Triển lãm CCRĐ: lỡ rọi đèn vào tàn nhẫn và u tối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau bốn ngày (từ 8-11/9/2014), cuộc triển lãm cải cách ruộng đất mang tên: “cải cách ruộng đất 1946-1957” được tổ chức tại bảo tàng Quốc gia Hà Nội đã đóng cửa. Đây là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, việc vừa tổ chức khai trương rồi lại lập tức đóng cửa càng khiến dư luận xôn xao bàn tán.

Qua những tư liệu, hình ảnh cuộc triển lãm đã làm nổi bật những thành tích của thời kỳ 1946- 1957 dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam; những sai lầm, những tội ác man rợ mà điển hình là giai đoạn 1953-1956 tuyệt nhiên không được đề cập. Những người tổ chức nghĩ rằng cuộc triển lãm này, có thể lường gạt được thế hệ trẻ ngày nay; phủi tay, trút bỏ những tội ác mà Đảng Lao Động Việt Nam gây ra, và hy vọng nó sẽ đi vào dĩ vãng.

Cuộc triển lãm vừa diễn ra đã cho thấy những người “ phát minh” đã không đủ tầm để nhận định sự phản ứng của dư luận, của dân chúng; tự tin rằng nhân dân luôn tin vào Đảng, yêu mến chế độ và chắc chắn cuộc triển lãm sẽ đạt được mục đích. Họ không thể ngờ chỉ sau bốn ngày khai trương đã tạo nên một làn sóng dư luận trái với mọi dự định của ban tổ chức. Lợi chẳng thấy đâu mà tác hại của nó thì khôn lường, dư luận trong và ngoài nước đã nhanh chóng nhận ra bản chất cuộc trưng bày, con bài đánh lận con đen nhằm phục vụ mục đích chính trị bị lật tẩy ngay từ buổi khai trương vì màn kịch giàn dựng quá vụng về và thô thiển . Không ít người trong bộ máy Chính quyền Nhà nước Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối cuộc triển lãm là hành động đục khoét vào vết thương vẫn còn đang tấy trong lòng xã hội; một việc làm thức tỉnh sự căm phẫn của những nạn nhân trong cải cách ruộng đất đối với chế độ.

Hành động cướp đất của người giàu chia cho người nghèo để được ban ơn “của người phúc ta” ; các cuộc đấu tố con tố cha, vợ tố chồng, anh tố em, dòng tộc này tố dòng tộc kia…đã làm băng hoại phong tục, tập quán, nền văn hóa gia phong của dân tộc. Hàng nghìn người bị bắn giết, kết tội oan, gia đình ly gián, hận thù cha từ con, vợ từ chồng, anh từ em, một thảm họa tan đàn xẻ nghé diễn ra khốc liệt cho đến giờ vẫn chưa hề nguôi ngoai. Triển lãm là cú hích cho lòng hận thù trỗi dậy. Nông dân ở mọi nơi rục rịch kéo đến, họ không những là con cháu hậu duệ của những nạn nhân trong cải cách ruộng đất trước đây mà còn là những nạn nhân đang bị cướp đất trong thời đại ngày nay. Hình ảnh bà con dân oan ở Dương Nội ùn ùn kéo đến xem triển lãm đã đánh thức giới cầm quyền Cộng SảnViệt Nam nhận thấy thêm một hiểm họa đang treo lơ lửng trên đầu; chợt nổi gai ốc khi nhận ra đây là những nguy cơ thách thức, tiềm ẩn khôn lường đối với chế độ, nên đã lập tức ra lệnh đóng cửa mà không có lời giải thích chính đáng.

Thật bẽ mặt về một hành động ấu trĩ, ngu xuẩn, nó vừa thể hiện tầm nhìn ngắn, sự thiếu ánh sáng trí tuệ, sự thiểu não của giới cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Người ta đem ra triển lãm trưng bày cái điếu hút thuốc phiện, cái mâm đồng, đôi giày thêu, chiếc áo lụa, bộ sập gụ để tố cáo sự giàu có sa hoa của giới địa chủ phong kiến ngày xưa, sao người ta lại không nghĩ đến những ngôi nhà lầu sừng sững hiên ngang mọc lên trên những trung tâm đô thị sầm uất, những mảnh đất bạc tỷ trên những đường phố lớn, những chiếc xe hơi sang trọng; những cuộc ăn chơi nhậu nhẹt bạc triệu của những quan chức ngày nay đang phơi bày trước bàn dân thiên hạ! người ta đưa những hình ảnh hồ hởi phấn khởi của người dân năm xưa khi được chia đất, sao người ta lại không nghĩ đến hàng chục vạn người dân thời nay lại đang bị cướp đất.

Cuộc triển lãm đã vội vàng được khép lại, nhưng dư âm của nó thì vẫn mở. Thông qua triển lãm một lần nữa thức tỉnh cho giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thấy được lòng dân đối với chế độ hiện hành. Những việc làm gây phương hại đến người dân, đến xã hội như cải cách ruộng đất, cải cách văn hóa mà điển hình là việc tàn phá các đền chùa, miếu mạo, sự can thiệp vào đời sống tôn giáo, cuộc cách mạng nhân văn giai phẩm, cuộc cách mạng cải tạo công thương nghiệp…cho đến ngày nay vẫn còn in đậm trong tâm trí người dân. Ngày nay Đảng cộng sản Việt Nam đang muốn trút bỏ mọi tội lỗi của mình, muốn đưa nó đi vào dĩ vãng mà không một ai nhắc đến; nhưng sự đời đâu có dễ như vậy, cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vừa diễn ra là câu trả lời xác đáng với chính Đảng Cộng sản Việt Nam: dù thời gian có phôi pha, dù Cộng sản Việt Nam có nghĩ ra trăm phương nghìn kế để làm lu mờ những tội lỗi của mình, song sự thật vẫn là sự thật, một sự thật phũ phàng lại càng không dễ phai nhạt. Muôn đời con cháu của những nạn nhân dưới thời cải cách ruộng đất sẽ không bao giờ quên những tội ác mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra cho họ, gieo gió ắt sẽ gặp bão.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.