Suy niệm Nhân lễ Giáng sinh 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính thưa Anh Chị Em Tín hữu cùng Toàn thể Đồng bào Việt Nam

Những bài hát Giáng sinh lại vang lên bên tai chúng ta mỗi khi tháng cuối cùng của năm bắt đầu đến. Các thánh ca đó gieo vào lòng chúng ta một niềm vui thanh cao, gợi trong tim chúng ta một tình cảm êm đềm và nhắc cho trí chúng ta một biến cố quan trọng của lịch sử nhân loại. Biến cố ấy là Thượng Đế đã đi vào trần gian, Tạo Hóa đã đến cùng thụ tạo, cõi trời đã liên kết với cõi đất, Thiên Chúa đã hóa thân làm người!

Ngoài ý nghĩa tôn giáo mà những tín hữu công nhận, như là Con Thiên Chúa làm người để loài người được trở nên Con Thiên Chúa, như là Trời xuống với Đất để nâng Đất lên với Trời, như là siêu nhiên đã đi vào phàm tục để phàm tục được hóa siêu nhiên, lễ Giáng sinh còn mang ý nghĩa nhân bản đối với toàn thể nhân loại qua việc Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, đã chia sẻ phận người với hết thảy chúng ta. Ngài đã đến không phải với sự cao sang của một vị Vua Cả Đất Trời, với vẻ uy quyền của một đấng Chủ Tể Càn Khôn, nhưng là trong thân phận của một trẻ thơ bé nhỏ, sinh trong cảnh khó nghèo, trải qua kiếp người gian nan, thậm chí chịu nhiều bạc đãi bất hạnh, hiểm nguy khốn khó. Ngài đã chấp nhận như thế, ưng muốn như thế để trở thành một người anh em đích thực giữa chúng ta, để không ai cảm thấy tủi sầu và bị hất hủi, dù chẳng may xuống tận vực thẳm nhân sinh, rơi vào tận đáy xã hội. Nhưng nhất là để kêu gọi tất cả nhân loại hãy trở thành anh em với nhau, đối xử với nhau cho có tình nghĩa, hãy làm sao đừng để một ai bên cạnh nhà mình, trong xứ sở mình, trên hành tinh của mình không thể sống như một con người đáng được sống, mà phải lâm vào cảnh cùng khốn khổ đau về thể xác, tinh thần và xã hội.

Thế nhưng, thưa Quý Tín hữu và Quý Đồng bào, trên quê hương Việt Nam chúng ta hiện nay, nơi được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa, nơi từng thấm nhuần một nền văn hóa nhân bản thuần hậu, sứ điệp Giáng sinh đó xem ra chưa vang vọng, thân phận con người vẫn còn chất chứa thương đau. Nào là hàng triệu thai nhi bị tước mạng sống mỗi năm ngay trước khi chào đời, chỉ vì một não trạng duy vật hưởng thụ, coi thường đạo đức nhân phẩm. Nào là bao thế hệ trẻ phải lớn lên trong một nền giáo dục phi nhân bản, đã học gian dối, đã thấy bạo hành ngay từ tuổi còn thơ, đã bị nhồi nhét những kiến thức vô bổ, đã bị uốn nắn nên những nhân cách nhược chí, phục tùng. Nào là hàng triệu thanh niên nam nữ tốt nghiệp để rồi thất nghiệp, phải bán sức lao động với đồng lương chết đói trong những công ty xí nghiệp quốc nội hay hải ngoại, phải bán nhân phẩm với giá rẻ mạt trong những dịch vụ môi giới hôn nhân hay lao động xuất khẩu trá hình. Nào là những bậc lớn tuổi phải sống nửa đời còn lại trong một môi trường ngày càng ô nhiễm, một nền an sinh xã hội hết sức kém cỏi, một nền kinh tế càng lúc càng lụn bại khó khăn, một bầu không khí đầy lo lắng và khủng hoảng, một nền chính trị tràn áp bức và đe dọa, một tương lai bấp bênh vô định cho mình và cho con cháu.

Song song đó, hàng triệu nông dân mất đất, thị dân mất nhà đi khiếu kiện gia sản thì bị đánh đập, bỏ tù như tại My Điền, Kiên Giang…; hàng trăm ngàn lao động đình công đòi quyền sống ở trong hay ngoài nước thì bị đàn áp, hành hạ như tại Bình Dương, Mã Lai Á…; hàng vạn tín đồ đứng lên bảo vệ cơ sở của đạo thì bị vu khống, tước đoạt, xử tòa như tại Sài Gòn, Hà Nội, Vĩnh Long, Thừa Thiên…; hàng ngàn sinh viên biểu tình chống lân bang xâm lược đất tổ thì bị giải tán, hăm dọa; hàng trăm nhà dân chủ đối kháng, ký giả độc lập cất tiếng đòi hỏi nhân quyền thì bị đuổi việc, bẻ bút, cướp phương tiện, tước tự do…. Hầu như tất cả mọi người dân Việt đang phải sống trong nhiều nhà tù nhỏ và một nhà tù lớn, trong lao ngục vật chất và lao ngục tinh thần.

Sứ điệp Giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm” vẫn còn là tiếng kêu trong sa mạc tại Việt Nam lúc này đây. Thiên Chúa vinh quang sao nổi khi con người là hình ảnh và nghĩa tử của Ngài còn bị đày đọa, còn chưa thể sống đúng và sống đủ như một con người. Kẻ thành tâm thiện chí bình an sao nổi khi còn bị đè nặng nhân sinh dưới ách thống trị độc đoán, bị tàn phá đức tin vì một chủ nghĩa vô thần, bị khống chế ngôn hành trong một chế độ áp bức, bị đe dọa cuộc sống vì cảnh nước lớn xâm lăng, bị tước đoạt tương lai vì một viễn ảnh xã hội không tưởng.

Bao cảnh đau thương khốn khổ của đồng bào quốc nội đang chen lẫn vào những cảnh hạnh phúc êm đềm mừng ngày Chúa đến, bao tiếng than van chua xót của dân oan trong nước đang hòa quyện vào những giai điệu vui tươi hớn hở nhân mùa Giáng sinh. Tất cả những trạng huống mâu thuẫn đó khiến chúng ta tha thiết dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện và mạnh mẽ hình thành nơi bản thân một quyết chí làm cho Quê hương và đồng bào đau khổ sớm được hưởng sự an bình đích thực của mùa Giáng sinh, một cảnh bình an vì mỗi cá nhân được sống xứng phẩm giá con người và đất nước lớn lên trong chân lý, công bình, tình thương và tự do.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an hạnh phúc cho người Việt Nam
Giang sơn Tổ quốc vẹn toàn
Tự do dân chủ dẫy tràn quê hương.

Việt Nam, mùa Giáng sinh năm 2008
Lm Phêrô Phan Văn Lợi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.