Thư Đầu Năm Nhâm Thìn 2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư Đầu Năm Nhâm Thìn 2012
Kính Gửi Đồng Bào Việt Nam

MP3 - 1.9 Mb
Nghe âm thanh “Thư Đầu Năm Nhâm Thìn 2012”

Kính thưa đồng bào,

Thảm kịch xảy ra cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vào ngày 5 tháng 1 năm 2012 đang làm cho dư luận cả nước bàng hoàng và phẫn nộ.

Bàng hoàng vì bỗng chốc một gia đình từng hy sinh mồ hôi và nước mắt để chống chọi với sóng nước, khai mở từng tấc đất cho quê hương lại bị đẩy vào vòng tù tội một cách phi lý. Phẫn nộ vì cả một hệ thống chính quyền đã lợi dụng quyền lực, không những cướp đất và tài sản của dân mà còn đẩy cả gia đình của họ rơi vào con đường cùng.

Thảm kịch nói trên chẳng khác nào sự phẫn uất tột cùng của người thanh niên Mohamet Bouazizi xứ Tunisia, tẩm xăng tự thiêu vào ngày 17 tháng 12 năm 2010 để phản đối hành động côn đồ của cảnh sát đã tịch thu sạp bán trái cây của anh và không chịu trả lại nếu anh không đưa hối lộ. Thảm kịch này đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của nhân dân Tunisia khiến Tổng thống Ben Ali đã phải bỏ trốn sau 23 năm thống trị.

Với khẩu hiệu “Vì tình yêu cho quê hương, hãy vượt qua sự sợ hãi của bạn”, cuộc cách mạng bất bạo động đã đạt thắng lợi khi quân đội Tunisia không chịu đàn áp người dân và nhiều người công an đã cùng tham dự biểu tình. Tiếp theo đó, nhân dân ở nhiều nước độc tài tại Bắc Phi và vùng cận Đông đã đồng loạt vùng dậy đòi tự do và dân chủ. Ngoài Tunisia, có những nơi độc tài đã phải sụp đổ trước sức đấu tranh của quần chúng như Ai Cập và Lybia; có những nơi cuộc vận động dân chủ hãy còn đang tiếp diễn ngay giờ phút này như Syria, Yemen hay Bahrain.

Ngay tại Á châu, Miến Điện đang chuyển mình mở cửa cho giai đoạn hòa giải giữa phe dân chủ và chính quyền hầu đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc Miến Điện. Hàng trăm tù nhân chính trị được thả và Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi chính thức hoạt động sau hai thập niên bị trù dập và sẽ tham gia cuộc bầu cử bổ khuyết vào ngày 1 tháng 4 tới đây. Gần đây nhất, hàng trăm ngàn người Nga đã xuống đường biểu tình để phản đối cuộc bầu cử gian lận mà thủ phạm chính là đảng Nước Nga Đoàn Kết của Thủ tướng Putin.

Những diễn biến nói trên đã đem lại sự ngạc nhiên cho nhân loại vì làn sóng dân chủ lại nổi lên tại những nơi từng đắm chìm quá lâu trong độc tài, đàn áp và bất công. Ít ai ngờ tại một vùng đất vốn nổi tiếng bạo động, nhiều dân tộc đang tự giải phóng chính họ một cách ôn hoà và phương tiện là sự nối kết của mạng xã hội Facebook và Twitter. Người ta cũng khó tưởng tượng được sau hai thập niên bị quản thúc, bà Aung San Suu Kyi lại được tự do và tham dự bầu cử khi chính quyền quân phiệt phải lùi bước trước sức ép của quốc tế và sự đấu tranh bền bỉ của người dân Miến Điện.

Tiếp nối với ngạc nhiên là niềm phấn khởi khi ai nấy đều thấy rõ sức mạnh quần chúng và đấu tranh bất bạo động là con đường tất thắng. Với phương pháp bất bạo động, hàng trăm ngàn người đã tay không đem lại tự do và dân chủ cho đất nước của họ. Với đường lối ôn hoà nhưng không kém quyết liệt và bền bỉ, nhiều lớp người đủ mọi lứa tuổi đã chấm dứt được bất công và đàn áp trên quê hương của họ với tổn phí xương máu rất ít. Còn gì đẹp và cảm động hơn hình ảnh hàng chục ngàn người dân Ai cập ôm hôn những người lính, và vui mừng đứng trên các xe tăng được đưa tới để tấn công họ. Trong khi đó chúng ta nhìn thấy gì ở Việt Nam?

Trước sự xâm lấn trắng trợn của Trung Quốc đối với lãnh hải của Việt Nam qua vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 hôm cuối tháng 6 năm 2011, nhiều người đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và Sài Gòn để phản đối hành động xâm lấn này. Thay vì tôn trọng quyền tụ họp và biểu tình, nhất là quyền yêu nước của người dân, lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại đưa công an tới trấn áp và bắt giữ những người yêu nước. Mặc dù một vài lãnh đạo Hà Nội tuyên bố có vẻ cứng rắn đối với Bắc Kinh, nhưng trong cách hành xử thì lãnh đạo Hà Nội luôn luôn thể hiện bản chất hèn yếu đối với đảng cộng sản đàn anh Trung Quốc.

Đối với bên ngoài thì như vậy, còn đối với trong nước lại còn tệ hơn nữa. Thay vì làm đúng bổn phận bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi của những người kém may mắn thì nhà nước lại đàn áp chính những người này. Chế độ cộng sản đã kết án tù nhiều người tranh đấu cho dân oan tại Bến Tre như Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy; hay những người đứng ra bảo vệ quyền lợi của công nhân như cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và anh Đoàn Huy Chương. Những hành động này khiến bên cạnh niềm phấn khởi trước làn sóng dân chủ trên thế giới, chính là sự phẫn nộ của nhiều tầng lớp nhân dân vì sự xảo trá, độc tài và tàn ác của chế độ cộng sản.

Lo sợ trước làn sóng bất mãn của quần chúng đang nung nấu và bộc phát nhiều nơi, trong vài năm gần đây chế độ đã gia tăng các biện pháp trấn áp thô bạo. Từ những bắt bớ hàng loạt thanh niên Công giáo tại Vinh, Sài Gòn và Hà Nội; tới những vụ bắt cóc người biểu tình chống Trung Quốc như trường hợp bà Bùi Minh Hằng, hay kết án tù những trí thức chỉ trích nhà nước như Luật sư Cù Huy Hà Vũ; chế độ cộng sản cho thấy chính họ đang lúng túng và lo lắng.

Thật vậy, nếu chế độ thực sự làm đúng những điều mà họ thường rêu rao là xây dựng xã hội công bằng, văn minh tiến bộ thì việc gì phải bắt bớ, giam cầm những người lên tiếng chỉ trích nhà nước. Nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn xây dựng một nhà nước pháp trị và người dân làm chủ đất nước đúng nghĩa thì việc gì phải chế ra điều 79 trong Bộ Luật Hình Sự để gán ghép những ai tham gia vào các đảng phái như đảng Việt Tân hay đảng Dân Chủ 21 là có âm mưu lật đổ chế độ. Hoặc điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự để gán ghép những ai có những phê bình các sai trái của đảng cộng sản là tuyên truyền chống phá chế độ.

Càng bắt bớ và đàn áp, đảng cộng sản Việt Nam càng để lộ rõ sự lo âu vì biết rằng họ không được lòng của người dân.

Kính thưa đồng bào,

Làn sóng dân chủ một lần nữa đang dâng cao tại nhiều nơi trên thế giới, đem lại ánh sáng cho nhiều dân tộc đã bị áp bức quá lâu. Còn dân tộc ta thì sao? Chẳng lẽ một dân tộc oai hùng đã chiến thắng ngoại xâm và tồn tại sau nhiều cuộc chiến khốc liệt, mà ngày nay lại không thể gỡ bỏ độc tài để xây dựng một đất nước thật sự tự do và dân chủ.

Chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là sát cánh bên nhau để cùng tranh đấu cho một xã hội Việt Nam công bằng và lành mạnh, một đất nước Việt Nam dân chủ và thịnh vượng. Điều đầu tiên là trong năm 2012, chúng ta hãy nỗ lực tranh đấu để tất cả những người đang bị chế độ giam giữ một cách sai trái phải được tự do; từ những thanh niên Công giáo cho tới những nhà dân chủ, từ những người dân oan cho tới những người yêu nước.

Đảng Việt Tân đặc biệt kêu gọi những đảng viên Cộng Sản còn quan tâm đến tương lai đất nước, trước tình trạng băng hoại xã hội vì sự cai trị độc tài u tối của thiểu số lãnh đạo, hãy đứng về phía dân tộc để cùng nhau đem lại những thay đổi cần thiết trong ôn hòa. Hãy vượt qua mọi trở ngại và cùng nhau tranh đấu để sớm đưa Việt Nam sang một trang sử mới.

Với quyết tâm đó, trước thềm Xuân Nhâm Thìn, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính gửi đến quý vị lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và nhiều thành công. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam có nhiều nghị lực để can đảm vượt qua mọi thách đố và giữ vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng cho tổ quốc.

Trân trọng kính chào quý vị.

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.