Thể chế CSVN đang tồn tại bằng gì? (Phần 4)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bảo hiểm xã hội
Khi trụ cột an sinh bị đục ruỗng

Ở mọi quốc gia, Bảo hiểm xã hội luôn là trụ cột an sinh quan trọng trong việc duy trì sự ổn định đời sống, chăm sóc, trả lương cho người già hưu trí và xây dựng hệ thống phúc lợi công cộng khác. Vấn đề đặt ra là nguồn tiền “tiết kiệm bắt buộc” của người dân nộp về cho quĩ Bảo hiểm xã hội do Nhà nước “quản lý” này có được “bảo toàn”, sử dụng đúng mục đích của nó hay không?

Nếu số tiền của người lao động cả đời phải trích lại cho quĩ bảo hiểm xã hội bị bộ máy Nhà nước, thể chế làm thâm thụt, bị ăn cắp, sử dụng sai mục đích… dẫn đến mất khả năng đảm bảo các chức năng của Quĩ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Trong một xã hội mà tham nhũng đã trở thành “bản chất chế độ” như ở Việt Nam, không khó hình dung hậu quả cuối cùng mà người dân sẽ phải gánh chịu khi một ngày nào đó, chính phủ tuyên bố “vỡ quĩ” vì hàng ngàn lý do “khách quan, đúng qui trình” như thu không đủ chi, doanh nghiệp nợ phí, người dân trốn thuế… bla bla.

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội từ 1.1.2018, doanh nghiệp và người lao động phải đóng tới 32% mức lương mà người lao động nhận. Tổng số BH 32% = BHXH 25% + BH Y tế 4,5% + BH Thất nghiệp 2% + BH tai nạn lao động 0.5%

Chưa kể, mức thuế thu nhập cá nhân 5% là mức thấp nhất áp dụng cho mức thu nhập 5triệu đồng/tháng trở lên. Như vậy, một người lao động có mức lương chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng đã phải đóng tới 37%-40% thu nhập từ lương cho tất cả các loại bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Một con số tàn bạo, vượt xa cả thời kỳ Pháp thuộc hơn 100 năm trước.

Thành tựu ưu việt của cái gọi là XHCN này đang biến phần lớn người lao động nghèo tới “mạt rệp”. Có lẽ, những người Cộng sản đang chuẩn bị một “lực lượng vô sản mới” cho cuộc cách mạng 4.0 ở thế kỷ 21? Không biết lúc đó, mục tiêu của đấu tranh giai cấp sẽ là ai?

Không người dân nào biết, mỗi năm BHXH thu bao nhiêu tiền từ lực lượng hơn 55,9 triệu lao động? Không ai biết hoạt động Thu Chi của “Quĩ tiết kiệm bắt buộc” này như thế nào? Thật kỳ lạ là những con số thống kê, giám sát về việc quản lý nguồn tiền BHXH như là một bí mật quốc gia. Kể cả giới trí thức, công chức, những “chiên gia” kinh tế vĩ mô… cứ như là “thày bói” đang sờ “con voi” có tên là BHXH.

Chỉ cho đến một ngày đẹp trời nào đó, một vài tờ báo “lề phải” toe lên rằng “nguy cơ thủng quĩ BHXH”, đề xuất tăng thời gian nghỉ hưu, tăng mức thu BHXH, mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc tới tận bà bán xôi, bán bún ngoài vỉa hè nếu không sẽ không đảm bảo chi trả bảo hiểm… Thế rồi, “bản giao hưởng” những “kết quả nghiên cứu xã hội” của các “nhà khoa học” cho rằng tuổi thọ người Việt tăng nhanh, tăng cao hơn cả mặt bằng chung khu vực Châu Á dẫn đến thời gian hưởng lương hưu kéo dài… Trong khi thực tế, tỷ lệ người chết vì ung thư, vì tai nạn giao thông… của người Việt đang vô địch trong khu vực.

JPEG - 72 kb
Không ai biết số tiền 15 tỷ USD/năm thu từ 55,9 triệu lao động đóng vào quỹ BHXH được chi thế nào. Ảnh: VietnamNet.

Tuổi thọ trung bình của người Việt vào khoảng 73 tuổi (theo con số thống kê của Việt Nam) trong khi độ tuổi về hưu của nam đang được xem xét nâng lên tới 62 tuổi và nữ là 60 tuổi trong thời gian tới.

Không biết, với mức lạm phát phi mã như hiện nay, một lao động đóng BHXH từ năm 20 tuổi, sau khoảng 40 năm đóng tất cả các loại bảo hiểm với mức thu của nhà nước CSVN, sẽ được trả một khoản lương hưu có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không? Nhưng thảm cảnh các cô giáo mầm non hơn 30 năm đóng bảo hiểm, khi về hưu đã được trả lương hưu hơn 1 triệu đồng/tháng là thực tế man rợ của hệ thống bảo hiểm xã hội CSVN.

Nếu qui định mới về tuổi hưu được 500 ông bà nghị gật sắp sửa thông qua, với thể chất yếu và chế độ dinh dưỡng kém như người lao động Việt Nam, sẽ rất nhiều người chết mà chưa kịp lĩnh sổ hưu. Có lẽ, chưa bao giờ người dân Việt “có được” một hệ thống bóc lột tàn bạo và phi nhân như bây giờ.

Nếu một phép tính đơn giản là với mức thu nhập trung bình khoảng 220 USD/tháng như tờ tienphong.vn đưa ra con số thu nhập bình quân của lao động Việt Nam theo nghiên cứu của TWI – chỉ số lao động toàn cầu, khoảng 20 triệu lao động đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng 32% lương thì tiền BHXH thu về khoảng 15 tỷ USD/năm qui đổi thành Hồ tệ theo tỷ giá hiện thời. Quả là một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, số tiền này được phân chia, chi tiêu vào việc gì, ra sao? Được biết, khoản tiền “tiết kiệm bắt buộc” của Nhân dân này thường thì không được sử dụng đúng mục đích như chức năng của nó.

Trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm bộ trưởng Bộ LĐTBXH, đã cho Chính phủ của ông Dũng vay đến 324.000 tỷ đồng trong tổng số hơn 500.000 tỷ kết dư quĩ BHXH để bù đắp “bội chi ngân sách” của chính phủ trong đó phần lớn dùng để trả lương cho bộ máy Chính phủ khổng lồ hàng thập kỷ qua. Tức là tiền tiết kiệm hưu trí, y tế của người dân được sử dụng để trả lương, chi thường xuyên như tiếp khách, tham quan du lịch, hội thảo… cho đội ngũ gần 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách.

Với sự “hào phóng” này của bà Ngân, ông Dũng đã đưa bà lên làm chủ tịch Quốc hội. Đến nhiệm kỳ thủ tướng sau, ông Phúc đã trả lại quĩ BHXH số tiền 324.000 tỷ bằng… trái phiếu – tức là bằng giấy ghi nợ của Chính phủ có thời hạn.

Ngoài ra, còn hơn 82.000 tỷ tiền BHXH được các ngân hàng thương mại vay lại để kinh doanh bất động sản đã không còn khả năng hoàn trả. Tất nhiên, những số tiền này vẫn được “đảm bảo” trong điều kiện thể chế nhà nước XHCN Việt Nam sẽ còn tồn tại đến thời điểm trả nợ Nhân dân và Ngân hàng Nhà nước có đủ ngoại tệ để nhập thêm máy in tiền, giấy và mực in.

Duy chỉ có điều, với cách điều hành kinh tế vĩ mô và sử dụng tiền vô tội vạ như thế này thì rất nhanh Việt Nam sẽ nối bước người anh em Venezuela trên con đường Xuống Hố Cả Nút với mức lạm phát kinh hoàng.

Những con ma cà rồng “vừa hồng vừa chuyên”

Bảo hiểm y tế toàn dân là một trong những chính sách mà CSVN luôn khẳng định như một chính sách xã hội, nhân đạo ưu việt theo “định hướng XHCN”.

Theo qui định hiện hành về BHYT bắt buộc thì đối với người lao động tham gia BHXH, mức đóng BHYT bắt buộc tính bằng 4,5% mức lương tháng của người lao động. Trong đó, chủ sử dụng lao động trả 3% và người lao động đóng 1.5% theo mức lương.

Đối với BHYT tự nguyện, mức đóng cho tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở (4,5% x 1.300.00 đ x 12 tháng = 702.000đ/năm); người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Tuy là “tự nguyện”, nhưng việc triển khai chương trình BHYT toàn dân đang được triển khai áp dụng cho tất cả. Tức là thu tiền BHYT 100% dân chúng. Vấn đề đặt ra ở đây là việc chi trả tiền BHYT cho người dân cũng như phúc lợi y tế mà người dân được nhận ra sao thì cần nói rõ.

Chưa nói đến vấn đề hạ tầng y tế và y đức của ngành Y, điều mà dễ dàng người ta nhận thấy khi chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân “nêm cứng” các bệnh viện lớn ở Việt Nam, cảnh một giường bệnh phải xếp đến 2-3 bệnh nhân và dưới cả gầm giường… là tình trạng thường xuyên ở các trung tâm y tế lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, U bướu Trung ương…

Trong một cuộc họp báo về cái chết của 4 đứa trẻ trong cùng một khoa vào cùng một thời điểm mà nguyên nhân là nhiễm khuẩn BV ở bệnh viện Bắc Ninh, ông Nguyễn Đức Vinh, vụ trưởng vụ bà mẹ và trẻ em cho biết một thực trạng tồi tệ ngoài sức tưởng tượng là một ngày Việt Nam có khoảng 70 trường hợp trẻ em tử vong không rõ nguyên nhân và có hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong.

JPEG - 66.3 kb
Tình trạng quá tải khiến bệnh nhân phải nằm hai người một giường. Ảnh: healthplus.vn

Sự bất bình đẳng trong việc đối xử những bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khám bệnh và bệnh nhân khám “dịch vụ” đã được báo chí và công luận nói quá nhiều.Tuy vậy, hiện nay, một thực tế là BHXH gây áp lực cho hệ thống y tế vốn dĩ đang quá tải trong việc “định mức” khám bảo hiểm trên đầu bác sĩ và không thanh toán khám bảo hiểm y tế với bệnh nhân khám ngoài giờ hành chính, bệnh nhân vượt quá số lượng “định mức” 48 ca/ngày/bác sĩ theo Thông tư 37 của BHXH. Đây là một qui định cực kỳ phi lý và bất công. Trong khi người dân phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc và cả “tự nguyện” bắt buộc nhưng việc được hưởng các chế độ bảo hiểm hay không thì còn tùy thuộc “hên xui”.

Theo số liệu thống kê của ngành BHXH, Việt Nam hiện có tỷ lệ 7,6 bác sĩ và 2,2 dược sĩ trên 1 vạn dân. Như vậy khoảng hơn 1200 dân mới có 1 bác sĩ, không rõ là với Thông Tư 37, ngành BHXH tính toán theo kiểu “bốc thuốc” nào mà đưa ra định mức giới hạn 48 ca/ngày/bác sĩ trong khi thực tế một buổi sáng ở các trung tâm y tế lớn con số này vào khoảng 200 – 300 ca khám/bác sĩ. Như vậy, phần lớn bệnh nhân dù có đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, cũng sẽ không được nhận quyền lợi bảo hiểm.

Vấn nạn gian lận bảo hiểm y tế trong hệ thống ngành Y là một thực tế nhức nhối, nhưng đó là gian lận và sai phạm của các cơ sở ngành Y chứ không phải là của người dân. Tuy nhiên, xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý và tư duy cực kỳ ngu xuẩn, vô trách nhiệm của ngành BHXH, những quan chức CS sẵn sàng đẩy rủi ro và bất công cho người dân phải chịu.

Những sai phạm trong vụ án thuốc chữa ung thư giả của VN Pharma với mấy “con tốt thí” chỉ làm hé lộ một chút xíu những tội ác của ngành Y tế Việt Nam dưới bàn tay của tập đoàn mafia Kim Tiến. Người phụ nữ nắm chiếc ghế Bộ trưởng bộ Y này vẫn nguyên vị, không hề sứt mẻ gì trong những vụ đấu đá thanh trừng nghiệt ngã vừa qua khi mà những “đồng chí” đã nã thẳng K59 vào đầu nhau như ở Yên Bái hay “cọp” Đinh La Thăng cũng bị biến thành củi đốt lò.

Là cháu của cố tổng bí thư Hà Huy Tập, bà Kim Tiến là “hạt giống đỏ” thế hệ thứ 3 của Đảng CSVN như thái tử Đảng Nguyễn Thanh Nghị hay Lê Minh Hưng, Trần Sỹ Thanh… nhưng bà Tiến là PGS-TS ngành y với “trình độ” cũng như bản lĩnh cao hơn nhiều những “cậu ấm hư hỏng”, đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”.

Người đàn bà này “tỉnh bơ” trước những nghi vấn, cáo buộc của dư luận là tham nhũng hàng trăm tỷ ở VN Pharma, hay những “sai phạm” tanh mùi máu người liên quan đến hàng ngàn sinh mạng trẻ em chết bởi vacxin kém chất lượng, dịch sốt xuất huyết, bởi sự tắc trách và vô lương tính của hệ thống y tế công, bởi nạn thuốc giả tràn lan…

Gần đây, một đề án của Bộ Y do Kim Tiến trình quốc hội là việc “hiến máu tình nguyện bắt buộc” cho người trưởng thành ở Việt Nam là 1 lần/năm. Với giá thị trường, 1 đơn vị máu 250ml giá hơn 3 triệu đồng và 1 lit máu đã là 12 triệu Hồ tệ.

Một nhẩm tính sơ sơ số máu thu được nếu đề án “hút máu” được Quốc hội thông qua cũng đáng giá ngót 5 tỷ USD. Tuy đề án này bị dân tình phản đối rất dữ, xong trên thực tế, nó đã được âm thầm tiến hành trước đó từ lâu trên qui mô nhỏ hơn và bí mật hơn.

Quân đội nhân dân Việt Nam với quân số thường trực khoảng 450.000 quân chưa kể lực lượng bán quân sự, an ninh, công an. Những thanh niên đi lính thực hiện nghĩa vụ quân sự… là những đối tượng đầu tiên đã được bộ Y và các tướng lĩnh Quân đội “quan tâm” từ nhiều năm nay.

Việc hiến máu tình nguyện 100% ở các đơn vị võ trang, mỗi năm 1 lần đã được thực hiện từ lâu như một “nhiệm vụ chính trị” với lý do “ủng hộ hiến máu nhân đạo”. Mỗi người lính được “bồi dưỡng” 50.000 đồng và 1 bữa ăn có thịt bò cho mỗi lần hiến máu. Không rõ số lượng máu một lần lấy là bao nhiêu, xong nhiều thanh niên, tân binh đã ngất xỉu trong những lần hiếu máu bắt buộc kiểu này.

Số máu này được bán lại cho thị trường nội địa hoặc xuất khẩu thu về hàng ngàn tỷ đồng. Không rõ những khoản tiền khổng lồ từ thị trường máu này có được tính vào GDP của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay không? Nhưng đây là một việc làm táng tận lương tâm, một hệ thống của những con quỉ hút máu người thực sự đang phè phỡn trên sinh mệnh và sức khỏe của người dân, chiến sĩ nhưng luôn khoác lên mình những chiếc áo blouse trắng tinh “lương y như từ mẫu”.

Tân phong,
31.01.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.