Tại sao ông Đoàn Ngọc Hải bị khóa tay!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thật khó tưởng tượng, chỉ vài tháng trước, nhiều nơi ở Quận I đã là “chiến trường” với máy xúc, máy khoan bê tông và đội quân hùng hậu mà ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ Tịch Quận I tuyên chiến với nạn lấn chiếm vỉa hè; nhưng nay thì mọi chuyện hầu như trở lại thuở ban đầu với những bát nháo trên vỉa hè.

Cuộc chiến giải phóng vỉa hè của ông Hải nổi tiếng và tạo sự chú ý dư luận vì tính quyết liệt và liên tục chứ không “đánh trống bỏ dùi”. Ông Hải quả quyết “muốn biến khu trung tâm Sài Gòn thành Singapore thu nhỏ”. Ông cũng không nể nang nói với lãnh đạo phường Bến Thành trong lúc làm nhiệm vụ dẹp vỉa hè chiều 10 tháng 3 rằng: “Bỏ hội họp vô nghĩa đi”. Thậm chí dịp này ông còn tuyên bố, nếu không lấy lại được vỉa hè trung tâm Quận I cho người đi bộ, ông thề sẽ cởi áo… từ quan.

Kết quả bước đầu, ở nhiều tuyến đường có phần thông thoáng hơn, được nhiều người ghi nhận và đánh giá cao. “Phát súng lệnh” lập tức lan tỏa đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Cần Thơ và nhiều địa phương khác. Cả nước như quay cuồng trong cơn say máu đập phá vỉa hè.

Có vẻ ông Hải đã đánh trúng tâm lí của hơn chục triệu dân tại thành phố này. Mọi người dân Sài Gòn từ lâu dường như đã quá ngán ngẫm những bất cập của cơ sở hạ tầng, bộ máy hành chính nơi đây. Vì thế, đa số đã vỗ tay cho một đổi thay thiết thực và hợp lý tại nơi mình đang sống. Nhưng khi vỗ tay, có không ít người chậm nhịp dần bởi những hành động có phần quá khích và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

JPEG - 70.4 kb
Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần “dọn dẹp vỉa hè”. Ảnh: Hoàng Giang/SOHA NEWS

Nhưng đến hôm 18 tháng 5, người ta mới chưng hửng về vụ giải phóng vỉa hè khi VTV 1 trình chiếu một văn bản cho thuê vỉa hè Quận I, là có thật. Trước đó, ảnh chụp ’Giấy phép sử dụng tạm vỉa hè’ có đóng dấu và chữ ký của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Quận I cấp cho một quán cà phê trên địa bàn quận đã khiến công luận xôn xao. “Lệ phí sử dụng là 12.000 đồng x m2 x số tháng”. Bây giờ thì ai cũng thấy việc ban đầu ông Hải tuyên bố chiến dịch đòi vỉa hè là để đòi quyền lợi cho người đi bộ, để biến Sài Gòn thành Singapore hóa ra thật kệch cỡm!

Vì thế người ta mới chợt thấy là mọi thứ không đơn thuần chỉ là vỉa hè. Đàng sau vỉa hè là cả một hệ thống ăn chia của các quan chức địa phương mà chính ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội cho biết khi còn làm Giám đốc Công an thành phố, ông đã thống kê 180 quán bia ở vỉa hè có đến 150 công an đứng sau. Đặc biệt trong hội nghị với các cấp bí thư, ông Chung cũng đã khẳng định: “Có đồng chí bí thư, chủ tịch quận, huyện nào ngồi đây mà dám cam đoan với tôi là không có người nhà, họ hàng đứng sau các điểm trông giữ xe không?”

Do đó, sau những ồn ào của chiến dịch “giải cứu vỉa hè”, người ta thấy rõ chiến dịch này tiềm ẩn một âm mưu nhằm tái cấu trúc lại quyền lợi giữa những thế lực đang kiếm ăn trên vỉa hè. Nói cách khác, hiện có hai nhóm đối tượng cùng khai thác và hưởng lợi phi pháp trên vỉa hè: nhóm thứ nhất là lấn chiếm vỉa hè; còn nhóm thứ hai, là bọn trục lợi từ nhóm thứ nhất.

Truyền thông lề phải lẫn lề trái phản ánh nhiều về tình trạng trên, không chỉ riêng ở Sài Gòn hay Hà Nội mà lan rộng đến khá nhiều thành phố; nhưng tuyệt nhiên, chính quyền trung ương hoàn toàn im lặng hay có thể nói là vô cảm trước cuộc chiến vỉa hè. Sở dĩ các cơ quan Trung ương im lặng là vì người của họ không kiếm chác được gì trên vỉa hè. Nhưng sau thời gian khuấy động, chiến dịch rầm rộ hao tiền tốn của bỗng chốc trở nên vô nghĩa khi vỉa hè vẫn bị lấn chiếm, xe biển xanh, biển đỏ vẫn vô tư đậu lấn lòng đường, bãi giữ xe trái phép vẫn ngang nhiên lộng hành.

Chiều ngày 19 tháng 5, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải cho báo chí biết: “Quận ủy và UBND quận 1 ra hai văn bản yêu cầu tôi tạm dừng xuống đường dọn dẹp trật tự lòng lề đường. Tôi phải thực hiện đúng chỉ đạo của tổ chức”.

Ông Đoàn Ngọc Hải nói với báo chí rằng sau một thời gian không “dọn dẹp vỉa hè”, tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở quận đã tái diễn. Hàng ngày đi ra đường, ông Hải thấy nhức nhối và ngứa tay nhưng phải làm ngơ, vì không còn nhiệm vụ lập lại trật tự đô thị trên địa bàn quận.

Việc ông Đoàn Ngọc Hải tuyên bố bị bó tay, đã làm chột dạ cho các quan chức ở Quận I, nên ngày 29 tháng 5, Phó chủ tịch Quận I là bà Nguyễn Thị Thu Hường, phải ra họp báo khẳng định là Quận I không hề ra lệnh cấm.

Bà Thu Hương nói với báo chí là không có chuyện Quận I cấm ông Hải tiếp tục xuống đường giải phóng vỉa hè, nhưng vì Quận I là trung tâm, tình hình an ninh trật tự phức tạp, do đó Quận I đã có văn bản tạm ngưng các hoạt động xuống đường để giải quyết vi phạm trật tự vỉa hè.

Rõ ràng là qua giải thích của bà Thu Hương cho thấy là trong Quận I đã có hai phe trong cuộc chiến vỉa hè.

Giờ đây, khi mọi chuyện đã vào hồi kết, người ta lại bắt đầu lao vào tìm lời giải cho thất bại của Đoàn Ngọc Hải.

Nhiều người nghĩ, thất bại là do cách xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè như ông Hải chỉ xuất phát từ chủ nghĩa anh hùng cá nhân, làm theo phong trào mà thiếu sự nghiên cứu, đánh giá nhân – quả. Bên cạnh đó, đã từng có không ít vụ việc bị lôi ra ánh sáng mà thủ phạm chính là cán bộ, công chức như: cán bộ kiểm lâm “bắt tay” với lâm tặc phá rừng; hải quan, quản lý thị trường “chống lưng” cho bọn buôn lậu, công an bảo kê cho tội phạm, cho các tụ điểm mại dâm, ma túy… Từ đó, không ít ý kiến cho rằng bản thân những hành động của ông Hải đã đụng chạm trực tiếp đến lợi ích nhóm tại cấp địa phương, thế lực đã nhận tiền và dung túng cho vi phạm.

Tiến sĩ Paul Schuler, chuyên gia về chính trị Việt Nam ở Đại học Arizona, Hoa Kỳ khi nghiên cứu về hệ thống chính trị ở Việt Nam cho rằng những ai muốn nổi và trở thành “người hùng” sớm muộn gì cũng bị đốn ngã. Điển hình như trường hợp Nguyễn Bá Thanh và Đinh La Thăng, vì những người này đã và đang làm hại cho quyền lợi của những phe phái khác.

Tuy nhiên, việc ông Đoàn Ngọc Hải bị trói tay còn có một nguyên do khác. Đó là khi quyền lực nhà nước bị suy yếu thì kỷ cương trở nên lỏng lẻo, phép nước không nghiêm. Trật tự xã hội vì thế sẽ ngày càng khó kiểm soát. Vì vậy, muốn trả vỉa hè lại cho người đi bộ, có lẽ trước tiên nên dẹp bỏ đi cái cung cách cai trị của đảng cộng sản, đang dung túng cho những sai phạm của những đảng viên và cán bộ trong bộ máy nhà nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.