Tòa Bạch Ốc lên tiếng cho Điếu Cày và các ký giả nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi Tòa Bạch Ốc lên tiếng về trường hợp anh Điếu Cày thì chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh hoãn phiên tòa xử anh Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Anh3sàigòn (Phan Thanh Hải) và chị Tạ Phong Tần, dự kiến diễn ra ngày 15/5/2012. Sau đây là Bản tuyên bố của Tổng Thống nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 3/5.
BBT-WebVT

– – –

Tòa Bạch Ốc

 
Văn Phòng Bộ trưởng Báo Chí
Để phổ biến ngay
Ngày 3 tháng 5, 2012

 
Tuyên bố của Tổng Thống nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới

Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc thiết lập các nền dân chủ bền vững và xã hội thịnh vượng. Chúng tôi đặc biệt tưởng nhớ các ký giả đã hy sinh mạng sống, sự tự do và an nguy của mình khi đi truy tìm sự thật và công lý.

Đã hơn 60 năm sau ngày bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tuyên nhận quyền của mỗi con người được “tìm kiếm, thu nhận, và truyền bá các thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”, nhưng quyền đó vẫn bị đe dọa ở quá nhiều quốc gia.

Tuy trong năm nay có nhiều tiến triển tích cực, như việc thả các ký giả cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác tại Miến Điện, nhưng những vụ bắt giữ và giam cầm tùy tiện đối với ký giả vẫn tiếp diễn khắp thế giới. Chúng tôi lên án việc giam cầm gần đây đối với các ký giả như Mazen Darwish, một người tranh đấu hàng đầu cho tự do ngôn luận tại Syria, và kêu gọi hãy thả họ ra lập tức. Cùng lúc, chúng ta cũng không thể quên những người khác như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt năm 2008 trong chiến dịch đàn áp hàng loạt phong trào dân báo tại Việt Nam; hay ký giả Dawit Isaak, người bị chính quyền Eritrean biệt giam đã hơn mười năm mà vẫn không có tội danh chính thức hay xét xử.

Những hành động sách nhiễu và đe dọa, như đối với ký giả Cesar Ricaurte tại Ecuador và nhà dân chủ Belarus lưu vong Natalya Radzina, cũng như những hình thức kiểm duyệt gián tiếp, bao gồm cả việc giới hạn đi lại như đã áp dụng đối với blogger người Cuba Yoani Sanchez, tiếp tục có tác động ghê rợn lên quyền tự do ngôn luận và báo chí. Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ hãy bảo vệ quyền của các ký giả, bloggers và các nhà đối kháng để họ có thể viết và lên tiếng tự do mà không bị trừng phạt; và hãy ngưng việc cấm đoán đi lại và những hình thái kiểm duyệt gián tiếp khác nhằm bóp nghẹt việc xử dụng các quyền phổ quát này.

Trong một số trường hợp, không chỉ các chính phủ đe dọa quyền tự do báo chí, mà còn có cả các băng đảng tội phạm, các kẻ khủng bố, hay các bè nhóm chính trị nữa. Dù vì lý do gì, khi các ký giả bị hăm dọa, tấn công, bỏ tù, hay mất tích, thì từng cá nhân sẽ bắt đầu tự kiểm duyệt; nỗi sợ hãi sẽ thay thế sự thật; và mọi xã hội chúng ta sẽ gánh hậu quả. Loại văn hoá cho phép những hành vi như thế không thể để tiếp tục tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào.

Năm nay, khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và lân cận, thế giới đã chứng kiến không những các hiểm họa này nhưng cũng thấy những tiềm năng của nền báo chí tự do trong việc nuôi dưỡng các nền dân chủ bền vững, sáng tạo và thành công. Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi chính phủ hãy nắm lấy tiềm năng đó bằng cách nhìn nhận vai trò then chốt của nền báo chí tự do và có những bước cần thiết để thiết lập các xã hội mà trong đó các ký giả độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh minh họa: Reuters

Cả Chính phủ Mỹ và Việt Nam đều can thiệp vào thị trường: đâu là sự khác biệt?

Có một thực tế là chính phủ Hoa Kỳ và tất cả các nước tư bản phát triển khác đều can thiệp vào nền kinh tế. Vậy phải hiểu thế nào khi Hoa Kỳ đặt ra 6 tiêu chí để đánh giá sự can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ các nước khác? Sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong vấn đề can thiệp vào thị trường là gì?

Quân Nga oanh kích bệnh viện trẻ em ở thủ đo Kyiv hôm 8/7/2024 gây thương vong hàng trăm trẻ em và nhân viên bệnh viện. Ảnh FB Lao Ta

Trẻ em Ukraine lại bị giết hàng loạt

Bất cứ ai đang ôm trong lòng những đứa trẻ, hiện thân của niềm cứu rỗi và phúc lạc trần gian, hãy mạnh mẽ lên án tội ác diệt chủng này.

Kẻ nghiện giết và bắt cóc trẻ em cần phải bị nâng lên thành “Tội phạm chống lại loài người,” để hắn không còn ngóc ngách nào trên thế giới này có thể chui rúc.

Một nữ công nhân làm việc trong một xưởng may tư nhân ở Hà Nội, tháng 1/2021. Ảnh minh họa: Reuters

Việt Nam có kinh tế thị trường hay không: Hoa Kỳ nói gì, Việt Nam biện hộ ra sao?

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023 để nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối tác chiến lược toàn diện,” Việt Nam đã gửi yêu cầu Hoa Kỳ công nhận mình có kinh tế thị trường.

Trong tuyên bố chung của hai nước, Tổng thống Biden khẳng định sẽ xem xét yêu cầu này. Rất nhanh chóng, ngày 30/10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng quá trình đánh giá lại tình trạng “nền kinh tế phi thị trường” của Việt Nam. Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là  “nền kinh tế phi thị trường” vào năm 2001 để chống bán phá giá và trợ cấp.

Công nhân chăm sóc các chậu hoa trước tượng đài nhà lãnh đạo Xô Viết Vladimir Lenin ở Hà Nội hôm 18/6/2024. Ảnh minh họa: AFP

Hơn 20 tổ chức kêu gọi Mỹ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Hơn 20 tổ chức gốc Việt và quốc tế, gồm nhiều hội đoàn vận động cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Joe Biden, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ để thúc giục chính quyền Hoa Kỳ từ chối cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam vào lúc này.

Các tổ chức này trích dẫn các lá thư của các nhà lập pháp Mỹ về 6 yếu tố pháp lý theo Đạo luật Thuế quan mà Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét khi đánh giá yêu cầu của Việt Nam và cho rằng “thực tế là Việt Nam không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào để được xếp vào nền kinh tế thị trường.”