Tiếp đón Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng Chủ Nhật ngày 25 tháng 6, trời Paris thật trong. Lúc 6:30 sáng, gia đình cùng nhiều bạn bè, thân hữu, chiến hữu của Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã có mặt tại cổng tiếp đón phi trường quốc tế Charles de Gaulles (CDG). Nhiều biểu ngữ bằng hai thứ tiếng Pháp Việt đã được mọi người mang đến: “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi”, “Chúng tôi đồng hành cùng PMH”, “Tôi là người VN”, “Chúng tôi là người VN”, “Pháp: Đất nước của Tự do, Nhân quyền. Việt Nam: Nhân quyền Tự do làm gì có”… làm cho nhiều người ngoại quốc có mặt tại chỗ hiểu được và chứng kiến cảnh tiếp đón rất long trọng dành cho một hành khách nào đó sắp đến, mà chính quyền CSVN phải biết xấu hổ! Sau khi tiến hành thủ tục ‘quá cảnh’ tại cổng Hải Quan Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng với nét mặt nghiêm nghị mệt mỏi, cùng đi với ông có ba an ninh CSVN kè bên cạnh từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay CDG, không lúc nào rời ông khỏi nửa bước, kể cả khi ông có nhu cầu riêng (Giáo sư Hoàng kể lại như vậy). Đến khi Giáo sư Hoàng ra ngoài, trong tiếng vỗ tay chào mừng của gia đình và thân hữu ở cổng đón tiếp, những nhân viên an ninh của chế độ Hà Nội mới tìm cách lẩn tránh trong số khách du lịch đông đảo đến từ khắp nơi. Tuy khá mệt sau hơn 12 giờ bay, Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã ngắn gọn chia xẻ một vài cảm nghĩ của mình với các thân hữu, khi đặt chân đến Paris lần này. Ngay sau đó, một số phóng viên báo đài CTM Media, AP, FBooker, BBC, VOA… đã quay phim phỏng vấn trực tiếp giáo sư Hoàng, cũng như qua điện thoại viễn liên, khiến cho buổi đón tiếp vô cùng nhộn nhịp và nhất là mọi người ở xa đã có thể theo dõi qua livestream của nhiều Facebooker. Sau khi nghỉ mệt được vài tiếng đồng hồ, Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã có cuộc gặp gỡ với một số bạn bè, thân hữu kể cả những người của “sứ quán” đến nghe vào lúc 15 giờ tại phòng tiếp tân khách sạn. Chương trình khai mạc trễ đến 30 phút vì một số phóng viên AFP, Reuters muốn làm ngay cuộc phỏng vấn ở bên ngoài để phóng đi nhanh, vì thế khi Giáo sư Hoàng bước vào phòng với những tràng pháo tay thật dài không dứt, tuần tự ông đi chào bắt tay từng người bạn quen và mới quen. Nghi thức khai mạc được cử hành trang trọng, chào quốc kỳ và phút mặc niệm, sau đó Ban tổ chức giới thiệu về giáo sư Phạm Minh Hoàng, phóng sự âm thanh và hình ảnh về buổi công an đến nhà vây bắt trục xuất một công dân Việt Nam phải rời khỏi quê hương đất nước Việt Nam của ông. Giáo sư Hoàng điềm đạm, đầy quyết tâm, đôi lúc dí dõm trong những câu chuyện ông kể cho quan khách nghe, về những buổi sinh hoạt thường ngày cùng gia đình, những buổi gặp gỡ trao đổi với những người bạn, người học trò, người quen… đến những buổi ‘làm việc’ và buổi cuối cùng trong phòng tạm giam, cho đến khi lên phi cơ rời khỏi Việt Nam, sau đó nhiều bạn bè, quan khách đã hỏi và bày tỏ cảm tình đối với ông và gia đình. Chương trình được xen kẽ bằng ba lá thư tiêu biểu đã được Ban Tổ Chức chọn lọc, để đọc lại cho quan khách cùng nghe. Đầu tiên là lá thư của luật sư Lê Công Định: “… Tước quốc tịch Việt Nam của giáo sư PMH là vi hiến, nếu tước quốc tịch Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thì hãy tước quốc tịch của tôi”.

Lá thư thứ hai của luật sư Đặng Đình Mạnh: “… Trong đêm, một người bị lưu đày ra khỏi quê hương, nhưng ngọn lửa yêu nước nồng nàn từ con tim người ấy vẫn cứ cháy sáng mãi không thôi … làm thức tỉnh biết bao kẻ u mê, cho kẻ thất phu biết ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh của xứ sở …”.

Đặc biệt lá thư thứ ba của chị Lê Thị Kiều Oanh viết trong lúc Giáo sư Hoàng bị bắt và trục xuất, lần đầu tiên Giáo sư Phạm Minh Hoàng mới được nghe: “…. Tôi thương chồng tôi một trái tim nhiệt huyết dành trọn cho đất nước không tính toán thiệt hơn… Tôi tự hào vì sau này trên trang sử nước nhà anh sẽ ghi danh là người Việt đầu tiên bị chế độ CS lưu đày…”, làm cho nhiều quan khách xúc động và phẫn nộ, một chính quyền tàn bạo dã man, chia cắt tình gia đình, tình vợ chồng, tình cha con, và tình quê hương của Giáo sư Hoàng. Ban Tổ Chức cũng đã kết nối trực tiếp với người vợ của Giáo sư trong buổi trao đổi, tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng, sau bức thư đầy ý nghĩa và tình cảm của chị.

Chương trình được chấm dứt với nhạc phẩm ‘Trả lại cho dân’ đúng với tâm trạng của tất cả mọi người đang có mặt: Trả lại đây cho nhân dân tôi quyền tự do, quyền con người, quyền được nhìn, được nghe, được nói, quyền được chọn chân lý tự do…

TND tường trình từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.