“Thành tích” kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 64 (01-12-2008)

JPEG - 7.8 kb

Ngày 10-12-2008 tới, toàn thể nhân loại sẽ kỷ niệm 60 năm ra đời Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền vốn đã được 58 Quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua bằng Nghị quyết 217 tại Paris năm 1948. Để thường xuyên nhắc nhớ biến cố này, Ngày Quốc tế Nhân quyền cũng được đặt ra và cử hành cùng lúc. Theo thông lệ, người ta thường đặc biệt kỷ niệm những dịp tròn thập niên: 10, 20, 30 năm… với việc “lập những thành tích chào mừng” (nói theo kiểu Cộng sản). Vậy chúng ta hãy điểm xem tại Việt Nam dưới “thời đại Hồ Chí Minh”, “những thành tích” nào đã được lập để chào mừng biến cố và là cột mốc trọng đại ấy của nhân loại trong những dịp tròn thập niên (tạm gác những năm “lẻ”).

Nhưng trước hết, tưởng cũng nên xem trong chính năm 1948 ấy, biến cố nào quan trọng đã xảy ra trên đất Việt? Thưa đó chính là sự kiện ngày 5 tháng 6, Hiệp định Vịnh Hạ Long đã được ký kết giữa chính quyền Thực dân Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại cho phép thành lập Quốc gia VN gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp. Trước đó mấy hôm, ngày 2 tháng 6, Chính phủ Trung ương đã quyết định dùng Cờ Vàng ba sọc đỏ làm Quốc kỳ, y như Đại Nam kỳ thời kháng Pháp 1890-1920 (là lá cờ thể hiện ý chí dân tộc, xác quyết sự vẹn toàn lãnh thổ, nêu cao tinh thần quốc gia). Bằng Hiệp định Hạ Long này và Hiệp định Elysée ngày 8-3-1949, Cộng Hòa Pháp trao trả chủ quyền độc lập cho VN. Đây là bước đầu và nền tảng để thực hiện những điều mà Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền sẽ công bố.

JPEG - 25 kb

- Dịp kỷ niệm tròn thập niên lần thứ nhất, tức 1958, được đánh dấu bằng việc Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, không cần hỏi ý kiến nhân dân qua Quốc hội (dù là quốc hội bù nhìn), đã ra Công hàm bán nước ô nhục ngày 14-09, công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Trường Sa của Việt Nam. Tiếp đến bằng việc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp và những nông trường quốc doanh tập thể ở miền Bắc (theo Bernard Fall, Le Viet Minh, Paris, 1960, tr.. 284-287). Sau cuộc Cải cách ruộng đất “lở đất long trời” chấm dứt năm 1956 với máu lệ và tử vong của gần nửa triệu người Việt, với cảnh đời sống nông dân tụt hậu và sản lượng nông nghiệp giảm thiểu, nhà cầm quyền CS đã đưa ra những hình thức tập thể hóa nói trên nhằm khôi phục việc sản xuất lương thực (song cũng thất bại), nhưng nhất là nhằm lấy lại ruộng từ tay các bần nông đã được chia phần, để tích lũy toàn bộ đất đai lương thực vào tay nhà nước hầu chuẩn bị xâm chiếm miền Nam. Mà quả thế, theo những học giả như Gerald C. Hickey và Harold Hinton (HK), cũng từ 1958, cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam (do CS miền Bắc dàn dựng và chỉ đạo) bắt đầu xuất hiện để phá hoại cuộc sống an lành của người dân và nỗ lực xây dựng của chính phủ VNCH. Năm 1958 này cũng là năm nhà cầm quyền CSVN quyết tâm kết thúc vụ án Nhân văn Giai phẩm với Nghị quyết ngày 6 tháng 1 của Bộ Chính Trị do Trường Chinh ký, nhằm mở hai lớp chỉnh huấn cho gần 500 văn nghệ sĩ “học tập”, thực chất là “kiểm thảo tư trưởng” và “xưng tội với Đảng”! Hầu như toàn bộ trí thức đất Bắc đều bị trù dập cuộc sống, mai một tài năng và hết còn khả năng làm đầu óc cho xã hội.

JPEG - 53 kb

Thành tích chào mừng Tuyên ngôn dịp tròn thập niên 1968 hiển nhiên là cuộc tổng công kích và thảm sát Tết Mậu Thân. Lúc đó Hồ Chí Minh đã làm một bài thơ chúc Tết đồng thời là phát súng lệnh: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! toàn thắng ắt về ta”. Về bài thơ ra hiệu cho cuộc tắm máu đó, “tiến sỹ” Trần Viết Hoàn đã trâng tráo viết: “Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, ta được tận hưởng tư tưởng, tình cảm cao đẹp của Bác Hồ: yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi qua những vần thơ Tết Mậu Thân. Bài thơ đó cho ta soi mình vào tâm đức tổ tiên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.” (Trích báo đảng “kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân”). Kết quả của tình “yêu nước, yêu dân” đó là ở Huế có 9776 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 3169 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, hơn 7000 người dân vô tội đã bỏ mạng vì những kiểu cách hành quyết man rợ nhất (theo Lê Trung Thành, Cờ vàng). Chính vì “thành tích vô tiền khoáng hậu” này mà chỉ hơn một năm sau, ngày 02-09-1969, Hồ Chí Minh đã bị gọi sang thế giới bên kia để Thượng Đế và các oan hồn hỏi tội!

JPEG - 15.9 kb

- Đến năm 1978, một “thành tích” mới là việc thành lập “Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh trung ương” theo nghị định số 11-CP ngày 17 tháng giêng của Hội đồng Chính phủ. Những nhà tư sản lớn của Sài Gòn thời đó phần lớn đã di tản ra nước ngoài, thành phố chỉ còn các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ như các chủ xưởng thủ công, chủ nhà in, chủ hiệu thuốc… họ bị buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng, tiếp đến bị trưng thu, tịch thu, trưng mua rồi bị cấm kinh doanh, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp. Nhiều cửa hàng nhỏ, tiệm thức ăn, tiệm cà phê vốn liếng chẳng có bao nhiêu cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã. Để thực thi việc cải tạo bất nhân và ngu xuẩn này (mà kẻ chỉ huy là cụ hoạn Đỗ Mười), những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện “cải tạo tư sản”. Những ông bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản” của họ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới” !!(Theo Wikipedia). Chính chủ trương ăn cướp tàn bạo này đã làm cho miền Nam khánh kiệt theo miền Bắc, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sụp đổ, khiến không ít người trở nên điên loạn, tự tử và đã buộc hàng trăm ngàn người liều chết vượt biên.

Năm 1978 kết thúc với “thành tích” xâm lăng Campuchia. Ngày 21 tháng 12, theo lệnh Liên xô, lấy cớ cứu dân Campuchia khỏi bị diệt chủng, CSVN tung quân đánh đuổi chính quyền Polpot, lập chính quyền bù nhìn Hunsen, để rồi ở lại cả 10 năm để cai trị. Cuộc xâm lăng trắng trợn này đã gieo đau thương cho dân tộc Khmer, gây nỗi căm thù của họ đối … với dân Việt, tạo cớ cho Trung Cộng xâm chiếm tàn phá nhiều tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, đồng thời khiến Hoa Kỳ thi hành chính sách cấm vận đối với VN.

JPEG - 10 kb

- “Thành tích” năm 1988 của CSVN phải nói là đặc biệt. Lần này, tuy chỉ nhắm hai người nhưng đối tượng lại là cả một tập thể hàng mấy triệu. Đó là việc ám sát vị lãnh đạo Công giáo đang cai quản Giáo phận Huế là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền vào ngày 08 tháng 06 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Vị chức sắc cao cấp này bị giết chỉ vì đã dũng cảm đương đầu với chế độ, dám bênh vực cho quyền của tôn giáo lẫn quyền của con người. Tấm gương của ngài là nguy cơ cho chế độ, vì có thể kéo lôi hàng lãnh đạo mọi tôn giáo và cả tập thể mọi giáo hội. Thứ đến là việc phóng thích rồi quản thúc một chức sắc Công giáo khác vốn cũng là khuôn mặt lãnh đạo tầm cỡ khiến CS e sợ là Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận vào ngày 21-11-1988 sau khi đã giam tù và quản chế ngài 13 năm ròng rã (từ 15-8-1975). Cuối cùng CS trục xuất ngài khỏi Việt Nam năm 1991. Kiểu cách triệt hạ lãnh đạo tinh thần đầu tàu để khống chế toàn bộ tôn giáo như thế là đường lối mà các chế độ Cộng sản vẫn thường áp dụng, như đối với các Hồng y Cung Phần Mai tại Trung Quốc, Mindszenty tại Hungari, Slipyj tại Ukraine, Stepinac tại Nam Tư, Todea tại Albani, Tomasek tại Tiệp Khắc, Wyszynski tại Ba Lan trong các thập niên 1950 đến 1980.

JPEG - 7.9 kb

- “Thành tích” năm 1998 của CSVN chính là việc khẩn trương hoàn thành các Hiệp ước lãnh thổ và lãnh hải sẽ ký kết trước khi thế kỷ 20 chấm dứt, khiến Việt Nam mất gần 1000 km2 đất liền và hơn 10.000 km2 biển cả. Theo báo chí kể lại, trong năm 1998 và 1999, khi gặp tổng bí thư Lê Khả Phiêu ở Bắc Kinh, tổng bí thư Giang Trạch Dân đã thúc giục rằng : cuộc đàm phán Việt Trung không nên kéo dài mà phải sớm kết thúc. Lê Khả Phiêu đã nhanh nhẩu đồng ý, và phía TQ ghi nhận điều ấy như một cam kết để buộc các đoàn đàm phán phải thực hiện bằng được, trên thực tế là ép đoàn VN phải nhượng bộ những đòi hỏi của TQ. Quả nhiên việc ký 2 Hiệp ước đã diễn ra vào sát những ngày cuối năm. Hiệp ước về đất liền vào ngày 30-12-1999 và Hiệp ước về Vịnh Bắc bộ vào ngày 25-12-2000, đang khi nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng hợp lẽ. Chính sự dễ dãi nhẹ dạ này của Lê Khả Phiêu cộng với sự toa rập của bộ Chính trị đã, đang và sẽ bị nhân dân lẫn lịch sử kết án tội “bán đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.

- “Thành tích chào mừng” kỷ niệm Tuyên ngôn năm 2008 trước hết chính là “Cuộc diễn hành kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân” sáng ngày 1 tháng 2 tại dinh Thống nhất (dinh Độc lập cũ) ở Sài Gòn, mà thực chất là việc các lãnh đạo CS cùng đồng đảng trâng tráo nâng ly ăn mừng một cuộc thất trận nhục nhã, một cuộc tàn sát man rợ, một màn lừa dối đểu cáng và một sự chà đạp những giá trị tinh thần của dân tộc. Tiếp đến, rải dài trong năm là bao cuộc đàn áp nông dân khiếu kiện đòi ruộng vườn, công nhân đình công đòi đủ lương, tín đồ cầu nguyện đòi cơ sở, sinh viên biểu tình đòi đất tổ, ký giả viết báo đòi công lý, các nhà dân chủ giăng biểu ngữ đòi nhân quyền… Đặc biệt hơn hết là vụ xử án 8 giáo dân Thái Hà hôm 08-12 tới, áp ngày kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn, về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản” bởi chính một chế độ đang cướp bóc tài nguyên quốc gia, tài sản tôn giáo và của cải nhân dân, bởi chính một tập đoàn lãnh đạo đang đẩy đất nước vào cơn suy thoái mọi mặt, xã hội vào cơn khủng hoảng trăm bề và dân tình vào cơn hỗn loạn thống khổ triền miên.

JPEG - 42.4 kb

Đọc lại từ đầu đến cuối Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 rồi nhìn lại Việt Nam từ hơn 60 năm qua, thật là cả một trời một vực. Không có điều khoản nào trong 30 điều khoản mà Cộng đảng VN (và mọi Cộng đảng khác) lại không vi phạm ở một mức độ mà mọi chế độ bạo tàn tự cổ chí kim phải chào thua!

BAN BIÊN TẬP nguyệt san Tự do Ngôn luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.