TCBC của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam về vận động nhân quyền tại QH Canada

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
Thông Cáo Báo Chí

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng điều trần vận động cho tự do Tôn giáo Việt Nam tại đại sảnh trung tâm Quốc hội Canada (Central Block)

Vào lúc 13:00 ngày 28 tháng 5 năm 2015, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng là thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã có buổi điều trần trước Tiểu ban Quốc tế Nhân quyền, thuộc Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển Quốc tế, Quốc hội Canada.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam điều trần về sự bách hại, đàn áp Tôn giáo của các cấp chính quyền tại Việt Nam đối với 5 Tôn giáo lớn là: Cao Đài, Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Tin Lành.

Ngoài ra Mục sư Nguyễn Mạnh hùng cũng trình bày quan điểm lập trường của Hội đồng Liên tôn Việt Nam là bác bỏ các văn bản pháp luật nhằm ngăn cản, tước bỏ quyền tự do tín ngưỡng đối với các nhóm Giáo hội không được nhà nước công nhận hợp pháp. Đặc biệt là Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành tới đây nhằm trói buột, siết chặt quyền tự do Tôn giáo hơn nữa bằng cơ chế xin cho. Mục sư kêu gọi Quốc hội Canada luôn đặt vấn đề nhân quyền trong đó có quyền tự do Tôn giáo trong các quan hệ ngoại giao, hợp tác hay viện trợ cho Việt Nam, xin các đại biểu nêu lên quan ngại của Canada về Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà nước Việt Nam dự tính ban hành trong nay mai, xin các đại biểu khuyến nghị lên Chính phủ Canada áp lực nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tu sï, tín đồ các Tôn giáo và các tù nhân lương tâm bị giam cầm vì đấu tranh cho quyền con người và quyền tự do Tôn giáo.

Ngày 01 tháng 6 năm 2015, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tham dự buổi tiếp tân, gặp gỡ 1 số Dân biểu tại Quốc hội Canada do 2 dân biểu Judy Sgro và dân biểu Irwin Cotler đồng bảo trợ. Sau đó sẽ gặp gỡ một số tổ chức phi chính phủ (NGO), một số chức sắc tôn giáo và tường trình lại buổi điều trần trước Quốc hội Canada với cộng đồng người Việt tại thành phố Toronto.

Sau đó Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tiếp tục chuyến công tác vận động sang Hoa Kỳ, gặp gỡ một số Dân biểu Quốc hội Hoa kỳ, tổ chức phi chính phủ (NGO), chức sắc Tôn giáo và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Ngày 31 tháng 05 năm 2015
Hội đồng Liên tôn Việt Nam


Bài điều trần của đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam

về tình hình tôn giáo tại Việt Nam trước Quốc hội Canada.

Ngày 29-05-2015

Kính thưa Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và đại biểu Quốc hội Canada

Kính thưa Quý vị Quan khách.

Trước tiên tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn đến Quý vị đã quan tâm tới tình hình nhân quyền của đất nước chúng tôi và có lời mời chúng tôi tham dự buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội thánh Tin lành Chuồng bò thuộc Giáo hội Mennonite độc lập, thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam (HĐLTVN).

Tôi xin phát biểu trong tư cách chứng nhân, đồng thời là đại diện HĐLTVN, một tổ chức quy tụ nhiều chức sắc lãnh đạo 5 tôn giáo lớn là: Cao Đài, Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Tin Lành. Là một thành viên của HĐLTVN, tôi xin trình bày 3 nội dung sau:

I- Nhận định tổng quát về tình hình tôn giáo hiện nay.

Xét theo vẻ bên ngoài và theo các thông tin do nhà nước VN cung cấp, tại VN xem ra có tự do tôn giáo và phát triển tôn giáo qua các hiện tượng: có nhiều nơi thờ tự cùng cơ sở tôn giáo được xây cất, nhiều lễ hội tôn giáo to nhỏ được tổ chức, nhiều chức sắc và tín đồ được đi ra hải ngoại để lo việc tôn giáo. Xin thưa với Quý vị rằng đó chỉ là những thứ tự do giả tạo và cũng chỉ được nhà nước ban cho những cộng đoàn tôn giáo, những tín đồ ngoan ngoãn tuân phục hoặc im lặng trước các sai lầm và tội ác của họ.

Còn quyền tự do tôn giáo thực sự là quyền được tự do thành lập và sinh hoạt; được công nhận như pháp nhân trước luật pháp; được độc lập trong việc tuyển sinh, huấn luyện tu sĩ cũng như tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc lãnh đạo; quyền được rao giảng giáo lý và lối sống văn hóa cho mọi người, việc góp phần vào giáo dục văn hóa cho giới trẻ từ tiểu học tới đại học, việc thi hành các công việc cứu tế xã hội, quyền tư hữu đất đai và mua bán, chuyển nhượng, nới rộng hay thu hep cơ sở; quyền tự do liên lạc với quốc tế và mời người ngoại quốc vào trong nước vì nhu cầu tôn giáo cũng như phái người ra ngoại quốc. Tất cả các quyền tự do căn bản này đều bị ràng buộc phải xin phép nhà nước với những ngăn cản khắt khe và phải chờ đợi nhiều năm cũng không được chấp thuận. Với những cơ chế mang tính trói buộc như vậy làm cho hàng lãnh đạo tôn giáo giảm phẩm chất, hàng tín đồ ít dấn thân vào công việc xã hội, hoạt động của tôn giáo kém hiệu quả và ảnh hưởng của tôn giáo khó lan tỏa ra ngoài xã hội.

Đó chính là mục tiêu hiểm độc của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà nước VN dự tính ban hành trong nay mai. HĐLT chúng tôi đã có một kháng thư về Dự luật này, công bố ngày 10-05-2015. Trong đó chúng tôi cho rằng việc một Nhà nước vô thần và những viên chức không có kinh nghiệm về tâm linh tôn giáo, thậm chí chống đạo, mà lập luật cho người có tín ngưỡng và cho niềm tin tôn giáo, là âm mưu áp đặt ý muốn của đảng Cộng sản lên các Giáo hội độc lập. Dự luật TNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa. Dự luật TNTG có rất nhiều điều khoản và từ ngữ mơ hồ tạo điều kiện để nhà nước và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện cấm cản, sách nhiễu, lũng đoạn các Giáo hội. Dự luật TNTG có nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, và mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18), cũng như mâu thuẫn với Hiến pháp VN 2013 (điều 24). Trong kháng thư đó, chúng tôi cũng tố cáo nhà cầm quyền tiêu diệt các quyền tự do tôn giáo cơ bản như đã nêu ở trên.

II- Một số sự kiện minh chứng chính sách đàn áp tôn giáo.

Từ sau sự kiện 30/04/1975, nhà cầm quyền tịch thu nhiều đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo, gây áp lực, đàn áp thô bạo các tôn giáo độc lập:

a- Đối với đạo Cao Đài: Ngăn cản cuộc họp của các châu đạo như châu đạo Vĩnh Long nhiều lần. Phá phách, ngăn cấm các buổi cúng cầu siêu. Dùng Hội đồng Chưởng quản (do nhà nước thành lập) sách nhiễu Giáo hội chánh truyền để chiếm đoạt các thánh thất như Khổ Hiền Trang (Tiền Giang), Tuy An (Phú Yên). Ngăn cản thô bạo cuộc họp của HĐLTVN ngày 07-05-2015 tại Đức Trọng (Lâm Đồng).

b- Đối với Công Giáo: Tiếp tục giam giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý 18 năm tù và hiện đang giam giữ lần tù thứ 4. Sách nhiễu Giám mục Hoàng Đức Oanh (Kontum): cấm bổ nhiệm linh mục, toan tính triệt hạ 22 nhà nguyện của người thiểu số. Áp lực lên Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để họ từ bỏ việc bênh vực cho những người bị áp bức và đấu tranh cho công lý.

c- Đối với Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy: Tiếp tục giam giữ nhiều chức sắc và tín đồ, quản thúc vị Hội trưởng Lê Quang Liêm. Cấm đoán, phá phách các lễ trọng của đạo, hành hung đánh đập các tín đồ tới tham dự lễ. Phá tan nhiều niệm phật đường, dùng Phật giáo quốc doanh làm luận văn phỉ báng đức Huỳnh Giáo chủ và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy.

d- Đối với Phật Giáo Thống Nhất: Dự tính cưỡng chiếm chùa Liên Trì (Thủ Thiêm, Sài Gòn). Sách nhiễu tăng ni nhiều chùa chiền, tự viện, cản ngăn chùa Phước Thành (Thừa Thiên-Huế) không cho cứu trợ thương binh Việt Nam Cộng hòa tháng 03-2015, quản chế Tăng thống Thích Quảng Độ và theo dõi sách nhiễu Hòa thượng Thích Không Tánh nhiều năm.

e- Đối với đạo Tin Lành: Đàn áp thô bạo Mục sư Nguyễn Hồng Quang và tín đồ cộng đoàn Mennonite độc lập có lần phải vào bệnh viện cấp cứu. Đập phá tan hoang trụ sở của Giáo hội Mennonite tại Bến Cát (Bình Dương) liên tục từ tháng 06-2014 đến nay. Dùng côn đồ đập phá tan nát tư gia, nhắn tin hăm dọa giết cả nhà Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội thánh Chuồng bò (là tôi). Hăm dọa Mục sư Đinh Diêm không cho tham gia HĐLT. Hiện đang giam giữ Mục sư Nguyễn Công Chính tới 11 năm tù và Mục sư Dương Kim Khải 5 năm tù.

III-Một số đề nghị cụ thể với Chính phủ và Quốc hội Canada :

a- Xin Quý quan chức Chính quyền và Đại biểu Quốc hội Canada luôn đặt vấn đề nhân quyền trong đó có quyền tự do tôn giáo trong các quan hệ ngoại giao hợp tác hay viện trợ cho VN. Chúng tôi hy vọng sự giúp đỡ của Quý quốc có thể giúp cải thiện được tình trạng nhân quyền tại VN, ngõ hầu sự giúp đỡ của Quý quốc thực sự đem lại phúc lợi cho các nhân dân VN và cải thiện được quyền tự do tôn giáo cho chúng tôi.

b- Chúng tôi mong rằng, với kinh nghiệm của Quý vị trong một quốc gia có tự do dân chủ, nơi mà các tín đồ được bình đẳng như các công dân bình thường, nơi mà các quan hệ nhà nước với tôn giáo được xác định qua một số thỏa ước, xin Quý vị nêu lên quan ngại của Canada về Dự luật tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà nước VN dự tính ban hành trong nay mai sẽ hạn chế quyền tự do tôn giáo của công dân. Vì đây là toan tính nhằm xiết chặt, bóp nghẹt quyền tự do của các tôn giáo độc lập.

c- Xin Quý vị khuyến nghị lên Chính phủ Canada áp lực nhà cầm quyền VN phải trả tự do cho tu sĩ, tín đồ các tôn giáo và các tù nhân lương tâm bị giam cầm vì đấu tranh cho quyền con người và quyền tôn giáo. Đặc biệt yêu cầu VN phải tôn trọng quyền tín ngưỡng, hành đạo cho các tín đồ trong các nhà tù và với các nhóm dân tộc thiểu số ở những vùng sâu vùng xa.

Kính cảm ơn Quý vị đã chú ý lắng nghe. Trân trọng cảm ơn ông Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Canada. Tôi xin trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi của Quý vị.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Chuồng bò.

Phụ lục

Điều trần về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam”

tại Quốc hội Canada

Lê Văn – Radio CTM

Ottawa – Canada 28/5/2015 Tình trạng nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp dưới nhiều hình thức, rồi bị ném vào nhà tù qua những phiên toà đóng kịch, để bị đánh đập, vắt kiệt sức bằng lao động khổ sai. Tình trạng các tôn giáo vốn từ trước đến nay vẫn bị trói buộc, nay đang có nguy cơ bị nhà cầm quyền CSVN lũng đoạn, kiểm soát ngặt nghèo hơn nữa qua dự luật tín ngưỡng tôn giáo sắp được ban hành. Tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm một cách khắc nghiệt, gây tổn thương trầm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần vẫn tiếp diễn ngày càng khốc liệt hơn. Đó là những thông điệp chính của các nhân chứng trong buổi điều trần tại Quốc hội Canada chiều ngày 28/5 vừa qua.

Buổi điều trần “Tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam” do Tiểu ban Quốc tế Nhân quyền, thuộc Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển quốc tế, Quốc hội Canada tổ chức tại Đại sảnh Trung tâm của Tòa nhà Quốc hội (Centre Block), dưới sự điều hợp của Dân biểu Wayne Marston, Phó Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Canada, cùng sự tham dự của một số dân biểu trong tiểu ban này.

Ba người được mời trình bày trong cuộc điều trần gồm hai nhà hoạt động từ Việt Nam là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam; ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam; và người thứ ba là cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện đảng Việt Tân.

Trong phần trình bày của mình, cô Nguyễn Quốc Trinh đã cho biết tình trạng chung của nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam là bị đàn áp hàng ngày qua nhiều hình thức, như bị công an theo dõi, tra vấn, đánh đập. Những người trở thành mục tiêu trấn áp của chế độ thì thì bị bắt giữ dưới những tội danh tùy tiện, bị từ chối có đại diện pháp lý thỏa đáng. Sau đó bị ném vào tù qua những phiên toà “bỏ túi”.

Một trong những chiến dịch đàn áp được coi là tàn bạo nhất trong nhiều năm qua và được thế giới biết đến là “vụ án 14 thanh niên Công Giáo” vào đầu năm 2013. Những thanh niên yêu nước trong vụ án này bị nhà cầm quyền kết án tổng cộng 86 năm tù giam. Ba người bị giáng những bản án tù dài nhất là ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà (mỗi người 13 năm) và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8 năm. Nhóm Điều tra của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã phán quyết rằng, việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt động ôn hòa này đã vi phạm luật pháp quốc tế, và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích họ vô điều kiện cũng như phải bồi thường họ cho việc giam giữ tùy tiện.

Cả ba người, ông Diệu, ông Hòa và cô Minh Mẫn đã bị tù ngục vì lòng yêu nước và sự phản kháng can trường của họ. Ngay trong nhà tù họ vẫn kiên cường như vậy, khiến càng bị trả thù khắc nghiệt hơn; từ bị bỏ đói, bỏ khát, đến đánh đập, đày đọa. Tinh thần bất khuất đó thúc đẩy những người có lương tri phải hành động.

Sau cùng, cô Nguyễn Quốc Trinh đưa ra hai đề nghị đơn giản và cụ thể là: 1/ Tiểu ban Nhân quyền và Quốc hội Canada xem xét một cơ chế bảo trợ các tù nhân lương tâm. Việc làm này vừa đề cao những lý tưởng đấu tranh của các tù nhân lương tâm, vừa là bảo đảm tốt nhất cho sự an toàn của những con người dũng cảm này; và 2/ Quốc hội có thể thúc đẩy Đại sứ quán Canada tại Hà Nội thực hiện những chuyến thăm tù nhân lương tâm để bảo đảm nhà tù tôn trọng quyền được thăm viếng, được điều trị y tế, được cung cấp thực phẩm và nước uống.

Người thứ hai được mời trình bày trong cuộc điều trần là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về tình hình tổng quát của các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, những hiện tượng bề ngoài về sự phát triển số lượng các cơ sở thờ tự, những lễ hội tôn giáo đình đám, tạo ấn tượng các tôn giáo được tự do đều chỉ là sự giả tạo ngoài mặt. Chỉ được nhà cầm quyền ban cho những cộng đoàn tôn giáo, những chức sắc hoặc tín đồ ngoan ngoãn tuân phục nhà cầm quyền hoặc im lặng trước các sai lầm và tội ác của chế độ.

Những quyền tự do tôn giáo đích thực như quyền được tự do thành lập và sinh hoạt; được công nhận trước luật pháp; được độc lập trong việc tuyển sinh, huấn luyện tu sĩ; được tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc lãnh đạo; quyền được loan truyền giáo lý và văn hóa tôn giáo; quyền được góp phần vào việc giáo dục, được thực hiện các công việc từ thiện; quyền được tư hữu đất đai và mua bán, chuyển nhượng; được tự do liên lạc và trao đổi với quốc tế cho nhu cầu tôn giáo… Tất cả các quyền chính yếu này, các Giáo hội tại Việt Nam hoàn toàn không có. Muốn có thì phải cúi đầu xin phép nhà cầm quyền với vô số điều kiện rất khắt khe, trói buộc.

Sự khắt khe, trói buộc các tôn giáo nhiều hơn nữa chính là mục tiêu của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà cầm quyền CSVN dự tính ban hành trong nay mai. Dự luật này, với nhiều từ ngữ, điều khoản mơ hồ, mâu thuẫn, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa. Hội đồng Liên tôn đã có một kháng thư về Dự luật này nhắm tố cáo nhà cầm quyền tiêu diệt các quyền tự do tôn giáo đích thực.

Cuối cùng, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu lên một số sự kiện chứng minh chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền đối với tất cả mọi tôn giáo. Từ việc cướp phá, triệt hạ các cơ sở thờ tự đến bắt bớ giam cầm, sách nhiễu những chức sắc tôn giáo và giáo dân, ngăn cản tín đồ các tôn giáo hành đạo, v.v…

Sau Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trương Minh Tam, thành viên Phong trào Con đường Việt Nam trình bày về tình trạng quyền con người của các tù nhân chính trị trong các nhà tù ở Việt Nam. Những sự kiện được nêu ra trong phần trình bày của ông Trương Minh Tam căn cứ trên chính kinh nghiệm bị giam cầm, cùng với những điều tra, thu thập của ông trong tư cách là người hoạt động chuyên nghiệp về quyền con người của Phong trào Con đường Việt Nam.

Ông Trương Minh Tam cho biết về tình trạng giam giữ tồi tệ các tù nhân chính trị trong các “chuồng cọp” chật hẹp, ngột ngạt, dơ bẩn; bị tù hình sự được cắt cử đến ở tù chung để gây sự để đánh đập tàn nhẫn; khẩu phần ăn uống thiếu thốn, thiu thối, lẫn lộn với rác rưới, sỏi đá,… Vì vậy sinh ra bệnh tật mà không được thuốc men điều trị. Về mặt tinh thần thì chỉ được đọc báo Nhân Dân của đảng CSVN, hoặc phải coi những chương trình truyên hình vô bổ, ngu muội; không được nhận sách báo gia đình gửi vào.

Để phản kháng sự đối xử tàn độc trong nhà tù, các tù nhân chính trị chỉ còn mỗi “vũ khí” đấu tranh là tuyệt thực. Tức là dùng chính sự an nguy và mạng sống của mình để đấu tranh. Trong số những tù nhân lương tâm đang tuyệt thực như Đặng Xuân Diệu, Đinh Nguyên Kha, Trần Vũ An Bình, Bùi Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn…., ông Trương Minh Tam đặc biệt đề nghị Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Canada lưu ý đến trường hợp của ba người là: 1/ Đặng Xuân Diệu; chỉ trong gần 4 năm tù, ông đã tuyệt thực và từ chối thức ăn gần 500 ngày. Ông bị đánh đập liên tục suốt 6 tháng và đang bị nhiều bệnh tật hiểm nghèo và hiện nay lưng đã còng xuống, chỉ còn nặng 40 kg; 2/ Tạ Phong Tần; và 3/ Trần Huỳnh Duy Thức.

Các dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Canada tham dự buổi điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày 28/5/2015

Trong phần hỏi đáp, các dân biểu trong Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Canada đều nhắc lại sự kiện Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà hành xử hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Hội đồng này đề ra.

Dân biểu David Sweet đặt câu hỏi về sự đáp ứng của nhà cầm quyền CSVN đối với kháng thư về dự luật “tín ngưỡng tôn giáo” của Hội đồng Liên tôn. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tương tự như tất cả những kiến nghị của người dân gửi chính quyền từ trước đến nay, nhà cầm quyền không hề hồi đáp kháng thư của Hội đồng Liên tôn. Các dân biểu Tyron Benskin, Irwin Cotler, Hoàng Mai và nữ dân biểu Nina Grewal lần lượt nêu các câu hỏi về quyền tự do báo chí, internet; về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam khi trở lại Việt Nam; về hiệu quả của áp lực quốc tế đối với CSVN trong lãnh vực nhân quyền. Những sự kiện được các dân biểu nêu ra trong các câu hỏi cho thấy, họ biết khá rõ tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Về sự an toàn khi trở lại Việt Nam, ông Trương Minh Tam và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đều cho biết, họ chỉ lo ngại không ra được khỏi Việt Nam để góp tiếng nói cho công cuộc đấu tranh chung. Về cá nhân, họ không lo sợ gì khi trở lại Việt Nam. Ông Trương Minh Tam cho rằng, áp lực quốc tế rất quan trọng. Bằng chứng là, sau khi ra khỏi nhà tù, ông đã nói về trường hợp tù nhân lương tâm Dặng Xuân Diệu cho thế giới biết, từ đó nhà cầm quyền đã bớt hà khắc đối với ông Đặng Xuân Diệu.

Cô Nguyễn Quốc Trinh trả lời câu hỏi liên quan đến tự do báo chí và internet, áp lực của quốc tế. Cô Trinh cho biết, CSVN thực sự đã có những nỗ lực để ngặn chặn sự giao tiếp giữa trong và ngoài nước qua phương tiện internet, nhưng họ đã thất bại. Vì vậy, họ dùng chiến thuật theo dõi các blogger. Tuy nhiên, do không đủ khả năng và nguồn lực, nhà cầm quyền có khuynh hướng dùng bạo lực và nhà tù để răn đe các blogger. Về hiệu quả của áp lực quốc tế, cô Trinh cho rằng, nay Việt Nam đang muốn hội nhập với thế giới và phải tuân theo những quy định của quốc tế. Vì vậy quốc tế có thể khai dụng lợi thế này để tạo sức ép, buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích các tù nhân lương tâm, tôn trọng tự do ngôn luận hơn, thúc đẩy cải cách luật pháp, hiến pháp.

Về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam khi trở lại Việt Nam, cô Trinh đã đề nghị các dân biểu trong Tiểu ban Nhân quyền bảo trợ cho họ. Yêu cần nhân viên toà đại sứ Canada đến thăm hỏi, can thiệp nếu họ bị sách nhiễu. Đề nghị này đã được dân biểu chủ toạ gật gù tán đồng và các dân biểu khác tỏ thái độ tán thành.

Sau buổi điều trần, các dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Canada đã bắt tay niềm nở thăm hỏi 3 vị khách điều trần. Tham dự buổi điều trần còn có đại diện Hội cựu Quân nhân QLVNCH Ontario, Đoàn TN Phan Bội Châu, Nhóm Sinh viên Thực tập với TNS Ngô Thanh Hải, Con đường Việt Nam Canada, Voice Canada, Đài SBTN Canada, Vo Media, và một số đồng bào.

Lê Văn

********

Đôi nét về ba vị điều trần tại Quốc hội Canada

– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam.

Ms. Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1954, là mục sư Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Ông hoạt động tích cực trong các lãnh vực đấu tranh cho tự do tôn giáo, vạch trần những vi phạm nhân quyền, và bảo vệ các nạn nhân của tham nhũng, nhất là những vụ chính quyền cướp đất của người dân. Ông thường xuyên bị xách nhiễu và bị công an hăm dọa, và gần đây vợ và con của ông cũng bị hăm dọa tương tự. Các tín hữu của Hội thánh cũng thường xuyên bị đe dọa và xách nhiễu bởi chính quyền.

– Ông Trương Minh Tam, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam.

Ông Trương Minh Tam, sinh năm 1970, là một nhà hoạt động và là cựu tù nhân chính trị, tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc lên chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ông là thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam. Sau khi bị bắt giữ vào mùa Thu năm 2013, ông bị kết án vì lý do chính trị và bị cầm tù một năm trời. Khi ở trong trại tù Thanh Hóa, ông ở buồng giam kế bên người bạn tù là nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu. Khi ra khỏi tù, ông Tam thuật lại việc ngược đãi và hành hạ ông Diệu trong tù.

– Cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện đảng Việt Tân

Cô Trinh sinh năm 1987, là thành viên của Việt Tân. Công việc của cô chú trọng vào việc phổ biến thông tin và công cụ về an ninh số và vượt tường lửa cho giới nhà báo công dân, bloggers và giới hoạt động tại Việt Nam. Cô cũng là hướng dẫn viên cho Rhize (rhize.org), một công ty giúp xây dựng khả năng cho các phong trào tranh đấu ôn hòa và bất tuân dân sự trên thế giới. Cô có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và huấn luyện trong các lãnh vực quyền tự do sinh sản, chống bạo hành phụ nữ, và hoạt động mạng.

http://www.viettan.org/%C4%90ieu-tr…

Phái đoàn vận động nhân quyền đã có buổi họp với

văn phòng luật sư Cambridge LLP

Kế tiếp phái đoàn vận động đã có buổi họp với văn phòng luật sư Cambridge LLP để thảo luận vào chi tiết ba trường hợp của anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Anh Trương Minh Tam đã kể lại những ngược đãi mà anh Diệu phải trải qua trong tù như bị biệt giam, phần ăn bị giảm và nhiều lúc thức ăn bị hư. Chỗ ăn, ở, vệ sinh cùng một chỗ nên đôi lúc phân và thức ăn kế bên. Một cách đối xử tàn nhẫn của nhà tù Việt Nam.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và Luật sư Chris MacLeod.

Luật sư Chris MacLeod, đứng đầu văn phòng luật sư Cambridge, sẽ đại diện Hòa-Diệu-Mẫn để tiếp tục vận động chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc.

Đại diện Việt Tân, cô Nguyễn Quốc Trinh và luật sư Chris MacLeod.

Tại Mỹ ba thanh niên yêu nước này được Giáo sư Allen Weiner, giám đốc chương trình luật của đại học Stanford, đại diện đề nạp kiến nghị lên Uỷ ban Bắt người Tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc. Vào năm 2013 Hoà-Diệu-Mẫn cùng với 14 thanh niên yêu nước từ Nghệ An đã được Liên Hiệp Quốc phán quyết đã bị nhà nước CSVN bắt tuỳ tiện và không đúng theo luật quốc tế. Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hà Nội thả họ ngay lập tức và đền bù những thiệt thòi họ đã phải gánh chịu.

Luật sư Chris MacLeod và cựu TNLT Trương Minh Tam.

Cần nhắc lại, năm 2011 17 thanh niên yêu nước từ Nghê An đã bị bắt vì những hoạt động cổ vũ nhân quyền, phản đối Trung Quốc và lên tiếng cho những nhà động khác bị bắt. Họ đã bị những án tù từ 3-13 năm và Hoà-Diệu-Mẫn đã phải chịu những án tù cao nhất là 13-13-8 năm.

Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.