Tổ chức ACAT mở chiến dịch viết thư hỗ trợ Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

20 tháng 3 2014

Kêu gọi hành động khẩn số 22

Chiến dịch sẽ kết thúc ngày 22 tháng tư 2014

Bệnh nặng trong tù không được chữa trị.

Là một người lên tiếng bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, bà Trần thị Thúy đã bị giam giữ trái phép từ năm 2010 và thường xuyên bị làm việc khổ sai. Tuy bệnh nặng, bà không được chăm sóc sức khỏe và bị giam cầm trong hoàn cảnh rất thảm thương. Từ lúc bị bắt, tổ chức ACAT đã nhiều lần can thiệp cho bà.

Hiện đang bị giam tại trại tù K5 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Nam Việt Nam), bà phải làm những việc nặng nhọc, như mỗi ngày phải phơi khoảng 50 kí-lô cá. Sau nhiều lần bất tỉnh, một cuộc khám nghiệm vào mùa thu 2013 cho thấy bà bị đau cột sống và bị sạn thận. Tuy nhiên ban điều hành trại làm áp lực chỉ cho chữa trị nếu bà nhận tội. Biết mình không làm điều gì sai luật, bà Thúy đã cương quyết từ chối không ký vào bảng cáo trạng này.

Trưởng trại giam hiện đang mua chuộc bà với hình thức nếu nhận tội thì được giảm án. Mẹ bà Thúy cũng bị nhiều áp lực từ những giới chức cao cấp trong ngành công an.

Bà Thúy là người đã tích cực bảo vệ những nông dân bị cưỡng chiếm ruộng đất trái phép. Bị bắt vào tháng 8/2010 cùng với sáu người khác cùng nhóm tại Bến Tre, bà bị kết án 8 năm tù giam theo điều 79 luật hình sự vì tội mưu toan lật đổ chính quyền, trong một phiên toà xử kín và gấp rút vào tháng 5/2011. Tháng 9/2011, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã liên tiếng tố cáo việc giam giữ bà Thúy và sáu người bạn là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

Word - 37.5 kb
Tải lá thư

Cách thực hiện

1. Ký tên vào lá thư.
2. Gửi càng sớm càng tốt theo địa chỉ ghi trong thư (cước phí tem ở Pháp 0.98€).
3. Gửi bản sao lá thư cho tòa đại sứ theo địa chỉ trong phần cuối lá thư.

Bối cảnh

Độc tài toàn trị và pháp luật rừng rú.

Nhà nước CSVN thẳng tay đàn áp những người không cùng quan điểm. Luật pháp xem việc bày tỏ những quan điểm không đúng đường lối nhà nước, nhất là những việc liên quan đến nhân quyền và dân chủ là trái phép. Rất nhiều người lên tiếng cho dân chủ, rất nhiều nhà báo, nhà văn nổi tiếng, luật sư, rất nhiều người đấu tranh cho nhân quyền, nhiều công đoàn hay nhiều nhà tu hành đã bị bắt trong những năm gần đây.

Ngoài ra, còn những nông dân, những tiểu thương thường bị cưỡng chiếm trái phép. Thường nghe nói tới là những dân oan, là những người dân nghèo bị bắt phải bán đất bán nhà, để đổi lấy những bồi thường ít ỏi, thậm chí chẳng có gì hết.

Sự hành hạ đối với tù nhân.

Công an thường xuyên đối xử tàn bạo, dã man, thậm chí man rợ khi bắt bớ, giam giữ và tra khảo. Điều kiện sinh sống trong các trại giam thật thảm thương. Vệ sinh thiếu thốn và chật chội. Tù nhân không được cung cấp nước, thiếu thốn thức ăn và thuốc men. Thường là họ phải làm việc nặng nhọc, bị đánh đập, bị đối xử tàn nhẫn, bị biệt giam hàng tuần, thậm chí hàng tháng trong những xà lim chật hẹp tối tăm và nóng bức.

Tìm hiểu thêm: xem chương Việt Nam trên trang mạng Một Thế Giới Tra Tấn (pháp ngữ)

Nguồn: ACAT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.