Thảm kịch Vũng Áng đợt 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thảm họa môi trường do Formosa xả chất độc trực tiếp ra biển từ Tháng 4, 2016 gây thiệt hại lớn lao cho ngư dân 4 tỉnh Miền Trung cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, dù nhà cầm quyền CSVN thông báo đã nhận tiền 250 Triệu Mỹ Kim “đền bù” đợt 1 từ thủ phạm. Mọi sự được coi như xí xóa và đó chỉ là một “sự cố” nho nhỏ về môi trường theo cách nói của những viên chức chính quyền cộng sản.

Trong lúc đời sống ngư dân đang tiếp tục điêu đứng thì vào sáng ngày 18 Tháng 2, 2017 vừa qua, dư luận lại một lần nữa xôn xao với nguồn tin về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, Hà Tĩnh. Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip cho thấy một giòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển, minh họa cho một thảm kịch trong những ngày sắp tới khiến ai cũng băn khoăn.

JPEG - 45.8 kb
Dải nước màu đỏ đục xuất hiện ở biển Vũng Áng hôm 18-2-2017. Ảnh: VietNamNet.

Với những gì đang xảy ra, cũng chưa cần đi sâu vào vụ vệt đỏ có hại và tạo ra ô nhiễm hay không, vì đó là kết luận cần có của những nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu; nhưng điều mà người ta thấy trước tiên là phản ứng của chính quyền Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên Môi trường. Tất cả đều im lặng hay lờ đi, hay chối phăng là không có gì, giống như thái độ đối với thảm kịch Vũng Áng xảy ra cách nay gần một năm.

Chẳng ai cảm thấy yên tâm khi một lãnh đạo nào đó của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chưa chi đã vội vàng nói “hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17 Tháng 2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm”, và “hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường”, theo báo Lao Động.

Hoặc ngày 21 Tháng 2, một cán bộ trong Tổ công tác giám sát Formosa thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường kết luận rằng vệt nước màu đỏ có dấu hiệu nguồn nước bị “ô nhiễm hữu cơ”. Đây chỉ là điều võ đoán vì thông thường ô nhiễm hữu cơ là ô nhiễm có nguồn gốc từ sinh hoạt trong dân và không có màu của vệt đỏ. Xem ra lần này Bộ Tài nguyên & Môi trường đã dứt khoát bỏ quên hai nguồn gốc “tảo đỏ” và “thủy triều đỏ” như đã từng biện giải lần trước.

Người ta còn nhớ vào đầu Tháng 7, 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đã hùng hổ tuyên bố rằng nếu “sự cố” Vũng Áng xảy ra lần thứ hai thì sẽ đóng cửa nhà máy Formosa ngay. Bây giờ, đây là cơ hội người dân Việt đòi ông Nguyễn Xuân Phúc phải thực hiện lời hứa của mình:

Thứ nhất, cho thành lập ủy ban độc lập điều tra ngay vụ xảy ra dòng nước đỏ. Ủy ban này phải bao gồm những nhà khoa học, những cơ quan, viện nghiên cứu nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ cũng như của đảng cộng sản. Việc mời các chuyên gia về môi trường biển nước ngoài tham gia nghiên cứu, phân tích các mẫu nước đỏ cũng là điều kiện không thể thiếu để đi đến một kết luận thống nhất với chuyên gia trong nước.

Trong lần trước đây, nhà cầm quyền CSVN đã thẳng thừng từ chối điều này vì tự cho rằng mình có đủ khả năng làm. Cuối cùng những kết luận điều tra đưa ra lạc quan đồng điệu, không khác những tiếng nói lấp liếm của các viên chức cấp cao trong chính phủ. Lần này, nếu là một chính phủ có trách nhiệm, ông Phúc không thể lập lại những gì mà người dân đánh giá là sự gian dối, như bày trò cùng nhau tắm biển, ăn cua ăn cá, tuyên bố quàng xiên.

Thứ hai, phải để cho các cơ quan truyền thông trong nước được quyền tự do thông tin cho người dân biết sự vận hành của Formosa ra sao, vì đây là lần thứ hai xảy ra vụ vệt đỏ trong vùng biển Vũng Áng. Không có tự do thông tin, Formosa trở thành một thứ tô giới mà việc kinh doanh của nó bất chấp những hiểm họa không lường trút lên đầu người dân Việt. Đây là một hành động có tính cách thử thách đối với một chính quyền lâu nay thường rao truyền là có tự do báo chí hàng triệu lần, nhưng những ngòi bút ký giả phóng viên kể cả sinh mạng chính trị của họ lại đặt dưới quyền sinh sát của cơ quan tuyên giáo đảng.

JPEG - 60.4 kb
Nhiều cuộc xuống đường phản đối Formosa đã diễn ra kể từ khi thảm họa môi trường giáng xuống Miền Trung vào đầu Tháng 4, 2016. Ảnh: Internet

Được biết Khu Kinh Tế Vũng Áng là một dự án công nghiệp với đầu tư ban đầu là trên 9 tỷ Mỹ Kim và dự trù tăng lên đến 29 tỷ. Vũng Áng được coi là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong giấc mơ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế, sẽ mang lại nhiều hy vọng cất cánh cho chế độ Hà Nội. Cũng chính vì thế mà chủ đầu tư Formosa được hưởng thật nhiều ưu đãi từ việc thuê mướn đất đai đến chính sách thuế khóa.

Nhưng sau mấy năm đầu tư đợt 1, Vũng Áng đã trở thành ác mộng cho Hà Nội với thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra mà không biết bao giờ mới thực sự được khắc phục. Do muốn che giấu, bảo vệ Formosa dù bằng chứng quá rõ ràng, chế độ lúng túng và bất lực trong phương cách giải quyết làm bùng nổ hàng loạt cuộc chống đối của người dân.

Cuộc đi bộ khiếu kiện Formosa của giáo dân Song Ngọc vào ngày 14 Tháng 2 vừa qua là cuộc khiếu kiện lần thứ hai nhưng cũng bị công an quyết liệt ngăn chặn và đàn áp thẳng tay. Chắc chắn đòi hỏi của ngư dân sẽ không dừng lại ở đây một khi quyền lợi thiết thân và sự sinh tồn của con cháu họ còn bị Formosa đe dọa hàng ngày.

JPEG - 35.9 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Võ Kim Cự tại kỳ họp Quốc hội. Ảnh: AFP.

Và để khỏa lấp trách nhiệm của trung ương, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng vừa mới đưa ra một bản thông báo hôm 22 tháng 2, quy trách nhiệm tập thể một số cán bộ trong Bộ Tài nguyên & Môi trường trong giai đoạn 2008-2016 và Ban cán sự đảng ủy Hà Tĩnh trong hai nhiệm kỳ 2004-2011 và 2011-2016 đã để xảy ra thảm kịch Formosa. Trong những cán bộ bị khiển trách này, ông Võ Kim Cự, nguyên phó Bí thư Hà Tĩnh và ông Hồ Anh Tuấn, nguyên trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trở thành hai con dê tế thần, sẽ bị thi hành kỹ luật trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dù nhà cầm quyền CSVN có kỹ luật hai ông Võ Kim Cự và Hồ Anh Tuấn ở mức cao nhất đi chăng nữa cũng sẽ không làm cho nhân tâm ổn định vì vấn đề ô nhiễm vẫn còn đó chưa được tẩy xóa và nhất là chưa xử tội những cán bộ cao cấp gồm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải đã chính thức ký cho phép Formosa vào đầu tư chứ không phải ông Võ Kim Cự hay một ai khác.

Vì thế, Formosa đang là trái bom nổ chậm; đảng CSVN đang ôm mà không cách nào buông ra được trong thời gian trước mắt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.