Thấy gì qua ’Quy trình bố bổ nhiệm con’?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau vụ Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị lên án lạm dụng quyền lực chạy xe tư mang biển số công, nay đến phiên cha con cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương bị đưa lên bàn mổ vì những khuất tất trong “quy trình” bố bổ nhiệm con.

Nhưng khác với Trịnh Xuân Thanh và chiếc xe Lexus, các cáo buộc vụ bổ nhiệm mờ ám ở Tổng Công Ty SABECO chỉ rầm rộ trên mặt báo mà chưa thấy ông Trọng lên tiếng. Điều này gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người, bởi lẽ mới đây đích thân ông Trọng ra tay khuấy động dư luận một cách ồn ào để xử trảm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Những ngày vừa qua, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) liên tục tra vấn Bộ Công Thương về điều mà họ gọi là “Quy trình bổ nhiệm Vũ Quang Hải đầy tính vụ lợi”. Vũ Quang Hải, con trai 28 tuổi của cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm vòng vo để cuối cùng leo lên chiếc ghế Phó Tổng Giám Đốc SABECO (Tổng Công Ty Rượu Bia Nước Giải Khát Sài Gòn) kiêm thành viên Hội Đồng Quản Trị.

Dưới chế độ độc quyền chính trị của đảng CSVN, mọi sự đề bạt nhân sự mờ ám đều được coi như bình thường. Vì đảng CSVN từ một đảng khi thành lập tự nhận là đảng cách mạng, nay tổ chức như một triều đình phong kiến cha truyền con nối. Để nắm thực quyền trọn đời, đảng rất chăm lo cho tầng lớp kế thừa của mình. Các “thái tử đảng”, nói theo triều đình Bắc Kinh, tới một lúc nào đó đều được đẩy vào những chiếc ghế quyền lực béo bở để trong tương lai lên ngôi, biến thành những đầu sỏ lãnh đạo đất nước.

Vũ Quang Hải cũng chỉ là một loại thái tử đảng như hầu hết con cái của các viên chức cao cấp trong đảng đã từng được đẩy ra nắm quyền trong bộ máy cai trị. Trẻ tuổi nhưng tài không cao, thành tích kinh doanh lại lem nhem, ai cũng biết nhờ có bố nên Hải dễ dàng leo lên chiếc ghế cao chót vót của SABECO và sẵn sàng leo tiếp nếu người bố không rơi đài sau Đại hội 12. Nhưng lần này không may cho Hải, SABECO là nơi đem lại lợi nhuận vô cùng to lớn cho những người khai thác nó. Do đó nó cũng là đích nhắm của các phe nhóm lợi ích kình chống nhau muốn nhào vô làm giàu phi pháp.

JPEG - 68.5 kb
Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa, được lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex – PVC khi mới 24 tuổi

Bộ trưởng cha tìm cách lót ổ cho con trai là chuyện bình thường trong đảng. Tôn trọng truyền thống cha truyền con nối để giữ giềng mối đảng là mối quan tâm trên hết của các đảng viên cao cấp đang ăn nên làm ra. Người ta chưa quên Ủy viên Bộ chính trị Tô Huy Rứa trước đây đã từng trắng trợn đẩy con gái mình vào một tổng công ty xây dựng, làm trò cười cho dư luận. Hay như Nguyễn Tấn Dũng trong thời kỳ huy hoàng nhất của mình cũng đã chuẩn bị cho hai con trai bước vào chính trường một cách bài bản. Và còn nhiều trường hợp khác cho thấy sự chuẩn bị những đứa con kế thừa ấy được đảng mặc nhiên thừa nhận. Nay cho dù Vũ Huy Hoàng có luồn lách bổ nhiệm cho con trai cũng chỉ là thực hiện suy nghĩ “chúng nó làm được mình làm được”.

Tuy nhiên khi trả lời báo chí về những chất vấn của Hiệp Hội Các Nhà Đầu Tư Tài Chính, Vũ Quang Hải cũng biện bạch việc mình được Bộ Công Thương bổ nhiệm về SABECO là đúng quy trình, chẳng có gì đáng gọi là “cha bổ nhiệm con”. Và rằng anh ta chỉ là người làm công cho SABECO. Nhưng Hải quên rằng khi bộ trưởng cha đã thất sủng, từ vị trí lãnh đạo không mấy chốc anh ta thành người lãnh đạn của phe phái khác một cách dễ dàng.

Nếu so với vụ Hậu Giang chỉ liên hệ một cá nhân Trịnh Xuân Thanh, thì vụ SABECO thực sự là một cuộc đối đầu giữa hai băng đảng cùng nằm trong hệ thống của đảng CSVN: Hiệp hội các nhà đầu tư tài chánh (VAFI) và Bộ Công Thương. SABECO hay Vũ Quang Hải chỉ là con chốt trên bàn cờ, là một cái cớ để làm bùng nổ cuộc thanh trừng hậu Đại hội 12.

Vì sao đây là vụ đụng độ hai băng đảng?

VAFI (Hiệp Hội Các Nhà Đầu Tư Tài Chính Việt Nam) thực sự là bên kiếm ra các nguồn tiền đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong khi Bộ Công Thương là bên xài tiền và phung phí tiền một cách vô tội vạ, nhất là để tiền chạy vào túi riêng. Cả hai bên đều được hưởng lợi trên giòng chảy của đồng đô-la. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Nguyễn Tấn Dũng đã được đảng giao toàn quyền nên các tập đoàn các tổng công ty đua nhau tưng bừng xuất hiện trong tham vọng biến kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế hiện đại. Không phải chỉ một quả đấm thép Vinashin hay Vinalines mà còn những tập đoàn và tổng công ty lớn khác do Bộ Công Thương quản lý như Tập Đoàn Dầu Khí, Tập Đoàn Than-Khoáng Sản, Tập Đoàn Thương Nghiệp Bia Rượu, Thuốc lá… Các tập đoàn, tổng công ty này tiêu tiền như nước nhưng lần lượt đi từ thất bại này đến thất bại khác.

Trong vai trò là người đi tìm tiền đầu tư từ các doanh nhân, dĩ nhiên VAFI cũng nhìn thấy bên cạnh những hoạt động kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, việc bòn rút ngân sách, vụ lợi cá nhân là rất lớn. Sự lên tiếng của VAFI cũng không phải do động cơ tốt đẹp nào mà cũng chỉ bị thúc đẩy vì cảm thấy việc chia chác quyền lợi không đồng đều giữa đôi bên. Sự kiện gần như toàn bộ chính phủ cũ của Nguyễn Tấn Dũng ra đi để lại một núi nợ công chính là thời cơ của nhóm quyền lực mới lên ra tay.

Trong thời điểm hiện nay, nó còn giúp cho dư luận nhìn thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng đang bắt đầu để càn quét tàn dư của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng. Sự càn quét này tất yếu phải diễn ra vì chính Dũng là người sản sanh ra các tập đoàn mà Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là người phụ trách việc “ăn tiền”, cũng như ban phát quyền lợi. Nay Nguyễn Tấn Dũng đi xuống, Vũ Huy Hoàng cũng xuống theo nên Nguyễn Phú Trọng phải cho dọn rác ở Bộ Công Thương để chuẩn bị cho đàn em vào thế chỗ.

JPEG - 48.9 kb
Nguyễn Tấn Dũng cùng chính phủ cũ của ông ra đi để lại một núi nợ công chính là thời cơ của nhóm quyền lực mới lên ra tay.

Tuy nhiên, lần này Nguyển Phú Trọng không ra mặt mà chỉ cho tay chân đứng ra đấu tố, vì nhận thấy cuộc đấu đá mới sẽ vô cùng phức tạp. Trận đánh cũng chỉ mới bắt đầu nhưng rõ ràng đang làm cho một số đảng viên lo lắng, nhất là những thành phần vơ vét nhiều nhất dưới cái bóng của Nguyễn Tấn Dũng.

Trong chiến dịch của Nguyễn Phú Trọng dàn ra, những con ruồi xanh đã no nê của đảng CSVN sẽ không làm gì được hơn là tìm cách tháo chạy tứ tán.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.