Tại khu vực “pháp trường” xử 4 dân oan Dương Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin lỗi, đây là từ của những người tổ chức bảo vệ phiên tòa sử dụng chứ không phải của tôi. Tiếng loa ra rả, liên tục không ngừng khi nào: “đây là pháp trường xử những người chống người thi hành công vụ, yêu cầu các công dân không tụ tập quá 5 người, la hét gây rối trong khu vực pháp trường, nếu cố tình sẽ bị xử lý….”

Ai không rõ vụ việc mà đi xe qua, lại tưởng họ mang tử tù đi bắn. Cũng may mà tôi biết sự kiện hôm nay là gì.

“Pháp trường” là nơi hành hình những người bị kết án tử hình. Không hiểu họ ngu hay cố tình dùng để đe dọa người đến ủng hộ những dân oan bị đưa ra xử tù. Nhưng có lẽ tại dốt mà lại thích nói chữ thì đúng hơn.

7h30, tôi có mặt tại Hà Đông, tìm cách len lỏi vào phiên tòa. Đi một vòng nhưng tất cả các ngả đường bị rào kín. Ngả nào cũng cơ man là công an. Không biết mấy nghìn công an, an ninh mật vụ được huy động. Mỉa mai thay, phiên tòa được gọi là công khai nhưng lại không cho bất cứ ai bén mảng đến cổng tòa. Tất cả gia đình của 4 bị cáo không ai được vào tham dự.

Đi một vòng, không vào được, cũng không thấy bà con Dương Nội đâu, có lẽ bà con đang tập trung ở đâu đó. Đi đến vòng thứ hai thì thấy bà con đã dồn đến đầu phố Nguyễn Trãi – hướng chính dẫn vào tòa. Tất nhiên là đoàn bị bị ách lại.

Chưa bao giờ dân oan đổ về một phiên tòa với số lượng lớn như thế này. Có lẽ là phiên tòa xử dân oan và vụ án này đã gây nên sự chú ý đặc biệt của công luận trong và ngoài nước nên dân oan mới đổ về đông như thế. Họ đến để ủng hộ tinh thần đấu tranh của nông dân Dương Nội, để thấu hiểu hết nỗi oan ức của mình, của nhau, để thương lấy nhau, để thấy rằng nỗi oan ức của mình cũng là nỗi oan ức chung của dân oan cả nước. Ở đâu cũng trời đất này.

Len lỏi khắp đám đông, tôi nhận ra các gương mặt quen thuộc, và cả những gương mặt mới của dân oan ở các tỉnh, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đăk Lăk, Đồng Nai…

Nhiều cháu nhỏ cũng lặn lội từ miền Nam ra đây. Các cháu tố khổ “tuổi thơ của con bị bọn tham nhũng cướp mất”, “Con không được đến trường, con muốn đi học”. Các cháu trở thành dân oan ngay từ tuổi ấu thơ.

Trong số những người đến ủng hộ dân oan Dương Nội và kêu oan, có cả gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Đó là ông Nguyễn Trường Chinh, bà Nguyễn Thị Bích ở xã Bình Dân huyện Kim Thành, Hải Dương là bố mẹ và cháu Nguyễn Thị Thanh Hải 8 tuổi là con của tử tù.

Một cụ bà tóc đã bạc trắng da nhăn nheo, ôm tập hồ sơ kêu oan. Trong chiếc túi của cụ đã sẵn một mớ rau héo. Hỏi cụ, được biết cụ là Đề Thị Tứ, 86 tuổi là dân oan tỉnh Kiên Giang, mớ rau dền là cụ dùng cho bữa trưa.

Dân oan ở các tỉnh khác bên cạnh những biểu ngữ kêu oan cho họ, đều có biểu ngữ ủng hộ dân oan Dương Nội. Nỗi oan ức của bà con đã khiến cho bà con tìm đến nhau, chia sẻ cảm thông và tạo thành một khối. Hẳn là nhà cầm quyền Việt Nam không thể không thấy nguy cơ từ lực lượng này, vì trước đây, chính nhờ lực lượng này mà họ đã cướp được chính quyền.

Công an lăm lăm hướng về họ. Tiếng loa vẫn ra rả “đây là pháp trường xử những người chống người thi hành công vụ, yêu cầu các công dân không tụ tập quá 5 người la hét gây rồi trong khu vực pháp trường, nếu cố tình sẽ bị xử lý….” Chẳng ai để ý đến việc đó. Họ đã đối diện với công an, bị đánh đập nhiều lần, đã có rất nhiều dân oan vào tù chỉ vì đi khiếu kiện, thực hiện quyền công dân của mình.

Một bà người nhỏ thó, già hơn trước tuổi rất nhiều mà chúng tôi đã gặp nhiều lần ở nhà bà Lê Hiền Đức nhưng không nhớ tên. Bà ra mép đường đứng ở nơi có tín hiệu đèn giao thông, nhất là khi có đèn đỏ, gào lên: “Cứ kêu gào chống tham nhũng Tôi tố cáo quân tham nhũng cướp đấy đây nhưng có được giải quyết đâu. Dân chủ mà như thế này đây”.

Gặp chúng tôi, bà con xúm đến kể về nỗi oan của mình. Nhiều người ấn vào tay chúng tôi những bộ hồ sơ. Rồi bà con chen nhau xin chụp ảnh. Chẳng phải vì chúng tôi có quyền hành gì nhưng vì bà con đã kêu oan khắp nơi, có người hàng chục năm ròng nhưng “đèn giời” không soi xét, chịu đủ mọi thứ khốn khổ khốn nạn nên sinh ra tâm lý bám được vào cái gì thì bám như người chết đuối. Một bức ảnh của bà con được đưa lên mạng cũng còn hơn không. Đó là lý do tại sao, trong phóng sự này, chúng tôi đưa lên rất nhiều ảnh. Xin bạn đọc kiên nhẫn xem để thấu nỗi oan ức, khổ hạnh qua những nét mặt sương gió, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng của họ. Họ là đồng bào của chúng ta.

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và biểu ngữ ủng hộ dân oan các tỉnh

“tuổi thơ của con bị bọn tham nhũng cướp mất”

“Con không được đến trường, con muốn đi học”

Dân oan Thái Bình

Dân oan Uông Bí (Quảng Ninh)

Dân oan Đăk Lăk

Dân oan Tây Ninh

Dân Hồ Ba Mẫu (Hà Nội) kêu cứu

Dân oan Bình Dương

Dân oan Bắc Giang

Dân oan Hải Phòng

Dân oan Bắc Ninh

Dân oan Đồng Nai

Cụ Đề Thị Tứ, dân oan Kiên Giang với tập hồ sơ và mớ rau dền cho bữa ăn trưa

Dân oan biểu tình nhằm hướng Tòa án tối cao

Tác giả đồng hành cùng dân oan

25/11/2014

Bài và ảnh

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”