Tham luận tại Hội Nghị Geneva

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài tham luận tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền, Bao Dung và Dân Chủ

JPEG - 48.1 kb

Tự do báo chí và tự do internet

Tóm lược về tình hình tự do báo chí và tự do internet tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là trong lãnh vực tự do báo chí và tự do internet.

Tôi xin kể lại một trường hợp điển hình về tình trạng tự do báo chí và tự do internet tại Việt Nam. Vào ngày 10/8/2010, 7 giờ sáng, tôi nhận được cú điện thoại từ Việt Nam báo tin là Phạm Minh Hoàng, một anh em của chúng tôi bị công an gọi lên làm việc. Sau khi bị liên tục thẩm vấn trong 3 ngày thì công an đã bắt giam luôn cho đến nay. Tại sao anh Hoàng bị bắt ? Hoàng là một blogger, đã từng viết bài báo phê bình chế độ từ nhiều năm qua với bút hiệu Phan Kiến Quốc. Anh đã tố chức những khóa học về leadership miễn phí cho các sinh viên đại học trường bách khoa Sài Gòn nơi anh giảng dạy. Các em rất phấn khởi nên đã thành lập những forum để giữ liên lạc và tìm cách mở rộng các khóa học này. Chính vì những sinh hoạt trên internet này mà Hoàng đã bị theo dõi, bị bắt và bị truy tố về tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Trở lại vấn đề tự do báo chí, Việt Nam hiện nay có trên 600 tờ báo và khoảng 40 chương trình truyền hình và nhiều đài phát thanh trên khắp nước, tất cả đều đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, khi các ký giả, phóng viên đăng tải những bài tố cáo tham nhũng gây nhiều chấn động thì ngay sau đó họ bị bắt bớ hoặc tước bỏ trách vụ, hoặc đóng cửa mà không có lý do chính đáng.

Những trang mạng ngoài luồng, không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam thì trong năm qua đã nhiều phen bị đánh phá, bị cướp chủ quyền, điển hình là các trang mạng BauxiteViệt Nam, dân luận, dânlambao, một số trang blog cá nhân… Nhiều trang khác bị đánh sập, 2 Trang nhà của chúng tôi là Viettan và radiochantroimoi cũng nhiều lần phải chống đỡ thật khổ sở, nhất là mỗi khi chính quyền Việt Nam đánh giá là thời điểm quan trọng như đại hội đảng CSVN, ngày Quốc Khánh CSVN 2/9… Nhiều người đã truy ra được thủ phạm của những lần tấn công này có IP ở Việt Nam và họ còn để lại dấu ấn chứng tỏ là do một nhóm người chủ trương đánh phá các trang mạng Việt Nam .

Quyền tự do báo chí có thể được hiểu rộng hơn, đó chỉ là một phần của quyền tự do ngôn luận của người dân. Với hệ thống liên lạc hiện đại, tự do Internet cũng có thể được xem là một trong những quyền căn bản về tự do thông tin của dân chúng. Và đây chính là lãnh vực mà chính quyền Việt Nam thẳng tay đàn áp thô bạo.

Một mặt họ dựng tường lửa, ngăn cản không cho người dân tiếp cận thông tin; mặt khác họ truy lùng những người quan tâm và tham gia vào lĩnh vực này, bắt bớ tùy tiện (arbitrary) và quy kết những người này vào những tội hình sự một cách quyết đoán với những bản án thật nặng nề, có người bị kết án đến 16 năm tù giam.

Trong năm 2010 họ đã bắt hàng loạt những người đã từng viết bài hay tham gia hoạt động trên internet. Ngày 26/1, tòa án Việt Nam đã xử ông Vi Đức Hồi 8 năm tù ở chiếu theo điều 88 chỉ vì ông đã viết và phổ biến trên mạng các bài nhận định về tình hình Việt Nam và vai trò của đảng CSVN, trả lời phỏng vấn các báo đài hải ngoại. Hiện nay chính quyền Việt Nam đang giam giữ hai blogger nổi tiếng là Điếu Cày và Ba Sài Gòn, cũng truy tố theo điều 88; ông Điếu Cày bị bắt hồi tháng 3 năm 2008 vì phản đối đuốc Bắc Kinh, nhưng chính quyến Việt Nam đã trí trá kết án ông 2 năm rưỡi về một tội liên quan đến việc kinh doanh của ông. Nhưng ngay ngày ông mãn hạn tù thì tiếp tục giam giữ ông và truy tố về tội danh tuyên truyền chống phá nước theo điều 88. Một người khác là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cũng bị bắt từ tháng 10/2010 vì ông tố cáo những hành vi sai trái của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Một số đảng viên VT hiện nay bị bắt giữ và truy tố theo điều 79, như trường hợp ông Phạm Minh Hoàng mà tôi đã kể.

Nếu là những cá nhân riêng biệt thì chính quyền Việt Nam ghép vào tội Tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88.

Nếu là những người tham gia một tổ chức hay đảng phái thì bị ghép vào tội tham gia lật đổ chính quyền theo điều 79.

Nếu là những người thuộc về một tổ chức từ hải ngoại về thì bị ghép vào tội khủng bố theo điều 84 BLHS VN.

Tất cả những cáo buộc này hoàn toàn không có một giá trị pháp lý nào cả và cơ quan an ninh Việt Nam sẵn sàng dàn dựng những chứng nhân, những vật chứng để khép tội những nạn nhân này.

Như trường hợp cá nhân tôi, trong một chuyến đi Việt Nam để làm phóng sự về những người dân oan và tán phát truyền đơn phổ biến phương thức đấu tranh Bất Bạo động vào tháng 11 năm 2007, tôi cùng với 5 người khác đã bị bắt và truy tố về tội khủng bố. Khi bị bắt, họ chỉ tìm thấy 7 ngàn tờ truyền đơn và 1000 sticker giới thiệu radio Chân Trời Mới. Trong suốt những cuộc thẩm vấn, tôi đã từng yêu cầu công an điều tra chứng minh hành vi nào của chúng tôi là khủng bố thì họ hoàn toàn không trả lời được mà chỉ quanh co để rồi kết luận là những gì chúng tôi làm là không được luật pháp Việt Nam cho phép. Tệ hại hơn, để cố tình khép chúng tôi vào tội khủng bố, công an Việt Nam đã bỏ một khẩu súng lục và 13 viên đạn vào hành lý của một cặp vợ chồng Việt kiều từ Nam Cali lần đầu tiên về Việt Nam sau 19 năm định cư ở Hoa Kỳ và ép buộc họ khai là đã làm việc này theo chỉ đạo của đảng Việt Tân. Công An Việt Nam cho biết là khẩu súng này được dấu sau một máy xáy tóc nên khg được phát hiện khi đi qua dàn kiểm soát ở phi trường Los Angeles. Sự dàn dựng này quá thô thiển và xúc phạm đến khả năng kiểm soát an ninh của Hoa Kỳ nên đã tạo ra một luồng dư luận phản đối mạnh mẽ trong và ngoài nước, và chính nhờ thế mà cá nhân tôi đã được trả tự do sau 25 ngày bị giam giữ .

Những việc cần làm

Và sau đây chúng tôi được phép nêu lên những vấn đề mà quý vị có thể hỗ trợ người dân chúng tôi trong lãnh vực tự do ngôn luận và tự do internet

1/ Xin Hãy tiếp tay chúng tôi duy trì và phát triển tự do internet tại Việt Nam

Trước tình trạng theo dõi, kiểm soát, đánh phá internet ngày một siết chặt hơn tại Việt Nam như hiện nay, VT đã thực hiện trang blog Nofirewall (http://nofirewall.blogspot.com). Tại đây chúng tôi hướng dẫn cách vượt tường lửa, cách vào internet an toàn tránh sự kiểm soát của công an mạng Việt Nam.

Chúng tôi rất mong được sự hỗ trợ của các NGO để duy trì trang blog này cũng như phổ biến ngày càng rộng rãi hơn về cách sử dụng an toàn internet.

Chúng tôi cũng mong rằng các trang mạng xã hội như Google, Yahoo, Facebook… hỗ trợ vấn đề an ninh cho những người Việt Nam sử dụng internet.

2/ Hỗ trợ về mặt pháp lý

Như tôi đã trình bày bên trên, chính quyền Việt Nam hiện nay áp dụng luật pháp một cách tùy tiện và bất công, quyết đoán, nhất là họ có khả năng dàn dựng một số bối cảnh để bắt người hay sử dụng xã hội đen để làm hại những đối tượng đang chống đối họ. Ngược lại, trong các mối tương quan quốc tế, họ luôn tuyên bố rằng Việt Nam đang thực thi chế độ pháp quyền và tuân thủ các điều luật về nhân quyền quốc tế.

Hiện nay người dân trong nước chúng tôi đang nỗ lực đấu tranh về mặt luật pháp, vận động bãi bỏ một số điều luật vi phạm nhân quyên như điều 88, tức tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Nếu tôi khg lầm, điều này khg hề có tại các nước dân chủ mà chỉ có ở các nước độc tài, nó phủ nhận hoàn toàn quyền tự do ngôn luận của người dân. Trong những ngày sắp tới, chúng tôi rất mong được các nước hỗ trợ trong việc ép buộc Việt Nam xóa bỏ những điều luật vi phạm nhân quyền, vi hiến, những điều luật cho phép công an Việt Nam bắt bớ người dân tùy tiện như các điều tôi đã nêu trên, điều 88, điều 79, điều 258 (phá rối trật tự công cộng), … Bên cạnh đó việc quảng bá tài liệu để cho người dân hiểu biết được những quyền căn bản của con người mà mọi chính quyền đều phải tôn trọng, đặc biệt là đối với một chính quyền từng tuyên xưng là do dân và vì dân như đảng CSVN.

Với tất cả những hành động chà đạp nhân quyền như đã nêu, gần dây người ta lại được tin là Việt Nam nộp đơn xin làm ứng viên Hội đồng Nhân Quyền Liên hiệp quốc. Thật là trớ trêu hay nói đúng hơn là một bi kịch. Vì ngay cả trước khi làm đơn, chính quyền Việt Nam phải đảm bảo cho người dân mọi quyền cơ bản của một xã hội tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và quyền được đối xử một cách công bằng trước luật pháp.

Trước làn sóng đấu tranh cho tự do dân chúng đang lan rộng tại Bắc Phi hiện nay, người dân trong nước cũng tất nôn nóng, một số người cũng kêu gọi biểu tình qua hệ thống Internet, rải truyền đơn. Chúng tôi rất mong ngọn gió dân chủ sẽ có ngày đến với dân tộc chúng tôi, đến với những dân tộc hiện còn đang bị kềm kẹp dưới những ách độc tài tàn bạo.

Sự hỗ trợ của quý vị là một điếu rất đáng quý, nhất là giúp chúng tôi có được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet để học hỏi những điều cần thiết cho công cuộc đấu tranh của dân tộc chúng tôi.

Xin thành thật cám ơn quý vị đã lắng nghe.

PROTECTING PRESS FREEDOM AND INTERNET FREEDOM

Nguyen Thi Thanh Van: Vietnamese Blogger

JPEG - 46.4 kb

Situation de la presse et de la liberté sur Internet au Vietnam

Mesdames et messieurs,

La situation des droits de l’homme au Vietnam se dégrade de plus en plus, particulièrement dans le domaine des libertés de la presse et Internet

Je voudrais illustrer cette situation à travers un cas concret et récent.

Le 10 août dernier, à 7 heures du matin, j’ai reçu un appel téléphonique du Vietnam m’alertant que M. Pham Minh Hoang, un membre de Viet Tan, est convoqué à la Sécurité Publique. Après trois journées d’interrogatoires, Hoang a été mis en détention jusqu’à aujourd’hui.

Pourquoi l’avoir arrêté ? Maître de conférence en mathématiques à l’école polytechnique de Saigon, Hoang est aussi un blogueur. Sous le pseudonyme Phan Kien Quoc, il a écrit des textes critiques envers le régime. Il a également organisé gratuitement des séances de formations de leadership pour ses étudiants. Enthousiasmés, ceux-ci ont ensuite créé des forums de discussions en ligne afin de faire partager leurs connaissances aux autres. A cause de ses activités en ligne, Hoang a été arrêté puis mis en examen pour tentative de renversement du régime.

Concernant la situation de la presse, au Vietnam, il y a plus de 600 médias et 40 chaînes de télévision. Tous sont sous le contrôle des autorités vietnamiennes. Ainsi, lorsque certains journalistes effectuent des enquêtes trop poussées sur le sujet de la corruption impliquant des hauts fonctionnaires, ils sont ciblés par les autorités. Les plus chanceux sont licenciés. Les autres passent par la case prison.

A côté de ces médias publics aux discours convenus, se développent de plus en plus des médias soit-disant indépendants sous forme de blogs personnels, de sites Internet d’informations. Certains d’entre eux attirent quotidiennement des milliers de visiteurs à la recherche d’informations non censurées. Non autorisés par le gouvernement, leurs auteurs sont victimes de la répression policière. Pour les sites basés à l’étranger, le régime pratique la censure à distance en utilisant les cyber-attaques. Nos sites Internet, Viettan.org et radiochantroimoi.com sont régulièrement victimes de cyber-attaques de type déni de services avec des ordinateurs dont l’adresse IP se trouve au Vietnam. De plus, les autorités n’hésitent pas à envoyer aux internautes vietnamiens des emails piégés contenant des logiciels espions, permettant ensuite le vol des mots de passe de compte email ou de blog personnel. Par ailleurs, il existe au Vietnam un pare-feu qui empêche les internautes vietnamiens d’accéder à certains sites basés à l’étranger comme celui de Human Rights Watch.

Face aux activistes pour la liberté d’expression, les autorités répondent par la manière forte. Depuis 4 ans, des dizaines d’activistes ont été arrêtés arbitrairement, jugés pour des motifs bidon et condamnés parfois à de très lourdes peines, jusqu’à 16 ans de prison. Et bien sûr sans droit à la défense.

Le dernier procès de ce genre date du 26 janvier dernier où l’activiste pour la démocratie Vi Duc Hoi a été condamné à 8 ans de prison pour ses écrits sur Internet, ses interviews donnés à des médias étrangers, qui sont considérés par le régime comme de la «propagande contre l’état et contre le parti».

De nombreux activistes pour la démocratie se trouvent actuellement derrière les barreaux. Vous pouvez trouver les noms et les détails dans la brochure Voices of Conscience qui est régulièrement mise à jour par Viet Tan. Quatre de nos membres sont actuellement emprisonnés au Vietnam.

Afin de montrer l’image d’un état de droit, le régime vietnamien s’appuie sur un arsenal juridique pour museler l’opposition démocratique et dissuader les gens d’entrer dans l’activisme politique. Ainsi, les activistes qui sont membres d’une organisation ou d’un parti politique sont accusés de «tentative de renversement de l’état» (article 79 du code pénal) ou bien de «terrorisme» (article 84) si cette organisation est basée à l’étranger. Pour tous les autres, le régime les accuse de «propagande contre l’état et contre le parti» (article 88). Cette loi est tellement vague que n’importe qui pourrait se retrouver accusé de ce crime.
Par ailleurs, en cas de besoin, le régime n’hésite pas à monter de toutes pièces des histoires, à falsifier des preuves pour étayer leurs accusations. Personnellement, j’ai été victime de cette pratique.

J’ai été arrêtée à Saigon en novembre 2007 lors d’un voyage au Vietnam pour couvrir la diffusion par Viet Tan des méthodes de lutte non violente. Cinq autres personnes membres de Viet Tan ont été arrêtées en même temps que moi. Lors de notre arrestation, la Sécurité Publique n’avait trouvé que des tracts sur la lutte non violente. Mais afin de justifier leurs accusations de «terrorisme» à notre encontre, elle n’avait pas hésité à glisser un pistolet dans les bagages d’un couple de touristes américano-vietnamiens.Puis elle a obligé le couple à déclarer que l’arme était destinée à Viet Tan. Manque de chance, ce couple venait de Los Angeles et il était inconcevable pour les autorités américaines qu’un pistolet puisse être embarqué à bord d’un avion décollant de cet aéroport. Devant le tollé suscité par ce montage grossier, le régime vietnamien m’a libérée au bout de 25 jours de détention, sans procès.

Actions

Devant cette situation, Viet Tan mène des actions concrètes : soutenir la liberté sur Internet et dénoncer les abus judiciaires au Vietnam.

1/ Liberté sur l’Internet

Depuis plusieurs années, Viet Tan mène campagne pour soutenir la liberté sur Internet au Vietnam, pour informer les internautes vietnamiens comment utiliser les outils pour contourner la censure, pour protéger leur vie privée et pour rester à l’abri des emails piégés du régime, etc. Ces méthodes, outils, tutoriaux sont disponibles sur le blog No Firewall (http://nofirewall.blogspot.com).

Nous serions heureux de pouvoir collaborer avec d’autres ONG spécialisés dans ce domaine.

Nous appelons les grandes sociétés d’Internet comme Google, Yahoo, Microsoft, Facebook à refuser de collaborer avec le régime si ce dernier leur demande l’identité des internautes.

2/ Sur le plan judiciaire

Comme j’ai l’occasion de l’évoquer précédemment, le Vietnam utilise son arsenal juridique pour réduire au silence l’opposition. Nous soutenons l’initiative de certains avocats vietnamiens qui dénoncent les graves manquements du système judiciaire vietnamien et de son absence d’indépendance vis-à-vis du pouvoir exécutif.

Le code pénal vietnamien doit être réformé et certains articles liberticides doivent être retirés comme l’article 88 (propagande contre l’état et le parti). Ce genre d’article n’existe que dans les pays où la liberté d’expression n’existe pas. Les pays dictatoriaux comme le Vietnam s’en servent pour arrêter arbitrairement toute personne qui s’oppose à leur politique.

Et dire que le Vietnam voudrait poser sa candidature pour devenir membre du Conseil des droits de l’homme. Quelle ironie ou plutôt quelle tragédie ! Car avant même de s’inscrire, il lui faut en tout premier lieu garantir à son propre peuple tous les droits basiques d’une société respectueuse des droits humains dont les droits à la liberté d’expression, d’association et à l’égalité devant la justice.

Suite aux révolutions accomplies avec succès en Tunisie et en Egypte, nous attendons la vague de démocratie arriver en Asie. Des voix impatientes ont déjà lancé des appels à la manifestation.

Les actions que mènent les ONG de défense des droits de l’homme comme celles ici présentes, sont essentielles car elles contribuent à renforcer le mouvement démocratique vietnamien, pour qu’un jour prochain, des conditions soient propices à une Révolution au Vietnam.

Je vous remercie pour votre attention.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.