Trung Quốc bị thua nhục nhã trong vụ phân xử Biển Đông và bây giờ nguy hiểm hơn bao giờ hết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Alex Lockie
21/07/2016

Sau khi bị Tòa Trọng Tài đưa ra phán quyết khẳng định đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý, Trung Quốc bị bẽ mặt vô cùng. Phán quyết này khiến cho dân Trung Quốc biểu tình tại nhiều nơi và có thể là động cơ để Trung Quốc có động thái cực kỳ nguy hiểm, gây bất ổn.

Phán quyết của Tòa Trọng Tài đặt Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào thế khó xử. Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẽ ra một giấc mơ Trung Quốc trong đó Trung Quốc trổi dậy thành một cường quốc thế giới sau một thế kỷ nhục nhã. Họ đầu tư nhiều vào việc bồi đắp biển đảo tại Biển Đông, hiện đại hóa hải quân, và nói chung là đẩy tới việc trở thành một bá quyền trong vùng.

Bây giờ mà lùi bước sẽ làm cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc trở nên yếu kém và thiếu hiệu quả trước phong trào chủ nghĩa quốc gia đang lên, do đó Trung Quốc có thể tiến tới chỉ bằng hai cách để không làm thiệt hại đến chính danh của họ.

Trung Quốc có thể dùng đến quyền lực mềm. Với nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới và là đối tác giao thương quan trọng với Nhật, Philippines và Hoa Kỳ, vẫn còn chỗ để thương lượng với nhau. Nhưng Trung Quốc với một chính quyền chuyên chế, hướng nội, thì lại rất yếu kém trong việc dùng quyền lực mềm.

Việc Trung Quốc đi tìm sự hỗ trợ từ vị tổng thống mới của Philippines, ông Rodrigo Duerte, là một chuyện mơ hồ, vì ông ta thắng cử nhờ vào lập trường bảo vệ quốc gia. Và nhiều người dân Philippines xem Trung Quốc là một thế lực xâm lược vì giành chủ quyền bãi Scarborough của Philippines cũng như những hành động gây hấn của hải quân Trung Quốc trong vùng biển này.

Do đó chỉ có một chọn lựa cho Trung Quốc – biểu dương quyền lực cứng – tức quân sự.

Cho đến nay, tại Biển Đông Trung Quốc dùng chiêu thức “tầm ăn dâu” để quân sự hóa từng bước một mà không cần đến một bước vọt để khiến cho Hoa Kỳ chú ý và phản đòn.

Trung Quốc có thể tiếp tục hướng tiệm tiến này, gia tăng tuần tra tại Biển Đông cũng như tiếp tục thiết kế các giàn ra-đa và xây đường bay quân sự. Hoặc tuyên bố Vùng Nhận Diện Phòng Không, tương tự như trong vụ tranh chấp đảo Senkaku/Diaoyu với Nhật vào năm 2013.

JPEG - 45 kb
Chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc. Ảnh: AP

Mặc dầu một số quan sát viên không nghĩ là Trung Quốc có thể chặn nổi quân đội Hoa Kỳ, gần đây Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra nhận định là với các loại chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đời mới, cũng như với mạng lưới ra-đa tại Biển Đông, Trung Quốc rất có thể thiết lập Vùng Nhận Diện này.

Tuy nhiên hành động hung hăng và nguy hiểm nhất mà Trung Quốc có thể làm là bất chấp thẳng thừng phán quyết của tòa The Hague và tiến hành việc bồi đắp bãi cạn Scarborough – một hành động mà Tổng thống Obama đã cảnh cáo Tập Cận Bình trong lần gặp chót.

Xây dựng bãi cạn Scarborough, cách Manila có 150 dặm và nằm rõ rệt trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn. Động thái này ngoài ra đưa quân đội Trung Quốc đến gần căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại vịnh Subic, cách đó vài trăm dặm.

Nếu xúc tiến xây dựng bãi cạn Scarborough, hành vi này sẽ phá bỏ hình ảnh phát triển “hòa bình” mà Trung Quốc rêu rao, và sẽ càng cô lập Bắc Kinh với các nước láng giềng. Hành động này còn có thể buộc Hoa Kỳ phải can thiệp vì lợi ích của chính Hoa Kỳ cũng như bảo vệ dùm cho Philippines vì hải quân Philippines còn yếu.

Hơn nữa, Trung Quốc liên tục khẳng định là họ sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa The Hague và sẽ không ngưng các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, chẳng những thế mà còn cảnh cáo các công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ trong vùng có thể đưa đến “tai họa”.

Khi mà Hoa Kỳ bận rộn với cuộc tranh cử tổng thống nóng bỏng và quân đội Hoa Kỳ trải mỏng trên toàn cầu, và với ý định rõ rệt của Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế để chiếm đoạt kiểm soát con đường giao thương hàng hải tại Biển Đông cho thấy là Trung Quốc càng nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Hoàng Thuyên lược dịch theo Business Insider

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.