Tại sao CSVN ‘âm thầm’ tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 1 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng được ông Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Sài Gòn mời lên “thông báo” bằng miệng rằng anh đã bị ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam hôm 19 tháng 5.

Mãi đến ngày 9 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng mới nhận được giấy báo của đại diện Bộ Tư Pháp cùng với bản sao Quyết định số 832/QĐ-CTN của ông Trần Đại Quang đã ký về sự việc nói trên.

Có thể do anh Phạm Minh Hoàng có song tịch cả Pháp lẫn Việt nên nhà cầm quyền CSVN nghĩ rằng thông báo trước cho chính phủ Pháp để chuẩn bị…. nhận anh Hoàng khi công an ra tay trục xuất!

Câu hỏi đặt ra là một quyết định quan trọng đối với tư cách một công dân quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành của Việt Nam, mà anh Hoàng lại không hay biết gì về quyết định bị tước quốc tịch của mình cho đến khi nghe được từ đệ tam nhân là ông Tổng lãnh sự Pháp.

Cách đối xử của nhà cầm quyền CSVN nói trên đã không chỉ biểu hiện tính man rợ của chế độ mà còn chà đạp lên quyền công dân của anh Phạm Minh Hoàng một cách trắng trợn, và hơn hết tượng trưng cho một thể chế vô kỷ luật, “ngồi xổm” lên luật pháp đối với ngay cả luật và hiến pháp của chính họ.

Trên mặt pháp lý, Luật sư Lê Công Định đã có một bài viết phân tích và khẳng định rằng việc làm nói trên của ông Trần Đại Quang là sai luật.

Luật sư Lê Công Định đã viết về trường hợp anh Hoàng như sau:

“Hiến pháp quy định tại Khoản 2 của Điều 17 như sau: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.” Như vậy, bất kể việc công dân Việt Nam (dù đang thường trú tại Việt Nam hay định cư ở nước ngoài) đã hoặc đang “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có quyền trục xuất công dân mình sang nước khác, hoặc không cho họ nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, nếu có, của công dân phải được xử lý theo quy định luật pháp có liên quan, chứ không bằng giải pháp trục xuất. Cần lưu ý rằng, kể cả trong trường hợp tước quốc tịch đúng luật theo Điều 31 của Luật quốc tịch, thì hệ quả pháp lý đương nhiên theo đó cũng không phải là trục xuất đương sự khỏi Việt Nam.”

“Tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam sẽ tạo nên một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, đó là 91 triệu công dân Việt Nam đều cùng ở trong tình huống có thể bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bất cứ lúc nào. Tiền lệ này tuy bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ gây thêm nhiều bất ổn xã hội, vì tính tùy tiện trong việc áp dụng luật và thiếu thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của nhà cầm quyền.”

Dù biết là sai luật và chắc chắn bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhưng lý do gì nhà cầm quyền CSVN lại ra quyết định tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng vào lúc này?

Thứ nhất, dùng hình thức tước quốc tịch như là một thủ đoạn răn đe mới nhắm vào những công dân yêu nước đã và đang can đảm đứng lên chống lại những chính sách sai lầm của chế độ, sau hàng loạt những biện pháp khủng bố của bộ máy công an bị thất bại như cô lập kinh tế, truy tố ra tòa, dùng xã hội đen hành hung, ngăn chận xuất cảnh vân, vân… Nói cách khác, thủ đoạn tước quốc tịch và dùng đó như là lý cớ nhằm trục xuất những công dân yêu nước ngày càng lộ rõ bản chất phi luật pháp và tùy tiện của chế độ độc tài.

Thứ hai, việc tìm cách trục xuất anh Phạm Minh Hoàng và gia đình ra khỏi Việt Nam vào lúc này cho thấy lãnh đạo CSVN muốn đánh lạc hướng dư luận về mối lo sợ một làn sóng phẫn nộ của người dân chực chờ bùng nổ đến từ hai sức ép ngấm ngầm từ nhiều năm qua là sự bất mãn trong nội bộ đảng và những bất ổn, bất công trong xã hội.

Thứ ba, việc yêu cầu Pháp nhận anh Phạm Minh Hoàng qua thủ đoạn tước quốc tịch Việt Nam của anh Hoàng là nhằm tìm cách cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân tại Việt Nam, đồng thời răn đe những ai có liên hệ đến đảng Việt Tân. Nhưng thủ đoạn này đã bị anh Phạm Minh Hoàng bẻ gãy khi anh công khai tuyên bố bãi bỏ quốc tịch Pháp, cũng như việc các nhà đấu tranh không ngại tiếp xúc và hỗ trợ cuộc đấu tranh để bám lấy quê hương của anh.

Nói tóm lại, quyết định tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng của ông Trần Đại Quang là một quyết định không những sai về luật mà còn là vết nhơ trong hệ thống luật pháp rừng rú, man rợ của chế độ CSVN. Nó đã cho thấy não trạng cai trị đất nước một cách tùy tiện, thiếu thượng tôn luật pháp của người lãnh đạo đứng đầu nhà nước hiện nay là ông Trần Đại Quang.

Quyết định tước quốc tịch và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng đã khẳng định một điều rõ ràng: chế độ Cộng sản Việt Nam đang vi phạm công ước quốc tế và chà đạp nhân quyền trầm trọng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.