Tám Người Việt Nhận Giải Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cho biết trong 34 nhân vật từ 19 quốc gia được trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay có tám người Việt Nam. Thông cáo báo chí của tổ chức này cho hay đây là hành động ghi nhớ sự dũng cảm của những người đang bị đàn áp chính trị.

Giải thưởng hàng năm Hellman/Hammett được Human Rights Watch trao cho các nhân sỹ quốc tế, bắt đầu từ 1989. Trong tám người Việt Nam được giải năm nay có Linh mục Nguyễn Văn Lý, người hiện đang ở trong tù. Phiên tòa xử cha Lý năm 2007, trong đó ông bị một công an lấy tay che miệng, được Human Rights Watch cho là ’biểu tượng’ cho việc ngăn cản tự do ngôn luận của Hà Nội.

Thông cáo của tổ chức này cũng nói những người Việt Nam được giải thưởng năm nay đều đã bị nhà cầm quyền sách nhiễu, tấn công, bỏ tù hoặc tra vấn.

Ông Brad Adams, giám đốc Á châu của Human Rights Watch nói: “Nhiều người trên thế giới không biết rằng người Việt Nam có thể bị bắt chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình”.

Giải thưởng nhân quyền

Human Rights Watch đã trao giải Hellman/Hammett (đặt theo tên của kịch sỹ Lillian Hellman và nhà văn Dashiel Hammet) cho gần 700 nhân vật trong 19 năm nay.

GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN

Linh mục Nguyễn Văn Lý
Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Thị Công Nhân
Ông Nguyễn Phương Anh
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa
Ông Hà Sỹ Phu
Ông Phạm Hồng Sơn

JPEG - 78.9 kb
Từ trái sang phải: Ls Lê Quốc Quân, Ls Lê Thị Công Nhân, Ks Nguyễn Phương Anh, Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Ts Hà Sĩ Phu và Bs Phạm Hồng Sơn.

Chương trình Hellman/Hammett cũng hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các nhân sỹ đi tỵ nạn hoặc chữa bệnh vì bị ngồi tù hoặc bị tra tấn.

Bảy trong người Việt Nam được trao giải năm nay là: linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Thị Công Nhân, ông Nguyễn Phương Anh, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Hà Sỹ Phu, ông Phạm Hồng Sơn.

Người thứ tám không được công bố danh tính vì lý do an toàn tính mạng cho người này và thân nhân.

Trong số những người trên, linh mục Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân đang phải thi hành án tù.

Năm ngoái chính phủ Việt Nam đã phản đối việc Human Rights Watch trao giải Hellman/Hammett cho một số nhân vật, cho là tổ chức này đã dựa trên các thông tin sai lệch về tình hình ở Việt Nam.

****

Vì Sao 8 Người Việt Được Giải Của HRW?

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch mới công bố danh sách 8 người Việt Nam vừa giành được giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm nay do tổ chức này quản trị.

Tám người được trao giải của VN nằm trong tổng số 34 người thuộc 19 quốc gia trên thế giới, là các vị luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Thị Công Nhân, cựu doanh nhân Nguyễn Phương Anh, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và một người thứ tám mà danh tính không được tiết lộ vì lý do an ninh.

Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Human Rights Watch (HRW) từ London, đã cho BBC Việt ngữ biết lý do vì sao năm nay Việt Nam có tới 8 người được giải trên tổng số toàn bộ 34 người đoạt giải Hellman/Hammett năm nay:

Brad Adams: Chúng tôi trao giải thưởng này dựa trên sự đóng góp thực sự cũng như căn cứ vào hoàn cảnh. Và có một sự ngẫu nhiên là Việt Nam đã có một số ngòi bút hay cây viết rất xuất sắc.

Đáng tiếc là nhiều người trong số này đang là mục tiêu cho những sự ngược đãi và áp bức chính trị. Và như quý vị biết, nhà nước Việt Nam không tin vào quyền tự do biểu hiện chính kiến, mà chỉ tin vào quyền biểu đạt những gì mà Chính phủ muốn nghe. Do đó, Việt Nam hiện có một số lượng tương đối nhiều ký giả gặp phải những vấn đề với Chính quyền ở mức độ nghiêm trọng.

BBC: Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC – về tôn giáo và Tổng thống Bush cũng nói Việt Nam đạt được một số tiến bộ trng lĩnh vực nhân quyền. Vậy thưa ông, tại sao Giải thưởng Hellman/Hammett đã quyết định chọn nhiều trường hợp của Việt Nam để trao giải thưởng năm nay?

Brad Adams:Ở đây không có liên hệ gì đối với danh sách các quốc gia quan tâm đặc biệt CPC. CPC liên quan tới tự do tôn giáo và chưa có ai nói rằng Việt Nam đạt được sự tiến bộ về tự do phát biểu chính kiến. Tổng thống Bush chưa từng nói tới điều này và chưa có ai khác nói như vậy.

Việt Nam vẫn còn là một đất nước mà tự do biểu đạt chính kiến bị hạn chế. Do đó, giải thưởng Hellman/Hammet trao là cho vấn đề tự do biểu đạt, không phải tự do tôn giáo. Hiện không có sự thay đổi gì về những sự hạn chế này. Chúng tôi rất tiếc là chưa thể nói gì về điều này đuợc vì thực sự tình hình chưa được cải thiện.

BBC: Chúng tôi đặt ra câu hỏi vì trong số 8 nhà bất đồng chính kiến được trao giải thưởng của các ông có Linh mục Nguyễn Văn Lý và ông ấy là một người của nhà thờ.

Brad Adams:Nhưng Cha Nguyễn Văn Lý đã có những phát biểu về nhiều vấn đề khác nhau. Và ông bị bỏ tù không chỉ về tự do thế giới mà còn vì nhiều điều ông phát biểu làm cho Chính quyền không thích khi ông nói về dân chủ và cách thức điều hành đất nước.

Nhân đây, chúng tôi cũng không đồng tình việc cho rằng đã có những tiến bộ quan trọng về tự do tôn giáo – cách nhìn như thế, không phải là quan điểm của Human Rights Watch của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đã có một số bước đi khiêm tốn về mặt luật pháp nhưng về mặt thực hiện thì chưa có.

BBC: Về giải Hellman/Hammett, ông có nghĩ rằng nó có thể gây ra một số tác hại nào đó với phong trào nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam?

Brad Adams:Đây là một câu hỏi hay và không có câu trả lời chính xác. Song phần lớn mọi người ở Việt Nam chỉ trích chính phủ cho rằng những giải thưởng này là sự bảo vệ cho họ và làm cho Chính quyền cảm thấy khó khăn hơn khi định bỏ tù họ. Nhưng tôi cũng phải nói là không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi lúc, việc được trao giải làm cho họ trở thành mục tiêu lớn hơn.

Song đã có rất nhiều người phản hồi với chúng tôi việc trao những giải thưởng này cho họ đã bảo vệ được cho họ. Và đó cũng là thực tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Và chúng tôi chắc chắn hy vọng là điều đó sẽ đúng trong những trường hợp ở Việt Nam.

BBC: Chúng tôi thấy trong danh sách có luật sư Lê Thị Công Nhân, và cũng có một luật sư khác nữa cùng sát cánh với cô là ông Nguyễn Văn Đài. Xin hỏi là vì sao ông Đài không có tên trong danh sách năm nay?

Brad Adams:Tôi không trả lời được câu hỏi này vì tôi không ở trong uỷ ban ra quyết định.

BBC: Có vẻ như là cả hai luật sư Công Nhân và Đài cùng tranh đấu với nhau cho dân chủ ở Việt Nam. Câu hỏi phải chăng là đã không có thêm chỗ cho ông Đài và ông ấy phải đợi tới lần sau?

Brad Adams:Tôi thực sự không thể trả lời được. Vì tôi không biết.

BBC: Trong số tám người được giải, chúng tôi hiểu vì lý do an ninh, đã không thể nêu danh người thứ tám. Tuy vậy chúng tôi chỉ đặt ra một câu hỏi là liệu người thứ tám đó đang ở trong tù ở Việt Nam hay là không?

Brad Adams:Tôi không thể trả lời được câu hỏi này. Tôi xin lỗi.

****

Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize
Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed

(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today.

The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.

This year’s prize winners from Vietnam include Father Nguyen Van Ly, one of the leaders of the democracy movement in Vietnam. He has been repeatedly imprisoned during the last 30 years for his written appeals calling for human rights, religious freedom, and freedom of expression. At his most recent trial in March 2007, in which he was sentenced to another eight years in prison, police placed their hands over Father Ly’s mouth to prevent him from speaking.

“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”

The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”

“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”

Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:

Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.

Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.

Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.

Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.

Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.

Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.

Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration.

Human Rights Watch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.