TNLT Mai Thị Dung được thả sau gần 10 năm lao tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông cáo báo chí

An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2015

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được trả tự do vô điều kiện, gần 16 tháng trước khi mãn án tù. Bà Mai Thị Dung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đã bị kết án 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Công an đã đưa bà Mai Thị Dung từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) về đến gia đình tại tỉnh An Giang vào lúc 18:30 ngày 17 tháng 4 năm 2015. Tình trạng sức khỏe bà Mai Thị Dung hiện rất yếu.

JPEG - 57.8 kb
Bà Mai Thị Dung được dìu vào nhà vì sức khỏe rất yếu.

Bà Mai Thị Dung, 46 tuổi, là tín đồ PGHH sinh sống tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Từ năm 1999, bà cùng chồng là ông Võ Văn Bửu đã tích cực đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các tín đồ đạo PGHH tại miền Tây – Nam Việt Nam. Vào ngày 5/8/2005, vợ chồng bà Dung và 6 đồng đạo khác đã bị công an tấn công và bắt giam vì đã tham gia vào một vụ tọa kháng và tuyệt thực tại gia xảy ra 2 tháng trước đó để phản đối chính quyền đàn áp tín đồ PGHH. Một số nạn nhân đã tự thiêu để phản đối hành vi bắt giữ tùy tiện này với hậu quả là ông Trần Văn Út (Út Hòa Lạc) bị thiệt mạng và ông Võ Văn Bửu bị phỏng nặng. Trong số 7 người bị đưa ra tòa, ông Võ Văn Bửu bị kết án 7 năm tù giam và bà Mai Thị Dung bị kết án hai lần, tổng cộng 11 năm tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 của bộ luật Hình sự. Người thứ 3 bị kết án nặng là bà Dương Thị Tròn (68 tuổi) với 9 năm tù giam và hiện nay còn đang bị giam giữ tại trại giam Xuân Lộc.

JPEG - 96.8 kb
Bà Mai Thị Dung (ngồi) cùng với chồng (ông Võ Văn Bửu), hai con là Võ Văn Bảo và Võ Thị Tuyết Linh.

Trong thời gian bị giam giữ tại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) bà Dung đã bị đối xử dã man với mục đích ép bà phải ký giấy nhận tội, thí dụ bỏ mặc bà đau đớn mà không khám và chữa trị đúng mức những chứng bệnh hiểm nghèo của bà. Thêm vào đó, ngày 2/10/2013, công an đã chuyển bà Dung đến trại giam Thanh Xuân, Hà Nội (cách gia đình bà gần 2.000 km) trong hoàn cảnh bà Dung đang mang trọng bệnh, sức khỏe suy kiệt. Trên suốt đường đi bà Dung bị còng tay mặc dù nhiều lần bị ngất xỉu. Ở trại giam Thanh Xuân, bà Dung đã phải nhiều lần tuyệt thực mới được trại giam cho bà đi khám và điều trị bệnh tại bệnh viện chuyên khoa. Hiện nay, sức khỏe của bà sa sút trầm trọng với các chứng bệnh như suy tim, suy nhược thần kinh, sỏi túi mật…

Mặc dù còn rất mệt sau một chuyến đi dài, bà Mai Thị Dung và gia đình xin gởi lời trân trọng cám ơn đến những cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng với gia đình bà trong việc vận động nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho bà:

  • Người bảo trợ: ông Frank Heinrich, dân biểu Quốc hội CHLB Đức;
  • Các phái bộ ngoại giao tại Việt Nam, đặc biêt là Đại sứ quán Đức, Hoa Kỳ, Úc-Đại-Lợi, Gia-Nã-Đại và Phái bộ Liên minh Âu Châu;
  • Ông Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc;
  • Các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, đặc biệt là tổ chức VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền;
  • Nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt là Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam và Hội Bầu bí Tương thân;
  • Quý đồng đạo PGHH và các tín hữu Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Trân trọng kính chào.

Thay mặt gia đình và Nhóm Một số tín đồ PGHH tại miền Tây.

Cư sỹ Võ Văn Bửu.

Nguồn: PGHH

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.