Trí Tuệ – Tuổi Trẻ Việt Nam Đang Lên Tiếng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/12/2004, Ban Tổ Chức (BTC) của Cuộc thi Sản phẩm Phần mềm “Trí Tuệ Việt Nam” (TTVN), chính thức ra quyết định tước bỏ danh hiệu Giải Nhất và Cúp Vàng TTVN năm 2003 của nhóm iCMS với sản phẩm phần mềm đoạt giải cuộc thi TTVN năm ngoái. Lý do BTC đưa ra là: Sản phẩm “Hệ thống Khai thác và Quản trị Thông tin – iCMS” (Intelligent Content Management System) của nhóm thí sinh Nguyễn Công Kha, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Quang Huy và Nguyễn Thanh Tùng, đã vi phạm bản quyền của tác giả Stephen R.G. Fraser (Canada) và Nhà xuất bản Apress vì đã không xin phép và cũng không dẫn chứng/ghi chú tác giả trong bản thuyết trình sản phẩm khi sử dụng mã nguồn CMS.NET. Nhóm iCMS cũng đã không cung cấp đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo và mã nguồn mở đã sử dụng trong hồ sơ dự thi TTVN 2003. Trước đó, vào ngày 20/12/2004, nhóm iCMS đã trao trả lại giải thưởng TTVN 2003 cho BTC, và BTC cũng khẳng định là chỉ thu hồi giải thưởng mà không trao lại giải Nhất cho người đoạt giải Nhì cuộc thi TTVN 2003.

Những năm gần đây, Việt Nam có một giải thi hàng năm được gọi là “Trí Tuệ Việt Nam” để trao giải cho những sản phẩm trí tuệ sáng tạo, hữu ích nhất. Đôi khi giải nhất của TTVN cũng gây nhiều tranh cãi sôi nổi trong giới chuyên môn. Năm 2004 này, trong khi kết quả giải thi chưa được tuyên bố thì có một nhóm “tin tặc” (hacker) đã phá trang web www.ttvn.com.vn của Ban Tổ Chức giải và trang nhà http://tintucvietnam.com/ thuộc công ty VinaComm (có liên hệ mật thiết với nhóm iCMS). Họ để lại những thông báo tố cáo Ban Giám Khảo (BGK) thiếu trong sáng trong việc chấm thi, thành viên trong BGK có mối quan hệ làm việc với các thí sinh, có sự trục lợi cá nhân, và cho rằng một trong những sản phẩm thắng giải năm trước chỉ là lấy từ nhu liệu mã nguồn mở (open-source software) chôm của tác giả Stephen Fraser sửa lại để dự thi và sau đó công ty VinaComm “mua rẻ” bản quyền iCMS này về bán lại cho khách hàng trong nước. Điều đáng nói là ông Vương Vũ Thắng, Giám Đốc Công ty VinaComm, cũng là thành viên trong BGK để chấm giải cuộc thi này. Ngoài ra, Nguyễn Công Kha, Trưởng nhóm iCMS, cũng đã là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty VinaComm trong thời gian đó.

Ông Stephen Fraser, tác giả cuốn sách mà nhóm iCMS đã tham khảo, tuyên bố rằng ông muốn nhóm này trả lại giải thưởng mà theo ông là không xứng đáng. Ông Fraser cho biết thêm: “Tôi không tức giận về việc iCMS sử dụng lại mã nguồn mở của tôi, nhưng tôi rất tức giận vì hai vấn đề khác. Thứ nhất, họ đã không công nhận tôi là tác giả gốc của phần mềm. Thứ hai, họ đã gián tiếp coi tôi là “đạo” khi họ tuyên bố tự viết sản phẩm từ những dòng code đầu tiên, trong khi đó code của CMS.NET và iCMS hoàn toàn giống nhau. Vì những lý do nói trên, tôi sẽ chỉ cho phép nhóm iCMS sử dụng phần mềm của tôi khi họ đáp ứng hai điều kiện. (1) Họ phải đưa ra lời xin lỗi chính thức (cái này tôi đã nhận được) và (2) Họ phải trả lại giải thưởng (mà tôi tin là không xứng đáng) vì họ đã lừa dối khi tuyên bố tự viết iCMS 100%. Tôi thấy mình xứng đáng được đền bù về mặt tài chánh do việc bị tổn hại về danh dự (dù không trực tiếp). Về điểm này thì tôi dành cho nhóm iCMS tự quyết định nhưng tôi không hy vọng là họ sẽ chấp nhận”.

Nhu liệu iCMS được VinaComm bán lại cho các cơ quan truyền thông nhà nước như đài truyền hình VTV, Báo Tiền Phong, Báo Công An.v.v… nhưng có kèm theo các lỗ hổng về bảo mật. Tuy nhiên, sau một thời gian im lặng từ chối, công ty VinaComm đã chính thức thừa nhận nguồn gốc mã nguồn mở không khai báo của mình, vi phạm quyền lợi của tác giả Fraser, thừa nhận những sai phạm trong quá trình phát triển sản phẩm – dự thi – đoạt giải TTVN năm 2003 và triển khai cho khách hàng.

Thật ra, những chuyện gian lận trong thi cử, tranh tài tại Việt Nam thì không có gì xa lạ hay đáng ngạc nhiên nhưng khi theo dõi những diễn đàn trao đổi trên internet về điện toán, khoa học kỹ thuật nói chung tại Việt Nam thì mới thấy rằng quả thật đằng sau những thành phần trí thức “buôn lậu trí tuệ” này vẫn còn sót lại những tiếng nói chân thành nhưng cũng đầy bất mãn của giới trí thức, các bạn trẻ, những trí tuệ chân chính tại Việt Nam. Bạn Nguyễn Ngọc Xuân, người Hà Nội nhưng hiện là du sinh tại Trung Quốc, đã viết nhiều thư lên tiếng tố cáo BTC Cuộc Thi, nhóm iCMS, và Công ty VinaComm, nhưng đặc biệt nhất là Đơn Khiếu Nại đề ngày 1/12/2004 của bạn Xuân gởi đến BTC Cuộc Thi, các cơ quan truyền thông, an ninh, chính quyền của nhà nước Cộng sản Việt Nam để phơi bày trước dư luận quần chúng về những sai lầm và bất công trong vụ việc này. Một thí dụ nữa là “Diễn đàn Tin học”, địa chỉ www.diendantinhoc.com có ghi lại những trao đổi xung quanh vụ iCMS và cuộc thi TTVN 2003. Diễn đàn này là một trong nhiều diễn đàn dạng web trong nước. Qua những ý kiến đọc được trên các diễn đàn này về vụ iCMS và cuộc thi TTVN 2003, chúng ta có thể nhìn thấy một số điểm đáng chú ý sau đây:

- Các bạn trẻ trong nước đã mạnh dạn lên tiếng vì cảm thấy bị xúc phạm khi với một sản phẩm đoạt giải thi lớn như Trí Tuệ Việt Nam mà “trí tuệ thực chất” bên trong của nó chỉ là sự copy, ăn cắp trí tuệ từ nước ngoài.

- Các bạn trẻ cảm thấy bất mãn trước những gian dối, bất công xảy ra ngay trong lãnh vực chuyên môn trước mắt họ. Họ bất bình trước những mối quan hệ bất chính giữa những người được xem là “trí tuệ Việt Nam” với những “trí tuệ Việt Nam dỏm”, những thành phần dựa vào quan hệ với giới chức quyền để trục lợi.

Từ những suy nghĩ và hành động trên của giới trẻ trong nước, mong rằng các bạn sẽ ngày càng mạnh dạn hơn nữa trong tinh thần phản kháng, đấu tranh chống lại mọi áp bức, bất công trong xã hội, chứ không riêng gì trong lãnh vực chuyên môn về kỹ thuật của mình. Giới trẻ trong nước cũng cần sự tiếp tay, hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước và nhất là giới trẻ hải ngoại để cùng nhau nỗ lực đấu tranh chống bất công, đòi hỏi công lý và lẽ phải trong xã hội Việt Nam hiện nay. Làm được như thế, tiến trình vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sẽ được tiếp thêm sức mạnh để mọi thành phần dân tộc đều cùng nhau mau chóng đấu tranh chấm dứt độc tài, canh tân Việt Nam. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.