSVN đang đi gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc được Tổng Thống Trump tiếp đón sau cuộc gặp họ Tập vào tháng 4, và là nhân vật lãnh đạo khối ASEAN đầu tiên đến Hoa Thịnh Đốn, khiến cho Bắc Kinh nghi ngờ lãnh đạo CSVN đang trở cờ!

Điều mà Bắc Kinh khó chịu hơn nữa là qua chuyến viếng thăm Nhật Bản hôm đầu tháng 6, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ngã hoàn toàn vào bàn tay của Thủ Tướng Abe, trong lúc hai cường quốc Hoa, Nhật đang chạy đua giành vị trí lãnh đạo Á Châu, sau khi ông Trump bỏ ngỏ.

Nói cách khác, chính chuyến viếng thăm Tokyo và những động thái ứng xử thân thiện với Nhật, Mỹ của ông Phúc đã khiến cho Bắc Kinh thấy rằng lãnh đạo CSVN đang bắt tay với các đối thủ nguy hiểm của họ.

Việc họ Phạm tuyên bố Biển Đông là của Trung Cộng từ thời thượng cổ, chỉ là lý cớ bề nổi chứ không phải là nguyên nhân thật khiến chuyến thăm bị cắt ngắn.

Chúng ta có thể thấy, Tập Cận Bình và Quân ủy Trung Cộng ngay từ đầu đã chỉ thị họ Phạm đến một ngày rồi quay về ngay, nhằm dằn mặt Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo quân đội CSVN hai điều:

Một là quân đội Trung Cộng sẵn sàng trừng phạt CSVN nếu tiếp tục đi quá đà trong các quan hệ gần gũi với Mỹ, nhất là Nhật Bản để chống lại Bắc Kinh.

Hai là việc ngưng các hoạt động hữu nghị lần thứ 4 ở biên giới, họ Phạm muốn đưa ra cảnh báo rằng quân đội Trung Cộng sẵn sàng đoạn tuyệt quan hệ và đó là lỗi của phía CSVN đã không tuân thủ hữu nghị “16 Vàng 4 Tốt”.

Nói tóm lại, sự cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long không là sự cố bình thường, mà có thể trở thành sự căng thẳng, dẫn đến những xung đột về quân sự và ngoại giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong thời gian tới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.