Truyền đơn phản đối Formosa xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÀI GÒN (CTM Media) – Để đánh dấu một năm Formosa xả thải làm nhiễm độc môi trường biển miền Trung Việt Nam (6/04/2016 – 6/04/2017), nhiều địa điểm tại Việt Nam đã được dán đầy những poster để cảnh báo cho dân chúng biết thủ phạm gây ra thảm cảnh này của dân tộc.

Các tổ chức Xã Hội Dân Sự (XHDS) độc lập đã mở chiến dịch phát tán truyền đơn trên cả nước, để chia sẻ với nỗi đau của người dân các tỉnh chịu thảm họa đồng thời tạo nhận thức về vấn nạn môi sinh trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Những truyền đơn với nội dung phản đối Formosa, và kêu gọi ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi tới Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế để đòi công lý cho nạn nhân môi trường đã được dán nhiều tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh miền Trung.

Chiến dịch rải truyền đơn của các nhóm xã hội dân sự như để tiếp lửa vào công cuộc đấu tranh vì môi trường biển và vì quyền lợi của những nạn nhân Formosa.

Xin nhắc lại, ngày 6 tháng Tư 2016, trên hơn 250 km bờ biển miền Trung đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt cách bất thường. Sau hàng tháng trời với nhiều cuộc biểu tình đòi minh bạch nguyên nhân cá chết, Formosa Hà Tĩnh đã phải thú nhận chính công ty này xả chất thải trực tiếp xuống biển Vũng Áng.

Sự kiện này đã biến miền Trung vốn đã nghèo khó, ngày càng điêu linh hơn, khi đời sống của người dân ven biển đảo lộn cách nặng nề. Bên cạnh đó, họ còn bị nhà cầm quyền chà đạp lên quyền lợi chính đáng, kể cả khi đi đòi công lý, cũng bị đàn áp dã man.

Giáo phận Vinh, nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa Formosa, đã bằng nhiều cách lên tiếng về hiện trạng khốn cùng của người dân nơi đây, điển hình là vào cuối tháng Ba vừa qua, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Môi Trường giáo phận Vinh đã kêu gọi mọi người ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi tới Liên Hiệp Quốc, các quốc gia dân chủ, và các tổ chức nhân quyền nhằm tố cáo hành động của Formosa ra với thế giới.

Tính đến nay, thỉnh nguyện thư nhanh chóng đạt hơn 112 ngàn chữ ký của các nạn nhân cũng như nhiều người Việt trong và ngoài nước và bạn bè quốc tế chỉ sau hơn ba tuần từ khi phát động.

Ngoài ra, cũng vào ngày 6 tháng Tư, 2017 đã có nhiều cuộc biểu tình và tưởng niệm tập thể trên cả nước, nhất là tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn người tham gia, nhằm lên án tội ác do Formosa gây ra.

Báo chí quốc tế đã đưa tin về những sự kiện này. Thông tấn xã Reuters loan tin về các cuộc biểu tình và đề cập đến việc nhà cầm quyền vẫn chưa chịu chi trả bồi thường, mà còn giam giữ những nhà hoạt động môi trường để dập tắt vụ việc này.

JPEG - 26.6 kb

JPEG - 26.7 kb
Ảnh: Facebook

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?