Thư của Bộ Ngoại Giao Anh về vấn đề nhân quyền và đặc biệt về người Công Giáo ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BỘ NGOẠI GIAO VÀ KHỐI LIÊN HIỆP ANH,
Vụ Đông Nam Á và Thái Bình Dương,
Phòng E2.216
King Charles Street,
London SW1A 2AH
Điện thoại: 020 7008 2448
Fax: 020 7008 2766
Email: Meghann.O’Ryan@fco.gov.uk

Ngày 14 tháng 10 năm 2008

Số 48789-08

Rev. Peter Đắc Tiến Nguyễn
Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam
12 Wye Cliff Road
Handsworth
Birmingham
B20 3TB

Cha Peter Đắc Tiến Nguyễn thân mến,

Về: NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.

Cám ơn thư của Cha gửi cho Thủ Tướng Anh ngày 29 tháng 8 về người Công Giáo La Mã ở Việt Nam. Tôi được chỉ thị trả lời thư Cha.

Thư của Cha gửi cho Thủ Tướng ngày 29.8 về tình trạng ở Giáo Xứ Thái Hà Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, Việt Nam. Tôi xin thưa như sau:

Chúng tôi đã lưu tâm về những việc tuần hành cầu nguyện đông đảo của các tổ chức Công Giáo bên ngoài những cơ sở đặc biệt ở Hà Nội những ngày gần đây đòi trao trả lại tài sản của Giáo Hội. Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình trạng này và thúc bách các giới thẩm quyền tôn trọng tối đa quyền của người dân được biểu tình trong ôn hoà để bày tỏ nguyện vọng của họ.

Đại Sứ Quán Anh ở Hà Nội đã nêu vấn đề này với Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pham Binh Minh trong buổi họp ngày 23 tháng 9. Ông ta đã nhấn mạnh những tranh chấp này phải được giải quyết một cách ôn hoà thoả đáng giữa hai bên. Ông Bill Rammell cũng đã nêu vấn đề này với ông Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong cuộc họp ngày 8 tháng 10.

Vương Quốc Anh tiếp tục coi Việt Nam là một nước phải được quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền và Việt Nam đã bị liệt vào báo cáo thường niên về Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao và Khối Liên Hiệp Anh năm 2007. Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội, thu thập các thông tin về tình trạng các tôn giáo, các các nhà bất đồng chánh kiến và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Trong thời gian Thủ Tướng Việt Nam thăm Anh Quốc ngày 4 và 5 tháng 3 năm 2008. Một Biên Bản Ghi Nhớ đã được ký kết. Mục đích nhằm đối thọai và hợp tác giữa hai nước về các vấn đề chung trong đó có vấn đề nhân quyền. Ngoại Trưởng Anh cũng đã trao tay cho Thủ Tướng một danh sách mà chúng tôi quan tâm về các tù nhân Âu Châu ở Việt Nam..

Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Khối Liên Hiệp Âu Châu ở Hà Nội, thâu thập những thông tin về các tổ chức tôn giáo, các nhà hoạt động cho nhân quyền và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vương Quốc Anh đã tích cực tham gia thảo luận với khối Liên Hiệp Âu Châu cứ nửa năm một lần, trao đổi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay. Cuộc trao đổi gần đây nhất của Đại Sứ Anh ở Việt Nam là ngày 10 tháng 6.

Chúng tôi cam kết rằng, cùng với các đồng nghiệp trong khối Liên Hiệp Âu Châu, chúng tôi coi vấn đề nhân quyền là đặc biệt nghiêm trọng. Chúng tôi tiếp tục đòi hỏi Chính Quyền Việt Nam tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.

Trân trọng,

MEG O’RYAN
Vụ Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Meg O’Ryan- Vụ Đông Nam Á & Thái Bình Dương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.