Thảm Cảnh Cô Dâu Đài Loan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại sao ở Việt Nam không có cô dâu Đài loan , Trung quốc , Singapore hay Đại Hàn mà ở những nước này có cô dâu Việt Nam? Tại sao đã ở vào thế kỷ 21 , khi mà dân chúng trong đa số các quốc gia trên thế giới đều đã sống trong sự văn minh phát triển mà các cô gái Việt Nam phải tiếp tục sống trong kiếp nô tỳ? Tại sao các cô gái Việt Nam nghèo biết là khi lấy chồng Đài loan họ có khả năng bị biến thành nô lệ mà vẫn cứ nhào vô ?

Theo thống kê chính thức của nhà cầm quyền Hà Nội, tính đến cuối năm 2003, có hơn 65.000 phụ nữ Việt Nam được cấp giấp phép nhập cảnh vào Đài Loan để “làm dâu…”. Con số này gấp đôi so với lao động Việt Nam đang làm việc tại đây. Trong các cô dâu đó, đến 63,5% ’ lấy chồng qua hoạt động môi giới…..” (báo Tuổi Trẻ 27-12 2003). Nhưng theo Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở Sài Gòn, ông Ngô Kiến Quốc: “Hiện nay có khoảng 77,000 cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. Dự tính trong khoảng hai năm nữa con số cô dâu Việt Nam tại Đài Loan sẽ lên tới khoảng 100.000 người. Theo thống kê, tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi, hành hạ chiếm khoảng 6 – 10%. Nếu kể luôn cả những trường hợp khác chưa biết đến nữa thì tỷ lệ này sẽ còn cao hơn… “.

Môi giới lấy chồng Đài Loan: Muôn hình vạn trạng

Bên cạnh những công ty môi giới chuyên nghiệp, còn có cả đội ngũ “cò” và những tổ chức “nuôi” gái. Để lọt vào mắt xanh của chú rể, các cô gái phải trải qua một cuộc thi thân thể, bị đối xử khá tàn tệ. Nếu bị thi trượt những nàng dâu hụt thường bị ép bán dâm. Theo những người chuyên môi giới lấy chồng Đài Loan cho biết hiện nay sự cạnh tranh rất ác liệt, công việc làm ăn kiểu cò con như Việt Nam đang gặp khó khăn vì mất tay “trùm” Đài Loan đã nhảy vào cuộc. Họ ra nhiều công ty môi giới văn minh hơn, đưa hình lên Internet rao bán công khai (ebay), còn bảo đảm trong vòng 1 năm các cô dâu không trốn… Các công ty ra giá rẻ nên hốt hết khách. Chi phí trọn “gói” cho việc lấy một cô vợ Việt Nam giờ chỉ còn khoảng 180.000 – 200.000 Đài tệ nên mỗi lần mấy anh ba Tàu kéo sang Sài Gòn là ở kín hết khách sạn”. Cảnh những cô gái Việt chưa phai nét ruộng đồng cắp tay những người đàn ông Đài Loan trắng trẻo, cầm chìa khóa lên phòng. Đó là những cô gái đã đám cưới, cô thì đang vui hưởng tuần trăng mật, cô thì đang chờ ngày xuất cảnh…

Nghề môi giới lấy chồng Đài Loan có 2 loại… rưỡi: ngoài loại cò con và các công ty còn có một loại chuyên “ăn hớt” – tức những đối tượng chuyên giật khách từ các cò con. Những đối tượng này có thể là một bà bán cà phê, có thể là một người chạy mánh, phiên dịch… Thoạt tiên, những đối tượng này chỉ cung cấp dịch vụ mua vui cho những ông khách Đài Loan ham của lạ. Thấy ông khách nào có vẻ mê “hàng” của mình, họ cũng không ngần ngại giới thiệu luôn hoặc chạy tìm những đầu mối cung cấp “hàng” khác. Thế là, có khi ông khách sang Việt Nam qua sự môi giới của một người, lấy vợ Việt qua một người khác và không loại trừ việc ông ta lấy phải một… cô gái mại dâm về làm vợ. Từ sự tranh giành ấy, cuộc chiến giữa các tay môi giới sẽ phát sinh và thế giới ngầm vào cuộc, giải quyết mọi việc bằng… mã tấu theo “đơn đặt hàng” của các đương sự. Vì thế, mỗi người môi giới đều có một khách sạn “ruột” để “cắm” người của mình, theo dõi khách hàng mọi lúc mọi nơi. Môi giới thành công một đám cưới, người môi giới sẽ được hưởng từ 200 đến 300 USD… Đã có những người trở thành “đại gia” trong nghề. Những đại gia này làm ăn lớn, đông khách hàng nên cũng phải có những đường dây chuyên cung cấp hàng cho họ. Mỗi chuyến hàng có khi đổ xuống cả xe 7 chỗ, 15 chỗ ngồi – đầy ắp các cô gái miệt vườn.

Lấy chồng Đài Loan cũng phải “đi thi”. Nhưng, “thí sinh” chỉ “làm bài” bằng cách cởi hết quần áo, đi qua đi lại tại một căn phòng trong một khách sạn nào đó và bị đối xử khá tàn tệ hơn những con vật, bởi chính những người sẽ tuyển họ. Ngày 8/3/2003, Công an phường 8, quận 11, tổ chức kiểm tra khách sạn Trường An trên đường số 6, lô K, cư xá Bình Thới do Trương Hoàng Minh làm chủ và phát hiện tại đây có đến 44 cô gái đang tập trung trong một căn phòng khoảng 10 m2 để chờ “thi”. Ngày 20/6/2002, Công an bất chợt kiểm tra căn nhà cho thuê số 327/32 Lãnh Binh Thăng, phát hiện trong nhà có 17 cô gái đang trọ ở đây chờ lấy chồng Đài Loan dưới sự chăn dắt của Nguyễn Vũ Phương…

Theo lời Thiếu tá Nguyễn Ngọc Điện, Phó phụ trách hình sự Công an phường 8, quận 11 nói “Riêng lúc cao điểm năm 2002, chúng tôi đánh 18 điểm nuôi gái, chủ yếu là trên đường số 9, cư xá Bình Thới, đường Đội Cung, Thái Phiên. Hình thức xử phạt mà chúng tôi được áp dụng là phạt hành chính. Có lúc chúng tôi phạt đến 5,1 triệu đồng, rút giấy phép kinh doanh…” -. Tuy nhiên, tệ trạng trên cứ tái diễn. Những trùm “chăn gái” không được thuê nhà ở quận 11 nữa thì dạt ra khu vực quận 8, Bình Chánh, Tân Bình… rồi lén lút đưa các cô gái về quận 11 để “thi” ở những khách sạn quen. Những cô gái sau khi được tuyển bởi các đường dây từ các tỉnh, được đưa về Sài Gòn và bị giữ giấy tờ tùy thân, chờ được đi coi mắt. Cô nào lấy được chồng, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình cô sẽ còn lại khoảng 2-4 triệu đồng. Cô nào không lấy được chồng, vẫn phải trả các chi phí cho kẻ chăn bằng mọi cách. Có những cô gái không được chọn, không có tiền về quê, đám nuôi gái đưa vào các tụ điểm mại dâm, nhà hàng bia ôm, massage, hớt tóc…

Hàng chục nghìn cô gái làm dâu xứ người đang bị hành hạ, ngược đãi ngày đêm. Không ít cô bị chồng trói dán miệng, khiêng bán cho tú bà; bị chồng dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay rồi nhúng vào nước muối, lấy ná thun bắn vào mi mắt và lấy dao cứa chằng chịt vào lưng.

Vụ hành hạ dã man thứ 1 nhất vừa xảy ra ngày 23 tháng 6 năm 2004 đã gây phẫn nộ khắp nơi trên thế giới.

Trên báo chí Đài Loan cảnh sát Đài Loan đã phát hiện 2 thanh niên đang chở cô Vũ Thanh Thảo, 21 tuổi, hai chân bị trói chặt bằng dây, hai tay bị quấn băng keo trói quặt ra sau và miệng cũng bị dán kín băng keo đi bán cho ổ mại dâm vào buổi chiều ngày 23 tháng 6.

Theo lời khai của Thảo, cô nhập cảnh theo diện lấy chồng Đài Loan đã hơn 1 năm, nhưng chồng tên gì cô cũng chẳng biết. Cô chỉ nhớ người ta gọi chồng mình là A Minh. Cách đây một tháng, cô gặp hai thanh niên này ở Đào Viên. Lúc đó, hai thanh niên này hứa hẹn sẽ dẫn cô đi Chiayi và giúp cô kiếm việc làm. Khoảng 5h chiều ngày 22/6, họ chở cô về miền Nam Đài Loan và nghỉ qua đêm ở một nhà trọ thuộc Gia Nghĩa.

Chiều 23/6, trước khi chở cô rời khỏi nhà trọ, họ đã trói gô tay chân cô và dùng băng keo dán miệng cô lại. Sau đó, cô thấy có 2 thanh niên khác bàn chuyện với họ. Một lúc sau, hai người kia lắc đầu rồi bỏ đi. Cô không hiểu họ bàn chuyện gì với nhau, nhưng cô nghi rằng họ có ý bàn chuyện đem bán cô. Theo lời khai của Tiêu Chí Hào, một trong số 2 thanh niên, lúc đầu họ rủ nhau đi về Gia Nghĩa nghỉ mát. Nhưng vì cô này quá “ồn ào”, lại còn mắc nợ họ một số tiền chưa trả nên khi thấy những bảng quảng cáo về những dịch vụ mại dâm, họ mới có ý bán cô cho những ổ mại dâm đó với giá 60.000 đài tệ. Theo giao kèo, họ sẽ giao người và lấy tiền tại vùng Shuey-Shang. Nhưng rồi người mua chê cô… không đẹp và sợ rằng cô sẽ “cứng đầu” phản kháng nên cuộc mua bán bất thành. Tuy nhiên, gã thanh niên đi cùng là Hà Kiến Huân lại chối bay chối biến. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra vì tình nghi đằng sau hai thanh niên này còn có đồng bọn và những người chủ chốt khác, chuyên tổ chức buôn bán người cho những ổ mại dâm. Dĩ nhiên, không loại trừ trường hợp các cô gái bị chính chồng mình mang đi bán. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì truyền hình Đài Bắc có hẳn một chương trình quảng cáo cô dâu Việt Nam, như một dạng rao bán hàng hóa của các công ty môi giới. Hiện hai tội phạm đang bị giam giữ để chờ điều tra và xét xử.

JPEG - 8.8 kb
Đoàn Nhật Linh trong ngày bị ném ra đường.

Vụ thứ 2, theo bản tin của nhật báo Quả táo (Đài Loan) và tờ Newpaper (Singapore), hiện ở Đài Loan đang xảy ra một vụ án gây phẫn nộ đã được báo chí khắp nơi tường thuật cặn kẽ. Nạn nhân bị hành hạ, đọa đày còn khổ hơn 12 kiểu khổ hình tra tấn dã man thời các bạo chúa ngày xưa là một cô dâu Việt Nam tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.

Còn nhớ 2 năm về trước, khi mới 18 tuổi, cô gái xinh đẹp có đôi mắt to tròn và nụ cười lúng liếng hân hoan lấy chồng Đài Loan tên Liu Cheng-Chi (Lưu Chánh Kỳ, 39 tuổi). Trong ngày cưới, cô dâu cười rạng rỡ, gia đình Linh đều “nở mày nở mặt” với bà con xóm giềng vì chú rể không chỉ có tiền mà mặt mũi cũng bảnh bao, tử tế.

Tháng 4 năm 2002, Linh theo chồng sang Đài Loan và bắt đầu một cuộc đời tủi nhục. Thực tế, chồng Linh – ông Lưu Chánh Kỳ vẫn sống chung với vợ cũ là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như, 34 tuổi. Dù đã có với nhau một đứa con gái, nhưng vì bà Lâm Lệ Như hay bị sẩy thai, không sinh được con trai nối dõi nên vợ chồng họ bàn nhau ly hôn giả, để Lưu Chánh Kỳ sang Việt Nam tìm vợ để sinh con trai và để có người giúp việc không công. Từ khi bảo lãnh Linh sang Đài Loan, Lưu Chánh Kỳ bắt đầu một cuộc sống trác táng, hằng đêm Lưu cùng lúc ngủ chung một giường với cả hai vợ, một vợ giả ly dị và một vợ vừa mới cưới. Ban ngày, Linh phải làm tất cả mọi việc trong nhà để phục vụ cả nhà như một ôsin. Đêm, Linh thường xuyên bị cả vợ chồng Lưu cưỡng bức phải “chơi trò dâm loạn 3 người trên một giường”. Thế vẫn chưa đủ. Ba tháng sau đó, vợ chồng Kỳ – Lưu mới bắt đầu giở trò hành hạ Linh dã man bằng nhục hình.

Tất cả giấy tờ của Linh từ hộ chiếu đến thẻ cư trú đều bị Lưu Chánh Kỳ cất giữ và cấm cô không được liên lạc với bất cứ một ai. Hắn còn giam Linh vào một căn hộ biệt lập trên tầng 4 của ngôi nhà trên đường Thủy Cảnh, thành phố Đài Trung. Mỗi ngày cô chỉ được ăn 1 bữa và chỉ được đi vệ sinh 1 lần trong ngày. Vì ăn chơi trác táng, Chánh Kỳ được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiểu. Nghi ngờ Linh từng làm tiếp viên quán rượu nên đã lây bệnh cho mình, Kỳ và vợ thẳng tay dùng những hình thức tra tấn “tù” dã man để cưỡng bức Linh phải ký vào giấy xác nhận mình đã từng làm gái mại dâm, thường xuyên ăn nằm với khách ở khách sạn, bị nhiễm trùng đường tiểu nên đã truyền bệnh cho ông ta. Linh thường xuyên bị hai người trói lại, bà Lâm giữ chặt lấy người cô để chồng mình dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay của Linh, rồi nhúng những ngón tay rỉ máu của cô vào nước muối. Chưa đã, hắn còn dùng gậy đánh đập Linh dã man, dùng dao chém vào lưng cô, rạch những vết thương ngang dọc trên lưng cô. Thậm chí, họ còn bắt cô nhắm mắt lại rồi lấy ná thun bắn thun vào mắt cô. Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân tràn đầy sức sống cô gầy guộc còn da bọc xương, từ 48 kg cô còn 20 kg.

Tháng 2 năm 2003, Linh không còn đi đứng nổi khi trên người đầy những vết thương tứa máu. Vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết. Cả hai khiêng cô lên xe, chở đến một bãi vắng của Nhà máy Phát điện ở ngoại ô Đài Trung rồi vứt cô xuống. Sức tàn, lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất ức dồn nén khiến Linh cố lê lết đến một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát nhận được tin báo đã đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Sau hơn 1 năm điều trị và được chăm sóc đặc biệt, Đoàn Nhật Linh đã bình phục.

Trước cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ đã phủ nhận hoàn toàn hành vi phạm tội ngược đãi của mình. Thậm chí, Lưu Chánh Kỳ còn giả bị tâm thần để “thoát tội”. Sau khi cơ quan điều tra giám định cả vợ lẫn chồng đều không hề bị tâm thần, ngày 9 tháng 6 năm 2004 vừa qua, Công tố viện Đài Trung đã quyết định khởi tố Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như về tội “ngược đãi người khác như nô lệ” với mức án đề nghị là 7 năm tù.

Theo ông Peter Chen, cảnh sát viên đặc trách về ngoại vụ tại thành phố Đài Trung, 1/10 trong số 384 nàng dâu từ Việt Nam đang là nạn nhân của những vụ bạo hành trong gia đình, bị chồng đánh đập hay bóc lột tàn nhẫn. Đa số đã lập gia đình với những nông dân nghèo hay những công nhân lao động không có giáo dục hoặc ở dưới mức tiểu học, một số khác phải lập gia đình với những người khuyết tật…

Tại Việt nam, chỉ riêng tại Cần Thơ mỗi năm có khoản 2.500 phụ nữ lấy chồng Đài Loan. Đó là con số thống kê từ năm 2000 đến nay, được chính Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ nêu ra tại một buổi tọa đàm “Đánh giá tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan” do Bộ Tư pháp CSVN tổ chức tại Cần Thơ hôm 20 tháng 8 năm 2004 vừa qua. Nếu tính từ năm 1995 đến nay, địa phương này có đến 11.000 trường hợp kết hôn với người Đài Loan, đặc biệt xã cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt được xem là “điểm nóng” nhất với 575 trường hợp, nên người dân gọi nơi đây là “đảo Đài Loan”. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ gia đình khó khăn (78,94%), thất nghiệp (65,5%), cần tiền để giải quyết khó khăn trước mắt (62,56%), song đáng lưu ý là có đến 47,1% do tâm lý thích lấy chồng ngoại cho… sang.

Cô dâu Việt và nỗi khổ ở Đài Loan

Hàng ngày, hàng giờ, có không ít người trong số gần 100 ngàn cô dâu Việt Nam tại Đài Loan đang gặp phải những khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, tuổi tác chênh lệch. Có tới 80% cô dâu Việt Nam tại đây đều rơi vào hoàn cảnh thật bất hạnh đến nỗi ly hôn mà cả tấm vé trở về VN cũng không có… Trước tình cảnh đau buồn đó, chị Thu Thanh – nhân viên thiện nguyện tại Đài Bắc – đã viết thư cho một vài tờ báo trong nước, với mong mỏi giúp đỡ được các tân nương Việt phần nào. sau đây là nguyên văn lá thư:

…Tôi là một nhân viên làm thiện nguyện trong tổ chức Bảo vệ Cô dâu Ngoại quốc tại Đài Bắc do Bộ Nội Chính Đài Loan thành lập. Tổ chức này bao gồm những người đại diện cho 5 dân tộc tại châu Á: Việt Nam, Philipine, Indonesia, Thái Lan, Kampuchia.

Mỗi ngày, một ngôn ngữ được tiếp điện thoại hai tiếng đồng hồ để giúp đỡ các cô dâu và người lao động nước mình để giúp đỡ những khó khăn gặp phải tại Đài Loan. Nhưng từ đầu tháng 3 năm nay, vấn đề cô dâu Việt bùng nổ tại Đài Loan, nên bộ Nội Chính ban hành điều lệ mới là ban tư vấn tiếng Việt được tiếp suốt ngày từ 9:00AM đến 05:00PM, còn những ngôn ngữ khác thì chỉ tiếp từ 01:00 PM đến 05:00 PM, qua số phone: 0800-088-885. Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận khoảng 6 vụ án liên quan đến các cô dâu Việt Nam.

Khó khăn của các cô dâu Việt đều xoay quanh những vấn đề lớn như: Bạo lực gia đình và tình dục, ly hôn, gia đình chồng đối xử không tốt… Tuy nhiên, đường dây này chỉ tư vấn các vấn đề pháp luật hay chuyển những vụ án bạo lực hôn nhân và gia đình đến những cơ quan chức năng, chứ không có thể giúp các chị em về tiền bạc trong những nhu cầu cấp bách khác, như mua vé để trở về Việt Nam sau khi ly hôn hay hoàn cảnh gia đình khó khăn v.v…

Một vấn đề không kém phần quan trọng là những chị em sang Đài Loan lâu năm, có quốc tịch Đài Loan, ngôn ngữ lưu loát, lại chính là những người làm trong công ty môi giới về lừa gạt những cô gái trẻ trong nước. Những người này lẽ ra nên đồng cảm và giúp đỡ cho những người em đi sau không biết gì, nhưng chính họ lại là người ăn trên xương máu và sự đau khổ của những vị tân nương hay những người lao động Việt Nam mới sang Đài Loan.

Các cô gái trẻ và gia đình có “tham vọng” lấy chồng Đài Loan cần nhớ rằng: Những chàng tân lang sang Việt Nam cưới vợ là vì ở Đài Loan họ không thể lập gia đình, bởi họ là những người đàn ông không có nghề nghiệp, tuổi cao mà tham vợ trẻ như “bò già thích ăn cỏ non vậy”. Họ đa phần là những người thần kinh có vấn đề, tứ chi không đầy đủ và không có cơ may lấy vợ ở Đài Loan.

Còn những người làm môi giới cũng chính là những người làm việc mua bán người, họ không khác gì bọn xã hội đen. Và chính bản thân tôi cũng bị họ làm dữ một lần tại phi trường Trung Chính Đài Bắc khi đứng ra giúp đỡ các nhân công lao động Việt Nam.

…Những khó khăn, cạm bẫy như thế hàng ngày vẫn diễn ra và đeo bám các cô dâu Việt. Tôi viết những dòng chữ này chân thành khuyên những chị em và những bậc cha mẹ khi quyết định gả con mình cho một người Đài Loan, quý vị nên xác định đây là cuộc hôn nhân thật sự hay là một chuyện mua bán người, đừng nhẫn tâm để con em mình trở thành món hàng, nên có thể cò kè giá cả.

Các bậc cha mẹ cần phải hiểu thêm rằng lập gia đình là chuyện xây dựng một mái ấm gia đình được hạnh phúc chứ không phải là đến Đài Loan để kiếm tiền gởi về gia đình cha mẹ ở Việt Nam. Tôi có dịp trực tiếp tiếp xúc với nhiều chị em, tất cả đều cho rằng chuyện lập gia đình là để kiếm tiền, chính những điều này dẫn đến gia đình quý chị em mất hạnh phúc….”

Xét cho cùng, nếu như ở Việt Nam, họ có một công ăn việc làm vững chắc, hay ít ra đủ nuôi sống bản thân, chắc chắn phụ nữ Việt Nam không mạo hiểm hiến thân cho lũ côn đồ Đài Loan đâu! Vậy ai chịu trách nhiệm tạo dựng nên công việc làm ăn cho người dân, để không bị những thảm cảnh nói trên? Bạn nghĩ sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.