Tại sao thành phần trí thức Việt Nam vẫn tiếp tục bị tù tội?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 17.6 kb
Thượng Tọa Thích Viên Định

Cuộc chiến ở Việt Nam chấm dứt đã 35 năm, vậy mà đất nước, mọi mặt, vẫn chậm tiến. Kinh tế vẫn sút kém, không theo kịp các nước trong khu vực; văn hoá, đạo đức, xã hội ngày một suy đồi; trộm cắp, cướp giật, tiếp tục gia tăng; tham nhũng, hối lộ đã trở thành quốc nạn. Bên cạnh đó, nạn ngoại xâm, thế lực thù địch Bắc phương, hàng ngàn năm nay, vẫn tiếp tục âm mưu gặm nhắm, xâm chiếm đất đai, biển đảo của tổ quốc. Trong nước, tình trạng, các thành phần tôn giáo, trí thức, văn nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, sinh viên, học sinh, những nguồn sinh lực của đất nước, là lực lượng nòng cốt lãnh đạo, hướng dẫn dân tộc, vẫn tiếp tục bị đánh phá, khống chế, cô lập, quản thúc, tù tội, bị gán ghép bằng nhiều tội danh.

Tại sao đất nước Việt Nam ta lại rơi vào hoàn cảnh tồi tệ như vậy? Hay đây là tái hiện chính sách “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” của chủ thuyết hận thù giai cấp, Mác-Lê nin, được áp dụng tại Miền Bắc Việt nam vào thập niên 50, trong Thế kỷ trước? Tầng lớp trí thức là tầng lớp dẫn đầu trong mọi thăng tiến của dân tộc. Nhưng, hết người này đến người khác, hết lớp này đến lớp khác, bị đưa vào tù. Tình trạng đó, kéo dài đã trên 50 năm. Đó là lý do tại sao chiến tranh chấm dứt đã 35 năm mà đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, kém xa các nưởc trong khu vức và trên thế giới. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, tương lai tổ quốc Việt Nam sẽ đi về đâu?

Vừa qua, rất nhiều người trí thức, lại tiếp tục bị các toà án cho vào tù, vì bị gán ghép tội danh: “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Có người bị kết án lên đến 16 năm tù, và 4 năm quản thúc sau khi mãn hạn tù.

Có thật những người trí thức, doanh nhân vừa rồi đã hành động nhằm lật đổ chính quyền không? Họ đã lập quân đội, trang bị vũ khí, hay tổ chức bạo động? Không thấy toà án nào đề cập đến các việc này?

Bằng những lời nói, những bài viết, để góp ý, một cách ôn hoà, với Nhà cầm quyền cộng sản, nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, làm giàu đất nước, chống ngoại xâm đang ngày đêm rình mò tìm cách thôn tính tổ quốc Việt Nam, lại bị xem là “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?” Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm điều gì khuất lấp, nên có tư tưởng, xem những ý kiến đề nghị của người dân là hành động nhằm lật đổ? Chỉ nói và viết, lại có thể lật đổ được chính quyền hay sao?

Không chấp nhận hành động lật đổ, bằng bạo động, nếu có, vậy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn thăng tiến, thay đổi xã hội, bằng cách nào? Chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi, đất nước vẫn nghèo đói, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, Nhà cầm quyền bắt người dân phải chịu đựng bao lâu nữa?

Đảng cộng sản muốn nhân dân Việt Nam phải chấp nhận sống dưới một chính quyền độc tài, độc đảng, toàn trị, theo kiểu chế độ phong kiến ngày xưa? Hay muốn nhân dân phải tổ chức tranh cử công bằng, theo tiêu chuẩn tự do, dân chủ, công bằng, đúng như điều lệ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam đã ký kết tham gia? Điều này, chưa thấy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công bố rõ ràng. Cũng chưa trưng cầu ý kiến toàn dân.

Một nhà nước, vừa ký kết gia nhập Liên Hiệp Quốc, nghĩa là đồng ý điều hành đất nước theo tiêu chuẩn Tự do, Dân chủ, Nhân quyền của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, lại vừa thực hiện những luật lệ, chống trái, ngay cả với Hiến Chương hiện hành của Việt Nam, cũng như chống trái với những điều luật của Công ước Quốc Tế về các Quyền Chính Trị và Dân sự của Liên Hiệp Quốc, tổ chức mà mình ký kết tham gia. Ở điểm này, đã có sự lập lờ đánh lận con đen.

Người dân chỉ đưa ra ý kiến đóng góp, một cách ôn hoà, lại bị bắt. Vậy trước năm 1988, ở Việt Nam cũng có đa đảng, đảng Xã Hội và đảng Dân chủ. Những đảng phái đối lập với Nhà cầm quyền cộng sản khi ấy, không thấy đảng viên nào bị gán tội. Có tội hay không tội là do Nhà cầm quyền độc tài tuỳ hứng quyết định? Như vậy, người dân Việt Nam biết đâu mà hành xử cho đúng? Nay mới rõ là hai đảng Xã hội và Dân chủ kia chỉ là các đảng bù nhìn của chế độ, và dù bù nhìn cũng bị giải tán!

Trong cuộc họp Kiểm điểm Thường kỳ toàn diện về Nhân quyền, được tổ chức theo định kỳ, vừa qua, của Liên Hiệp Quốc, có rất nhiều quốc gia đã góp ý với Việt nam, nên sửa đổi những điều luật chưa phù hợp với Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc và các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính Trị, chống trái cả với Hiến Chương Việt Nam hiện hành, nhưng Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn khăng khăng không chịu sửa đổi.

Người dân góp ý, chỉ để làm thăng tiến cuộc sống, thăng tiến xã hội, lại bị ghép tội “hành động lật đổ chính quyền nhân dân”. Tại sao người dân, nhất là những thành phần trí thức lại không có quyền ăn nói, không có quyền phát biểu? Nhà cầm quyền cộng sản, chỉ muốn dân tộc Việt Nam, ngậm miệng, làm thinh, giao số phận dân tộc và vận mệnh tổ quốc Việt Nam cho một đảng chính trị độc tài, mà đảng này lại theo tư tưởng ngoại lai, vô sản, vô thần, lạc hậu của Mác-Lê Nin, rắp tâm đưa tổ quốc và dân tộc Việt Nam đi đâu tuỳ thích?

Các nước văn minh dân chủ tiên tiến ngày nay, không những, người dân có quyền góp ý, yêu cầu, điều này, điều nọ, mà còn có quyền lập ra những đảng phái đối lập để tranh cử công bằng. Trong kinh tế, chính trị hay bất cứ ngành nghề nào khác, cần phải có sự cạnh tranh công bằng, mới tiến bộ.

Việc đàn áp, khủng bố, tù tội, những người tranh đấu, bất đồng chính kiến, chỉ thấy được sử dụng trong các Nhà cầm quyền thực dân, những kẻ xâm lăng, đô hộ. Các chính quyền dân cử, hợp pháp “của dân, do dân, vì dân” không được phép dùng các biện pháp bạo lực, tù tội, đàn áp, để khủng bố những người dân bất đồng chính kiến, cũng như các đảng phái đối lập.

Tổ quốc Việt nam ta với bốn ngàn năm văn hiến, lại không có tư tưởng nào, khả dĩ, dẫn đạo hướng đi cho dân tộc hay sao, lại phải vay mượn một chủ thuyết, tư tưởng ngoại lai, xa lạ với văn hoá dân tộc?

Nhờ mạng thông tin tối tân, nhanh chóng hiện nay, người dân Việt Nam đã hiểu biết, có nhu cầu một cuộc sống, vừa thích hợp với văn hoá dân tộc, vừa có đầy đủ các tiêu chuẩn tự do, dân chủ, nhân quyền như các dân tộc văn minh khác trên thế giới. Việc đó có gì là sai lầm, phải bị tù tội? Không lẽ, dân tộc Việt Nam, lúc nào, cũng phải đứng bên lề của thế giới văn minh? Dân Việt Nam không phải là con người hay sao?

Đương nhiên, người dân Việt, với tinh thần bất khuất, không bao giờ chịu nhục nhã, cúi đầu im lặng, chấp nhận một cuộc sống mất tự do, không có nhân quyền, chỉ có miệng ăn, không có miệng nói. Nên càng ngày càng có nhiều người tiếp tục tranh đấu, và sẽ còn có nhiều người, nhất là giởi trí thức, tôn giáo, văn nghệ sĩ, bác sĩ, luật sư, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, tiếp tục bị tù tội.

Đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới thoát khỏi cuộc sống không có tự do, dân chủ, nhân quyền, đầy đau khổ, tối tăm này?

Cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa nô lệ và tự do, giữa độc tài và dân chủ vẫn tiếp tục cho đến ngày thành công.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”