Tăng thuế có cứu nổi chế độ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Tư pháp đang thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi về thuế do Bộ Tài chính soạn trước khi chuyển đến ông Phúc và bà Ngân. Theo Dự thảo này, Bộ Tài chính sẽ tăng nhiều loại thuế, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt; thuế thu nhập với lãi suất tiền gửi tiết kiệm; thuế thu nhập cá nhân… Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng tiếp tục tăng thuế môi trường với xăng dầu và nghiên cứu để đánh thuế tài sản. Đặc biệt là đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% đang tạo ra làn sóng phản đối gay gắt từ phía người dân lẫn giới chuyên gia.

Việc tăng thuế VAT nhận được nhiều chú ý là do thuế này có tác động trên diện rộng và đến hầu hết mọi người. Bộ Tài chính lý giải rằng, Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực đến năm 2020 và do thực hiện các cam kết thuế quan bị dỡ bỏ, nên ngân sách nhà nước sẽ hụt thu gần 44.000 tỉ bởi giảm thuế nhập khẩu. Vì vậy Bộ Tài chính đưa ra đề xuất điều chỉnh tăng thuế để bù đắp vào nguồn hụt thu cho ngân sách.

Theo Bộ Tài chính, tại một vài quốc gia Âu châu, thuế giá trị gia tăng lên đến 20%, 30%, trong khi ở Việt Nam mới có 10%. Bộ này cho rằng, mức thuế VAT của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, do vậy cần phải điều chỉnh.

Mặc dù đưa ra những lý do như phải tăng ngân sách, hay phải phù hợp với thuế xuất của nhiều quốc gia chung quanh, thế nhưng, lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra rất ngụy biện.

Thực tế số liệu thống kê tại các nước trong khu vực, thuế VAT chỉ đang dao động 6%-12%. Cụ thể, Malaysia là 6%; Thái Lan, Singapore là 7%; Lào, Campuchia và Indonesia cùng là 10%; chỉ riêng Philippines là 12%.

Còn tại một số nền kinh tế châu Á khác, Đài Loan đang đánh thuế VAT 5%, Nhật Bản 8%, Hàn Quốc 10%. Bên cạnh đó, không một quốc gia nào tham gia những hiệp định thương mại mà lại xác định tăng thuế để bù đắp vào các giá trị thuế quan xuất nhập khẩu bị mất đi.

Nguyên nhân chính dẫn đến quyết định tăng hàng loạt thuế là do ngân sách trung ương đang cạn kiệt, chạm đáy sau chuỗi ngày “chỉ giỏi phá” của giới chức lãnh đạo. Theo đó, tính đến giữa tháng 12 năm 2017, ngân sách chỉ thu về được 91,5% so với dự toán đầu năm.

Còn trong Báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì giai đoạn 2011-2015, bội chi ngân sách của Việt Nam lên đến 5,6% GDP/năm. Hệ quả là nợ công tăng mạnh từ 51,7% GDP năm 2010 lên 61% GDP năm 2015. Trong đó, nợ Chính phủ hơn 54,6 tỷ USD, nợ Chính phủ bảo lãnh hơn 9,4 tỷ USD; nợ chính quyền địa phương hơn 3,3 tỷ USD.

Điều nguy hiểm là phân nửa số nợ vay trong nước sẽ đáo hạn trong 3 năm tới, tức ngân sách nhà nước sẽ phải dành ra hơn 33,6 tỷ USD để trả, chưa kể các khoản vay nước ngoài cũng đang tới hạn.

Qua đề xuất tăng thuế một cách chóng vánh của Bộ Tài chính, một người có chút kiến thức về kinh tế có thể thấy, mục tiêu cao nhất của chính quyền cộng sản chỉ hướng tới việc bù đắp ngân sách, chứ họ không nghĩ đến việc phải tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Thực tế tại Việt Nam, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, mỗi công đoạn đều bị đánh thuế VAT, thành ra người tiêu dùng phải gánh chịu mức thuế rất lớn. Đó là còn chưa tính đến việc hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải qua 3-4 tầng nấc và mỗi tầng nấc giá cả đều đội lên do chi phí đi lại, vận chuyển, xăng dầu… Vì vậy một khi thuế tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng nhiều hơn mức mà Bộ Tài chính tính toán được trên lý thuyết.

Đồng thời, tăng thuế thì đồng nghĩa với chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng, bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán, kéo theo mặt bằng giá cả ở Việt Nam sẽ trở nên đắt đỏ. Từ đó, lạm phát cũng tăng theo, dẫn đến mệnh giá tiền của Việt Nam bị yếu đi, sức mua sẽ giảm theo. Vì vậy nếu tiếp tục tăng thuế thì doanh nghiệp nội không thể nào cạnh tranh nổi với doanh nghiệp ngoại, thua trên sân nhà, phá sản và không thể tạo ra công ăn việc làm.

Bên cạnh đó, VAT được áp dụng lên rất nhiều hàng hóa, dịch vụ mà hằng ngày mọi người sử dụng, từ ăn uống, học hành, chữa bệnh, du lịch, giải trí, đi lại… Đây là loại thuế mà khó ai tránh được. Trong khi thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ hơn 2.000 đô la Mỹ, chưa kể người nghèo cả năm chỉ thu nhập vài trăm, thậm chí vài chục đô la Mỹ…

Nếu chính quyền tăng thuế chắc chắn sẽ gia tăng gánh nặng cho người có thu nhập thấp. Đây là đối tượng rất dễ tổn thương, bởi người nghèo chủ yếu sử dụng các dịch vụ cơ bản như ăn uống, đi lại và khả năng tích lũy không có. Khi thuế tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng, đặc biệt là các hàng hóa và dịch vụ cơ bản tăng giá, người nghèo sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn.

Có một thực tế nhức nhối đang tồn tại ở Việt Nam đó là, mỗi khi ngân sách cạn kiệt thì Bộ Tài chính lại nghĩ tới “lựa chọn dễ thực hiện” là đè người dân ra thu thuế. Nhưng để giải quyết thâm hụt ngân sách một cách tốt nhất, cần phải có những giải pháp mang tính triệt để hơn, trong đó có giảm các chi phí đầu tư công không hiệu quả, giảm cả chi tiêu công lãng phí, diệt trừ tham nhũng…. Và mặt khác, để bù hụt thu, Bộ này nên có giải pháp hiệu quả thu hồi nợ thuế, chống thất thu, trốn thuế, “chia chác” thuế…

Nếu không giải quyết cái gốc của việc thâm hụt ngân sách là những vấn đề trên, thì việc tăng thuế chỉ làm bùng nổ làn song bất mãn của người dân nhanh hơn mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?