Thăm gia đình Cựu TNLT Phạm Văn Trội sau đêm bị tấn công

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng tôi đến thăm gia đình Phạm Văn Trội sau một đêm kinh hoàng nhà anh bị tấn công. Trội đang đứng một mình ở sân nhìn lên ngôi nhà mới xây được vài năm nay. Khác với vẻ mừng rỡ, tươi tỉnh mỗi lần có khách đến thăm, thấy anh đăm chiêu và đầy vẻ căm phẫn về vụ khủng bố đêm qua, tuy vẫn ân cần và rất cảm động khi biết chúng tôi đến chia sẻ hoạn nạn với anh.

Đêm qua, 20/12/2016, hơn 30 tên ném gạch đá vào nhà anh ở các hướng. Anh đưa chúng tôi quan sát xung quanh nhà, lên tất cả các tầng. Cuộc tấn công bắt đầu từ 8h30 tối cho đến 12h đêm. Rất may là anh đã tính đến trường hợp bị tấn công từ khi thiết kế, dùng kính chịu lực va đập rất cao. Trừ 1 cửa sổ phía hông nhà bị vỡ, còn lại bị xước. Ngói bị vỡ một số viên. Trên các tầng, gạch đá vẫn ngổn ngang.

Anh kể, trước đó, chúng đốt cột điện cho cháy cả hộp7 công tơ để mất điện. Một ô tô chở máy phá sóng đến, có 5 hacker cùng máy móc truy tìm các thiết bị nghe nhìn. Một xe ô tô khác chở chừng 35 tên khủng bố đến. Chúng nhảy xuống bao vây nhà anh. Điện, mạng internet bị cắt, điện thoại không liên lạc được. Nhà anh bị cô lập hoàn toàn.

Gạch và đá bay như mưa vào các cửa kính – anh nói. Tới 11 giờ thì chúng tạm ngưng nhưng đến 12 giờ thì mới rút hết.

Gần 3 giờ đồng hồ một vùng quê như loạn, tiếng gào thét của phụ nữ, người già và trẻ em xé tan màn đêm vốn yên bình của vùng quê ngoại thành. Bà mẹ già, vợ con anh trải qua một đêm sợ hãi đến khiếp đảm.

Mặc dù biết là chẳng tác dụng gì nhưng tôi cứ hỏi anh có gọi cho chính quyền địa phương không? Anh trả lời công an có đến nhưng không can thiệp gì, chỉ đi đi lại lại.

Như vậy, nhà cầm quyền ngày càng công khai dùng luật rừng, để khẳng định thêm đây là một chế độ vô pháp.

Phạm Văn Trội bị bắt ngày 11/9/2008 và bị tòa án Hà Nội kết tội tuyên truyền chống nhà nước với bản án bốn năm tù giam, bốn năm quản chế theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Anh ra tù ngày 11/9/2012. Trong thời gian bị quản chế, nhà cầm quyền tìm mọi cách cô lập anh với bên ngoài. Ít nhất có 3 đoàn đến thăm anh bị cưỡng bức về công an xã Chương Dương để thẩm vấn, một số người còn bị đánh. Tôi cũng đã từng bị cưỡng bức về Công an xã Chương Dương trong một lần đến thăm anh. Mặc dù với án tù và quản chế như thế, nhà cầm quyền chưa bao giờ “cải tạo” nổi anh. Anh luôn luôn theo đuổi lý tưởng của mình là góp sức mình cho một nước Việt Nam phát triển. Ngay ngày ra tù, Phạm Văn Trội trả lời phỏng vấn của Đài BBC: Điều trăn trở nhất của tôi là tương lai của Việt Nam ra sao và mỗi người cần làm gì để thay đổi đất nước này.

Anh tâm sự với chúng tôi: “Tôi quên sao được những năm tháng bị đầy ải trong tù và quản thúc tại chính quê hương mình, càng không quên cảnh tượng bị bọn khủng bố tấn công gia đình đêm qua. Họ đừng có mơ khuất phục được tinh thần yêu nước của tôi. Tôi căm ghét tận xương tủy bọn độc tài. Không ai muốn thù hận nhưng chắc chắn đời tôi, con tôi sẽ không bao giờ quên”.

Chia tay anh ra về lúc trời đã xẩm tối. Anh cảm động cảm ơn chúng tôi và gửi lời cảm ơn từ sâu thẳm trái tim mình đến bà con, anh chị em trong cũng như ngoài nước đã quan tâm, lo lắng cho gia đình anh.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.